Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội - 11

KẾT LUẬN


Xuất phát từ tất cả những vấn đề lý luận và từ thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được nghiên cứu trong luận văn này có thể đưa ra một số kết luận chung sau đây.

1. Định tội danh nói chung và định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là những vấn đề đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh của Khoa học Luật hình sự và chính vì vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, thiết tưởng các nhà khoa học luật hình sự nước ta cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ, có hệ thống hơn về vấn đề này để góp phần đưa ra các luận điểm, lý giải đúng đắn, đề xuất các phương án và áp dụng pháp luật hiện nay.

2. Đối với hoạt động lập pháp, các luận điểm và các lý giải đúng đắn và khả thi của khoa học Luật hình sự về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng có vai trò quan trọng ở chỗ - chúng sẽ giúp các nhà làm luật nhận thấy những lỗ hổng của pháp luật hình sự hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc loại trừ các quy phạm đã lỗi thời hoặc thiếu chính xác và không còn phù với những tình huống thường xảy ra thực tế khách quan.

3. Đối với hoạt động lý luận, hoạt động đào tạo trong lĩnh vực tư pháp hình sự, các luận điểm và các lý giải đúng đắn và khả thi của khoa học Luật hình sự về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng có vai trò quan trọng ở chỗ - chúng sẽ giúp cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học, cũng như các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, tư duy lý luận và năng lực nghiên cứu khoa học về những vấn đề hoặc các tri thức liên quan đến việc định tội danh nói riêng và việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung.

4. Đối với hoạt động thực tiễn tư pháp hình sự, các luận điểm và các lý giải đúng đắn và khả thi của khoa học Luật hình sự về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng có vai trò quan trọng ở chỗ

– chúng sẽ góp phần giúp cho các cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án cụ thể hóa chính xác các quy phạm pháp luật pháp luật hình sự trừu tượng vào

đời sống thực tế, từ đó có tiền đề để phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, hỗ trợ cho việc khẳng định tính tối thượng của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân.

Trong những năm gần đây, khi tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng diễn biến rất phức tạp thì việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý, nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn góp phần quan trọng cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đặc biệt là trong hoạt động định tội danh nhằm không để lọt tội phạm đồng thời cũng không làm oan người vô tội. Thực tiễn xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm vừa qua cho thấy, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Do đó, việc định tội danh đúng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc bảo đảm tài sản của Nhà nước, của tập thể và tài sản của công dân cũng như bảo đảm trật tự chung và công bằng xã hội mà còn thiết thực góp phần phòng ngừa tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Trong khuôn khổ nội dung luận văn, với hiểu biết của mình, tác giả luận văn đã phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đánh giá thực tiễn định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016; chỉ rõ những hạn chế trong việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa phương và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong phạm vi của một luận văn cao học, với những nội dung thể hiện trong luận văn, người viết luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào lý luận và thực tiễn định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, nhằm góp phần xây dựng một nền tư pháp Việt Nam thực sự công bằng, dân chủ, văn minh và ngày càng hiện đại./.

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội - 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Nội chính Trung ương (1998), Công văn số 170/CT ngày 04/7/1998 báo cáo Bộ Chính trị về việc tìm kiếm và thực thi các giải pháp chống hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế, chống oan, sai và bảo vệ các hoạt động kinh doanh của người dân, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2003), Chỉ thị số 53/CH-TW ngày 21/3/2003 khẳng định quyết tâm chống oan, sai trong hoạt động tố tụng, nâng cao chất lượng công tác tư pháp, tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, của công dân, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Lê Cảm (1999), “Định tội danh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3, 4, 5, 8, 11).

7. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh - Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Chí (1997), “Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2).

9. Ngọc Chí (1997), “Một số vấn đề đồng phạm trong các tội xâm phạm sở hữu”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6).

10. Nguyễn Ngọc Chí (1997), “Vấn đề định tội danh trong các tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8).

11. Nguyễn Ngọc Chí (2000), "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu", Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

12. Công an thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác từ năm 2012-2016.

13. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con

người năm 1948.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đoan (2009), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, tr.125, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa.

17. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/03/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279, và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.

18. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

19. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

24. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014, Hà Nội.

25. Quốc hội quốc dân Pháp (1789), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 16/TTg ngày 31/3/1998 Tìm kiếm và thực thi các giải pháp chống hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế, chống oan, sai và bảo vệ các hoạt động kinh doanh của người dân, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 đến 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2013 đến năm 2017.

28. Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao (2015), Tham luận “Xây dựng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền của Tòa án trong việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ”, Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm, Hà Nội.

29. Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV

30. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 1, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 2, Hà Nội.

32. Toà án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279, 289 của Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội

33. Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội.

34. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Đỗ Ngọc Quang, Hà Nội 2012“Bình luận Bộ luật hình sự phần các tội phạm”,

Hà Nội.

37. Đào Trí Úc (2001), “Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

38. Võ Khánh Vinh chủ biên (2015) “Giáo trình luật hình sự phần các tội phạm - Dành cho hệ sau đại học”, Hà Nội 2015;

39. Võ Khánh Vinh (2003), “Thay đổi định tội danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).

40. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội – Hà Nội.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí