Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

-----------------------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Nguyên Dung Lớp : Anh 3

Khoá : K41A - KTNT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đình Thọ


Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam - 1

Hà Nội, tháng 11 năm 2006


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Khi thị trường chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động ngày 20 tháng 7 năm 2000 thì đã có một nghề mới được xuất hiện, đó là nghề môi giới chứng khoán. Có thể nói một trong những đặc trưng của TTCK là hoạt động theo nguyên tắc trung gian, theo nguyên tắc này các giao dịch trên TTCK bắt buộc phải được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán và nhân viên môi giới. Môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động nghiệp vụ đặc trưng và cơ bản trong thị trường chứng khoán. Khác với nghề môi giới trong các lĩnh vực khác, môi giới chứng khoán là một loại hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề cao, đòi hỏi phải có kỹ năng, nghiệp vụ, đạo đức, đồng thời đòi hỏi một môi trường hỗ trợ tương đối phức tạp.

Cùng với sự ra đời cách đây chưa lâu của TTCK Việt Nam, nghề môi giới chứng khoán cũng đã hình thành và đang trên đà phát triển. Đây là kết quả của nỗ lực nhằm rút ngắn khoảng thời gian cần thiết để tạo lập kênh huy động vốn trung và dài hạn cho công cuộc tăng trưởng kinh tế đất nước. Thị trường tài chính phát triển ở trình độ cao là tiền đề để nghề môi giới chứng khoán có thể đảm nhận tốt chức năng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính. Tuy nhiên, khi trường thị trường tài chính còn phát triển ở mức độ thấp, sự xuất hiện và phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán sẽ có tác động ngược lại, trở thành một nhân tố thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Chính vì thế, nghề môi giới chứng khoán cần được nhận thức một cách đầy đủ từ mọi khía cạnh pháp lý, đạo đức, cá nhân và cộng đồng, tích cực và tiêu cực… để từ đó có thể hoạch định một chương trình xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán như một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển tổng thể ngành chứng khoán.


Trên cơ sở nghiên cứu nghề môi giới chứng khoán cũng như phân tích thực trạng nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam, đề tài “Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn, nhằm góp phần củng cố và thúc đẩy nghề môi giới chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung phát triển ổn định hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận:

- Làm rõ bản chất của nghề môi giới chứng khoán qua việc phân tích chức năng, bản chất, đặc trưng và các loại môi giới chứng khoán cũng như mâu thuẫn nội tại của nó trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó phân tích vai trò của nghề môi giới chứng khoán trong nền kinh tế nói chung và trên thị trường chứng khoán nói riêng.

- Xem xét cơ cấu tổ chức và vận hành của các công ty môi giới chứng khoán; các kỹ năng cần thiết của người môi giới chứng khoán và những chuẩn mực nghề nghiệp của họ với tư cách là những cá nhân hành nghề, đặt trong xu hướng phát triển của thế giới hiện đại.

- Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nghề môi giới chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động.

- Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Khoá luận nghiên cứu nghề môi giới chứng khoán nói chung, đồng thời nghiên cứu thực trạng nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam nhằm tìm ra một hướng phát triển cho nghề môi giới chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh để rút ra được các đánh giá, nhận xét tổng quát và đưa ra các nhận định, kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán Việt Nam.

5. Bố cục khoá luận:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được bố cục thành ba chương:

Chương 1. Tổng quan về nghề môi giới chứng khoán

Chương 2.Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Chương 3. Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán

Việt Nam

Do những hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Những khuyến nghị đưa ra chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa đáp ứng được yêu cầu của người đọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN‌‌


I. VÀI NÉT VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

1. Khái quát về thị trường chứng khoán

1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán

1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán

Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển như hiện nay, TTCK đã trở thành một yếu tố căn bản, không thể thiếu được của một nền kinh tế hiện đại. TTCK đã và đang trở thành một định chế tài chính quan trọng nhất đối với những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Về định nghĩa TTCK thì từ trước tới nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TTCK.

Theo tiếng Latin, TTCK có nghĩa là BURSA hay còn gọi là “sở giao dịch chứng khoán”, nghĩa đen là ví đựng tiền, là một tổ chức hoạt động có điều khiển. Theo chữ Hán, TTCK là giao dịch sở, sở có nghĩa là nơi chốn, còn giao dịch có nghĩa là mua bán, đổi chác.

Từ điển Longman Dictionary of Business English, năm 1985, định nghĩa TTCK như sau: “An organized market where securites are bought and sold under fixed rules1”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “TTCK là một thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua và bán theo những nguyên tắc nhất định”. Cũng theo The America Heritage Dictionary of the English Languahe, Dell, 1971, trong tiếng Anh, thì

securites có nghĩa là written evidence of ownership, có nghĩa tiếng Việt là “chứng từ sở hữu bằng văn bản”2

Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày thì TTCK đã thoát ly định nghĩa ban đầu và có thêm nhiều nội dung mới. “TTCK là một thị trường mà ở


1 Longman Dictionary os Business English, 1985

2 The American Heritage Dictionary of the English Language, Dell, 1971, T.633


nơi đó người ta mua bán chuyển nhượng, trao đối chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời”3.

Nghị định 48/CP – NĐ ngày 11/7/1998, khoản 19 điều 2, quy định: “ Thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các CK được mua bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán”4

1.1.2 Chức năng chủ yếu của TTCK

TTCK có các chức năng chủ yếu sau:

Thứ nhất, TTCK là một kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán của các tổ chức phát hành, điều đó có nghĩa là số tiền nhàn rỗi của họ được huy động và sử dụng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh dịch vụ, điều này giúp phần quan trọng trong việc phát triển đầu tư cho cở sở hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất kinh tế xã hội góp phần phát triển nền kinh tế.

Thứ hai, TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng thông qua TTCK, các nhà đầu tư có thể lựa chọn một loại hình chứng khoán phù hợp để đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và thu lợi nhuận.

Thứ ba, TTCK tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển cổ phiếu họ đang sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán một cách dễ dàng. TTCK càng hoạt động hiệu quả càng nâng cao được tính thanh khoản của các loại chứng khoán và thu hút càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.

Thứ tư, TTCK là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác trên TTCK. Điều này tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh




3 GS. NGƯT Đinh Xuân Trình và PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, “Giáo trình thị trường chứng khoán” của Trường ĐH Ngoại Thương, NXB Giáo Dục, T.8


4 Nghị định số 48/ 1998/ NĐ - CP ngày 11/ 7/ 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán


nghiệp, là động lực cho doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp vì vậy phải luôn nỗ lực, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ năm, TTCK giúp cho chính phủ thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rằng TTCK với tính nhạy cảm vốn có, thì những động thái trên TTCK phản ánh các biến động của nền kinh tế, qua đó chính phủ có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và hợp lý. Thông qua TTCK thì chính phủ có thể mua bán các loại trái phiếu, điều chỉnh cán cân ngân sách, điều tiết lượng cung tiền và quản lý lạm phát.

1.2 Các chủ thể tham gia TTCK

1.2.1 Nhà phát hành


Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành và bán các CK trên thị trường sơ cấp, như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư… “Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng”.5 Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán - hàng hoá của TTCK. Nhà phát hành chứng khoán có thể là chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các công ty cổ phần. Trong đó nhà phát hành ở Việt Nam chủ yếu là chính phủ và các công ty cổ phần.

Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.

1.2.2 Nhà đầu tư

Đầu tư chứng khoán chỉ là việc bỏ vốn, tiền tệ ra mua chứng khoán để kiếm lời, việc kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là do thu nhập



5 Luật chứng khoán 22 tháng 6 năm 2006, điểu6 khoản 13


từ cổ tức, trái tức, nhưng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại.

Nhà đầu tư chứng khoán là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách thực sự mua các CK đang được phát hành trên TTCK nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Có thể chia nhà đầu tư chứng khoán thành hai loại đó là:

Nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân chính là công chúng, là khối lượng công chúng đông đảo có thể cung cấp một lượng tiền tệ rất lớn, từ những nguồn thu nhập thường xuyên của mình. Đầu tư từ công chúng là một nguồn cung cấp rất quan trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia.

Các tổ chức đầu tư: các quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ cứu trợ…Đây là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính dồi dào, có kinh nghiệm và có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Ở Việt Nam, “nhà đầu tư là tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCk”6

1.2.3 Các trung gian chứng khoán


Trung gian là đưa đường dẫn lối để hai bên có thể gặp nhau. Nhà trung gian chứng khoán có thể với tư cách là: nhà trung gian cá nhân hay các tổ chức trung gian (pháp nhân) như các công ty chứng khoán.

Vai trò chủ yếu của nhà trung gian chứng khoán là: kinh doanh, môi giới và bảo lãnh chứng khoán. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ sự thực hiện tốt vai trò của các trung gian chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh



6 Luật chứng khoán ngày 22 rháng 6 năm 2006, điều 6 khoản 10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022