Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - 2


giới hành chính hiện nay đã làm “đứt mạch” Các dòng giao lưu hoạt động văn hóa Chăm vốn có trên giải đất Ninh Thuận – Bình Thuận trước đây là lãnh địa có tên “Panduranga” của các vương triều Chăm Pa, là cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hóa Chăm đặc sắc của vùng DHCNTB. Từ đó tác giả ngoài việc đề xuất các tour DLST chung, đã đề xuất tổ chức xây dựng các tour DLST chuyên đề mới đặc thù, phù hợp với thực tiễn (trong mỗi tour đều được nêu rõ chi tiết về kết nối địa điểm, cách thức tổ chức khai thác theo các loại hình DLST đặc thù, thời gian phù hợp để tổ chức,…) đó là:

+ Chủ đề du lịch văn hoá bản địa:

Con đường di sản văn hoá Chăm miền Panduranga-2 tỉnh một điểm đến”.

+ Chủ đề thiên nhiên biển:

“Du lịch về với thiên đường mây trắng- biển xanh–nắng vàng-cát đỏ”

+ Chủ đề thiên nhiên hoang dã:

“Du lịch lên rừng xuống biển khám phá các VQG và KBTTN vùng DHCNTB”

8/ Kết cấu Luận án:

Luận án được xây dựng có 161 trang với 24 bảng, 31 sơ đồ, biểu đồ và 4 bản đồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án kết cấu gồm 3 chương :

- Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển du lịch sinh thái: nêu bật những khái niệm tổng quan trọng và ngoài nước về DLST, các nguyên tắc, mục tiêu và điều kiện để phát triển DLST nói chung và biển đảo nói riêng, phần bổ sung lý luận DLST của tác giả, những khái niệm về sản phẩm du lịch và DLST, khái niệm về tài nguyên DLST, những kinh nghiệm của các nước Asean về phát triển DLST làm bài học thực tiễn cho Việt Nam và vùng DHCNTB.

- Chương 2: Thực trạng phát triển du lich sinh thái ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ: phân tích hiện trạng các hoạt động du lịch và DLST đang diễn ra tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận trong thời kỳ 1995-2010, phân tích đánh giá về tài nguyên DLST, dựa vào tài liệu khảo sát của tác giả đã tiến hành để đi sâu phân tích đặc điểm và hành vi của khách DLST đến vùng DHCNTB, phần cuối tác giả


đi sâu phân tích những thành công cũng như những thất bại của thực trạng nêu trên đồng thời đúc kết các nội dung qua phân tích SWOT cho toàn vùng.

- Chương 3: Định hướng chiến lược và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: nội dung chính đề cập đến những quan điểm phát triển DL và DLST của cả nước, của vùng và của 2 Tỉnh, các quan điểm - định hướng-mục tiêu phát triển của tác giả, các cơ sở kinh tế-xã hội cho việc đề xuất các giải pháp. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế du lịch của vùng, cuối cùng là các nhóm giải pháp đồng bộ cho chiến lược phát triển gắn với khung kế hoạch hành động cụ thể của vùng về phát triển DLST cho từng thời kỳ.



Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Khái niệm về du lịch bền vững và du lịch sinh thái:

Trong thập kỷ qua, ngành du lịch đạt được những thành tựu to lớn, tăng trưởng khoảng 25%. Hiện tại du lịch chiếm 10% hoạt động kinh tế thế giới, du lịch đã góp phần trong việc tạo ra thu nhập, nguồn ngoại tệ và việc làm, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều nước [88, 23].

Bên cạnh mặt tích cực đạt được, du lịch đại chúng cũng tạo ra những thách thức và rủi ro to lớn, nếu không được kiểm soát và định hướng phát triển theo lộ trình bền vững và khoa học thì hậu quả mang đến sẽ không lường được.

Phát triển du lịch bền vững (DLBV) là xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay. Vì phát triển DLBV được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của ba yếu tố tương tác lớn là tự nhiên, kinh tế và môi trường.

1.1.1 Khái niệm về du lịch bền vững:

Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẫm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”[11,25].

1.1.2 Khái niệm DLST:

DLST được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường thiên nhiên. Các khái niệm phổ biến về DLST mà các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra và được đa số các diễn đàn quốc tế về DLST thừa nhận như:

Ban đầu, có một khái niệm DLST tương đối đầy đủ bao hàm cả du lịch thiên nhiên lẫn du lịch văn hóa, do nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô Hector Ceballos- Lascurain đưa ra: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan vớí ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [23,33]


Năm 1993 Allen đưa ra một định nghĩa đề cập sâu sát đến lĩnh vực họat động trách nhiệm của du khách, đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [23,10]

Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau:

“Du lịch sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương[10,31]

Sơ đồ 1 1 Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST 2

Sơ đồ 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009)

1.1.3 Một số định nghĩa về DLST ở Việt Nam:

Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [27,23]

Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương tự về DLST:

“ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [25, 35]


Sơ đồ 1 2 DLST là một khái niệm của phát triển bền vững UNWTO 2009 Hay một 3

Sơ đồ 1.2: DLST là một khái niệm của phát triển bền vững (UNWTO, 2009)

Hay một dạng mở rộng khác của DLST về văn hóa bản địa: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhắm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [10,20]

“DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn

[10,21]

“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [23,25]

Nhìn chung các khái niệm về DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện.

1.1.4 Một số đề xuất bổ sung của tác giả luận án về lý luận DLST:

+ Về khái niệm DLST chung:

“DLST là dạng du lịch thay thế tích cực (alternative) của du lịch đại chúng (mass tourism), đây là loại hình du lịch chú trọng đến việc phát triển tình cảm và trách


nhiệm của người tham gia đối với vẻ đẹp thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa bản địa. Gắn hoạt động với giáo dục môi trường tự nhiên-xã hội để nâng cao hiểu biết cho du khách về thiên nhiên-sinh thái, về các giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống của điểm đến. Từ đó đề cao trách nhiệm của người tham gia và góp phần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên - tài nguyên nhân văn và lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững”[11,10].

+ Bổ sung của tác giả về khái niệm DLST liên quan đến vùng DHCNTB:

*Khái niệm DLST biển-đảo: là một loại hình DLST cụ thể, dựa vào môi trường biển, bờ và hải đảo, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân đang sinh sống ở vùng duyên hải và hải đảo. DLST biển- đảo chú trọng đề cao sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vữn, tạo điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng.

DLST biển-đảo có thể chia làm 3 khu vực không gian hoạt động cơ bản: khu vực bờ và mép nước; khu vực mặt nước và hải đảo; khu vực dưới mặt nước và đáy biển.

Khu vực bờ và mép nước: phân bố không gian từ mép nước trở vào là nơi thiết lập các cơ sở hạ tầng dịch vụ cho toàn hoạt động DLST biển-đảo (xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, resort, khách sạn, các băng rừng cây xanh tạo sinh cảnh và chắn gió cát, đường sá, bến cảng, nhà hang,…). Các loại hình khai thác tổng hợp bao gồm: du lịch khám phá đồi cát di động và rừng Savan, tham gia nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động thể thao biển và giải trí trên bờ, kết hợp tham gia các loại hình DLST văn hóa với cộng đồng ngư dân sống ven biển (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ tế tại các vạn chài, homestay ở các làng chài ven biển và các làng chài nông ngư kết hợp…)

Khu vực mặt nước và hải đảo: đây là vùng có không gian địa lý rộng lớn, toàn bộ mặt biển và các hải đảo. Đối với khu vực mặt nước có thể tổ chức khai thác các loại hình: thưởng ngoạn, câu cá bằng du thuyền; tham gia đánh bắt hải đặc sản trên biển cùng với ngư dân, đua thuyền vượt đại dương, các môn thể thao


mạo hiểm trên biển,.. Đối với các hải đảo, đặc biệt với những đảo lớn có cư dân hình thành lâu đời với các làng cá, vạn chài thì khai thác các loại hình DLST tự nhiên và văn hóa như ở đất liền. Đối với các đảo hoang, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và đẹp có thể tổ chức tham quan cảnh đẹp, khám phá, cắm trại, câu cá, lặn biển, du lịch mạo hiểm,..

Khu vực dưới mặt nước và đáy biển: để có thể tiếp cận đối tượng, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng, hiện nay chỉ mới khai thác có mức độ, các loại hình khai thác phổ biến gồm: lặn khảo sát khám phá, nghiên cứu khoa học, xem săn bắt hải sản ở các rạn đá san hô, hang động biển, lặn khám phá các quần thể san hô, cá,..

+ Những nét mới theo nhận định của tác giả:

- Dựa trên chu trình biện chứng phát triển: nêu rõ khái niệm DLST là loại hình du lịch thay thế với yếu tố tích cực hơn du lịch đại chúng đang bộc lộ nhiều mâu thuẩn trong việc khai thác-phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

- Mở rộng đối tượng tham gia trong hoạt động DLST không những chỉ những du khách mà còn đề cập đến những người tham gia tổ chức hoạt động du lịch sinh thái (sketholders)

- Nêu rõ những du khách DLST là những người thực sự có tình cảm và trách nhiệm với môi trường thiên nhiên, và họ có tình cảm thực đối với vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tích cực đề cao giá trị của văn hóa bản địa.

- Khẳng định tính bền vững không những về mặt bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn bảo tồn và phát triển một cách bền vững những giá trị văn hóa bản địa, cân bằng về nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

- Tác giả đã tổng hợp đưa ra khái niệm DLST đặc thù cho vùng biển và các hải đảo với sự phân tích và tổ chức phân bổ hoạt động DLST cụ thể, theo trình tự có hệ thống không gian địa lý liên quan: Du lịch sinh thái biển-đảo.

1.1.5 Tổ chức lãnh thổ DL- DLST:

Khái niệm: tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung là sự phân vùng quy hoạch không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng,


cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương [22,45]

Tổ chức lãnh thổ DLST là môt bộ phận không thể tách rời của du lịch, trong DLST việc tổ chức phân vùng tổ chức lãnh thổ được tổ chức chuyên môn hóa và chú trọng nhiều hơn đến đặc điểm phân bố các tài nguyên DLST, đến lợi ích thụ hưởng của cộng đồng, đến sự bảo tồn và phát triển tài nguyên này để đạt mục tiêu phát triển DLBV.

1.2 Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:

1.2.1 Những nguyên tắc của DLST bền vững:

Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:

- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.

- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.

- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.

- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.

Từ đó DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản sau đây:

a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST .

b. Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.

c. Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

d. Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào phúc lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023