Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-----o0o-----



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THÔNG QUA MARKETING 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THÔNG QUA MARKETING ĐỊA PHƯƠNG


Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp

Khóa

: PGS, TS. Nguyễn Thanh Bình

: Phạm Thị Kim Phượng

: Anh 14

: 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Hà Nội, tháng 05 năm 2010

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING QUỐC GIA VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 5

1.1. Khái quát về marketing quốc gia 5

1.1.1. Định nghĩa Marketing quốc gia 5

1.1.2. Đặc điểm của Marketing quốc gia 6

1.1.3. Chủ thể của marketing quốc gia 7

1.1.3.1. Các nhà chc trách và qun lý Nhà nước 8

1.1.3.2. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 9

1.1.3.3. Cộng đồng dân cư 11

1.2. Các chiến lược marketing quốc gia và vai trò của marketing quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa 13

1.2.1. Các chiến lược marketing quốc gia 13

1.2.1.1. Marketing hình tượng 13

1.2.1.2. Marketing các điểm hấp dẫn 19

1.2.1.3. Marketing cơ sở hạ tầng 21

1.2.1.4. Marketing con người 22

1.2.2. Vai trò của marketing quốc gia trong đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa 26

1.3. Hoạch định chiến lược marketing quốc gia 27

1.3.1. Xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển 28

1.3.2. Nhận diện địa phương 28

1.3.3. Thẩm định địa phương 29

1.3.4. Xây dựng chiến lược marketing quốc gia 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2006 ĐẾN 2010 33

2.1. Chiến lược marketing quốc gia trong trong giai đoạn 2006- 2010 33

2.1.1. Tầm nhìn, mục tiêu phát triển 33

2.1.2. Nhận diện địa phương 35

2.1.3. Thẩm định địa phương 39

2.1.4. Xây dựng chiến lược marketing quốc gia 42

2.2. Hoạt động marketing quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua 45

2.2.1. Hoạt động marketing hình tượng 45

2.2.2. Hoạt động marketing các điểm hấp dẫn 48

2.2.3. Hoạt động marketing cơ sở hạ tầng 50

2.2.4. Hoạt động marketing con người 50

2.3. Hoạt động marketing quốc gia trong một số ngành xuất khẩu chủ yếu của nước ta 52

2.3.1. Hàng nguyên liệu xuất khẩu 52

2.3.2. Hàng sơ chế xuất khẩu 55

2.3.3. Hàng gia công xuất khẩu 59

2.3.4. Hàng chất lượng cao, hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao 62

2.4. Đánh giá chung 64

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 67

3.1. Kinh nghiệm một số nước trong việc áp dụng marketing quốc gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa- Bài học cho Việt Nam 67

3.1.1. Nhật Bản 67

3.1.2. Thái Lan 69

3.1.3. Trung Quốc 72

3.1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 75

3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2010 – 2015. 79

3.2.1. Tầm nhìn, mục tiêu phát triển 79

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát 79

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể 79

3.2.2. Chiến lược marketing quốc gia cho giai đoạn tới 80

3.2.2.1. Chiến lược xây dựng quốc gia 81

3.2.2.2. Chiến lược quảng bá quốc gia 86

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing quốc gia cho lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 90

3.3.1. Mục tiêu 86

3.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chiến lược marketing quốc gia cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta 91

3.3.2.1. Nhà nước, cộng đồng kinh doanh và người dân cùng hợp tác với nhau trong việc xây dựng chiến lược marketing địa phương nhằm tăng cường cơ hội xuất khẩu. 91

3.3.2.2. Kết hợp marketing địa phương thu hút xuất khẩu với thu hút đầu tư, du lịch và dân cư 92

3.3.2.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm. 92

3.3.2.4. Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng 93

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Sơ đồ 1: Năng lực của quốc gia 31

Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 – 2009 56

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2009 60

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam 63

Sơ đồ 5: Kết cấu cụm ngành may mặc ở Quảng Đông – Trung Quốc 73

LỜI NÓI ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài


Sau gần 25 năm mở cửa thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới chỉ đạt trên 14,3 tỷ USD thì đến năm 2008 con số này đã lên tới 63 tỷ USD, tăng gấp hơn 4 lần. Phillip Kotler đã từng nói: “ Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương.” Hơn bao giờ hết, việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như xây dựng cho Việt Nam một thương hiệu vững mạnh có tác dụng không chỉ trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, thu hút đầu tư trong và ngoài nước mà hơn nữa còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển bền vững.

Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, bởi không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty, các tập đoàn lớn của nước ngoài. Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trước đây đã khó thì giờ lại càng khó hơn. Doanh nghiệp có thể mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và có thể là mãi mãi mù mịt trong bóng tối mà vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu cho mình. Như vậy, để các doanh nghiệp tự mình làm công việc xây dựng thương hiệu sẽ là rất khó khăn và manh mún. Xây dựng thương hiệu địa phương sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí mà còn có thể mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp trong địa phương đó cùng một lúc, đem lại hiệu ứng tích cực cho cả một phạm vi rộng

lớn. Một điều nữa đó là khi thương hiệu địa phương được hình thành thì vấn đề các nhà đầu tư, kinh doanh muốn tìm kiếm thông tin về địa phương cũng trở nên dễ dàng và an tâm hơn. Cũng từ đó mà hoạt động xuất khẩu sản phẩm của địa phương sẽ phát triển do niềm tin với thương hiệu của địa phương đã được hình thành vững chắc rồi.

Xuất phát từ ý nghĩa trên, tác giả đã chọn đề tài : “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương” làm đề tài nghiên cứu cho mình.

2. Mục đích nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản về marketing địa phương. Trên cơ sở đó sẽ phân tích và đánh giá hoạt động marketing địa phương của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nói chung rồi sau đó đi vào một số ngành hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta thời gian qua. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing địa phương và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing địa phương trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động marketing địa phương trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, luận văn chỉ nghiên cứu sâu một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta mà tác giả cho là tiêu biểu. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng thành công chiến lược marketing địa phương trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một số nước châu Á, bài luận văn này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing địa phương và nâng cao hiệu quả của nó trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn tới, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hoạt động marketing địa phương; đề xuất giải pháp và định hướng chiến lược marketing địa phương cho Việt Nam chỉ giới hạn liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Địa phương ở đây được hiểu là quốc gia hay vùng lãnh thổ. Do vậy, trong bài luận văn này khái niệm “marketing địa phương” được hiểu là “marketing quốc gia”. Số liệu thống kê về thực trạng xuất khẩu của nước ta trong một số ngành chủ yếu cập nhật đến hết năm 2009.

4. Phương pháp nghiên cứu


Dựa trên tiền đề những lý luận chung về marketing địa phương và các kết quả điều tra hoạt động marketing địa phương trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tác giả đã sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp suy diễn quy nạp, đã kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư duy trừu tượng đến thực thể khách quan để tiếp cận và xử lý vấn đề nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài nêu trên.

5. Bố cục


Đề tài được thiết kế gồm có Lời nói đầu và Kết luận cùng với 3 chương sau:


Chương 1: Tổng quan về marketing quốc gia và vai trò của marketing quốc gia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2010.

Chương 3: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia đối với việc phát triển xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí