Nhà Thầu Nước Ngoài Trúng Thầu Thực Hiện Gói Thầu Tại Việt Nam Phải Tuân Theo Quy Định Của Chính Phủ Việt Nam Về Quản Lý Nhà Thầu Nước Ngoài.”

cho mỗi nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng như yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá hoặc về thương hiệu cụ thêt nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu. Bên mời thầu không được phân biệt đối xử giữa những người dự thầu hợp lệ trong việc xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.

Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai:

Bên mời thầu phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu, tài liệu liên quan đến gói thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, giá cả và điều kiện hợp đồng (kể cả những sửa đổi, bổ sung nếu có) cho các nhà thầu. Danh mục cụ thể các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu cũng cần nói rõ để bên dự thầu chuẩn bị đáp ứng. Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế đấu thầu do tổ chức có thẩm quyền ban hành. Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời tới dự mở thầu. Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu cũng phải được công bố công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu.

Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu:

Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu nhằm mục đích trở thành người cung cấp hàng háo dịch vụ cho bên mời thầu mà việc bảo mật thông tin đấu thầu phải được coi là một nguyên tắc không thể xâm phạm. Theo nguyên tắc này, bên mời thầu phải thông bảo mật hồ sơ dự thầu đồng thời, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu.

Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng:

Các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn

xét thầu phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và trong quá trình xét thầu bên mời thầu không được tự ý thay đổi.

Nguyên tắc bảo đảm dự thầu:

Trong quá trình đấu thầu vì một lí do nào đó mà các nhà thầu có thể gây cản trở cho quá trình đấu thầu như: Rút lại hồ sơ dự thầu, khi trúng thầu không thực hiện hợp đồng…Do đó phải có nguyên tắc bảo đảm dự thầu. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, kí quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Các bên dự thầu đều phải thực hiện việc bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu để bảo đảm tư cách, năng lực của bên dự thầu trong những trường hợp cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hệ thống nguyên tắc trên đảm bảo cho nội dung quy định của pháp luật về đấu thầu xây lắp nói chung và đấu thầu xây lắp quốc tế nói riêng được thực hiện thông suốt và mục đích hoạt động đấu thầu được đảm bảo.

Như đã phân tích tại phần 1.2.1, quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu Quốc tế chỉ thực sự rõ trong Quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo NĐ 88/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 của Chính phủ).

Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế - 4

Theo điều 10, quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo NĐ 88/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 của Chính phủ) quy định:

" Chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau:

- Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có qui định trong điều ước là phải tổ chức đấu thầu quốc tế.”

Như vậy đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nước thông thường phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Chủ thể tài trợ, cho vay vốn đối với dự án luôn muốn nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, có sinh lời do đó họ

thường quy định phải tổ chức đấu thầu quốc tế, nếu không thực hiện theo yêu cầu của họ thì vốn không được cung cấp cho chủ đầu tư. Trong trường hợp với những dự án không có nguồn vốn ngoài nước nhưng do nhà thầu trong nước không đủ năng lực nhận thầu thì buộc phải tổ chức đấu thầu quốc tế nhằm có thể chọn được nhà thầu nước ngoài có khả năng đảm nhận được dự án.

Thông qua quy định trên ta thấy Quy chế đấu thầu đã có sự ưu đãi cho nhà thầu trong nước. Chỉ khi mà nhà thầu trong nước không thể thực hiện được thì mới có sự xuất hiện của nhà thầu nước ngoài. Hơn nữa trong Điều 10 cũng qui định: “nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hoặc phải liên doanh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên phạm vi công việc, khối lượng và đơn giá tương ứng.” Nhà thầu nước ngoài tham gia thị trường xây dựng của Việt Nam buộc phải liên doanh hoặc phải sử dụng thầu phụ Việt Nam. Nhà thầu Việt Nam luôn có mặt trong các dự án ngay cả khi không trúng thầu. Tuy nhiên sự có mặt của nhà thầu Việt Nam chỉ là “phụ”, thầu chính vẫn là nhà thầu nước ngoài. Có thể nói chính sách của nhà nước ta ưu đãi nhà thầu trong nước rất nhiều, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước vươn lên làm chủ thị trường xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do năng lực còn hạn chế nên đến nay số lượng nhà thầu Việt Nam (các nhà thầu là các doanh nghiệp nhà nước) trúng thầu là không lớn, nếu có chỉ là các gói thầu có giá trị không lớn.

Có thể nói, có 2 điều kiện để tổ chức đấu thầu quốc tế, dự án chỉ được tổ chức khi một trong hai điều kiện đó xảy ra. Trong điều kiện thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay, nhà thầu trong nước năng lực hạn chế, nguồn vốn sử dụng cho dự án thường được tài trợ hoặc vay từ nước ngoài do đó các dự án xây dựng thường tổ chức đấu thầu quốc tế là một điều tất nhiên.

Luật đấu thầu ngày 29/11/2005 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Đấu thầu 2009 quy định về vấn đề này rõ hơn. Quy định tại Điều 13. Đấu thầu quốc tế

“1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế;…

c) Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.

2. Trường hợp khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (nếu có) đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà thầu đó sẽ bị loại.

3. Nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện gói thầu tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà thầu nước ngoài.”

Pháp luật về đấu thầu quy định chung về các trường hợp đấu thầu Quốc tế và việc đấu thầu xây lắp quốc tế trong được áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Việt Nam đồng thời phải được tổ chức đấu thầu, thực hiện tại Việt Nam. Đó là các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển bao gồm các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đầu tư xây dựng.

Chủ thể tham gia đấu thầu xây lắp quốc tế là nhà thầu xây dựng trong nước và nhà thầu xây dựng nước ngoài.

Phương thức, hình thức, điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp quốc tế

Đấu thầu xây lắp quốc tế chỉ áp dụng hai phương thức là: đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.

Hình thức đấu thầu xây lắp. Cũng theo quy định của Luật đấu thầu 2005 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Đấu thầu 2009, đấu thầu nói chung bao gồm 7 hình thức:

Đấu thầu rộng rãi;

Đấu thầu hạn chế;

Chỉ định thầu;

Mua sắm trực tiếp;

Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá;

Tự thực hiện;

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn gốc xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp quốc tế. Trước tiên phải khẳng định rằng các dự án xây lắp thực hiện đấu thầu quốc tế phải thuộc các trường hợp tiến hành đấu thầu xây lắp quốc tế quy định tại Điều 13 Luật Đấu thầu. Đồng thời để tham gia đấu thầu bên mời thầu và bên dự thầu phải có những điều kiện sau:

- Đối với Bên mời thầu. Khi tham gia đấu thầu trực tiếp, cá nhân

tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện theo (Điều 9 khoản 1 Luật đấu thầu 2005):

Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

Có kiến thức về quản lý dự án;

Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý;

Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đôí với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.

- Đối với Bên dự thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện:

Có tư cách hợp lệ:

Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện theo Điều 7 Luật đấu thầu 2005:

٧ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng kí kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng kí hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;

٧ Hạch toán kinh tế độc lập;

٧ Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện theo Điều 8 Luật đấu thầu 2005:

٧ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

٧ Đăng kí hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

٧ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là liên danh. Trường hợp liên dự danh phải có văn bản thoả thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên với công việc thuộc gói thầu.

Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu;

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Trình tự đấu thầu xây lắp quốc tế

Việc tổ chức đấu thầu xây lắp quốc tế được diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu (Điều 32 Luật đấu thầu 2005):

- Sơ tuyển nhà thầu

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về điều kiện năng lực đối với từng loại, cấp công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm

+ Lập hồ sơ mời sơ tuyển

+ Thông báo mời sơ tuyển;

+ Tiếp nhận và quản lí hồ sơ dự sơ tuyển;

+ Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;

+ Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển;

+ Thông báo kết quả sơ tuyển;

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính, tiêu chuẩn về kinh nghiệm.

- Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu do Bên mời thầu lập theo mẫu do Chính phủ quy định

Căn cứ lập hồ sơ mời thầu đây (Nghị định 85/2009/NĐ-CP):

+ Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

+ Tài liệu về thiết kế kèm theo tổng dự toán, dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);

+ Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

+ Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác có liên quan.

- Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau đây (Nghị định 85/2009/NĐ-CP):

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định tại các thông tin về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển;

Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ "hoặc tương đương" sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Đối với hàng hoá đặc thù, phức tạp, cần yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất;

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí