Khảo sát đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các năm gần đây nhất.
Các dự án phát triển DLST trước khi xây phải được đánh giá tác động môi trường, thống nhất các quan điểm vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được các lợi ích môi trường và lợi ích cộng đồng địa phương.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thông tin du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên bằng nhiều hình thức: các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị du lịch, tổ chức cuộc thi có tính chất quốc tế tại các địa điểm du lịch đẹp của tỉnh…
Tại các vùng thuộc khu BTTN thì chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã phải có các chính sách và đãi ngộ cho cộng đồng dân cư sống trong khu vực này bằng cách hỗ trợ vốn, tạo việc làm, khích khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động DLST và gia tăng ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
Kêu gọi và thu hút nguồn lao động trẻ được đào tạo và có chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn về du lịch về làm việc trong các khu DL, khu DLST tại tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 7
- Phân Tích Yếu Tố Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Sinh Thái Tại Tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 9
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô An, 2009, Giáo trình du lịch sinh thái.
2. Lê Huy Bá, 2007, Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vũ Thế Bình, 2008, Non nước Việt Nam, Tổng cục du lịch.
4. Lê Minh Đức, Những vấn đề phát triển bền vững và định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư.
5. Đỗ Xuân Hồng, 2009, Khảo sát hiện trạng và đề xuất quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, luận văn tốt nghiệp đại học, khoa quản lý môi trường, đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Quốc Lộc, Vũ Thị Việt, 1990, Các dân tộc thiểu số ở Phú Yên, Sở Văn hóa thông tin Phú Yên.
7. Chế Đình Lý, 2006, Giáo trình du lịch sinh thái.
8. Lê Hồng Lý, Ngô Văn Doanh, Ngô Văn Lệ và các tác giả khác, 2003, Địa chí Phú Yên, NXB Chính trị quốc gia.
9. Phú Yên Thế và lực mới trong thế kỷ XXI (Phu Yen New Image in Century XXI), 2005, NXB Chính trị quốc gia.
10. Sở Văn Hóa Thể Thao & Du lịch tỉnh Phú Yên, 2010, Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch tỉnh Phú Yên từ năm 2005 – 2009.
11. Website: http://phuyen.gov.vn, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.
12. Website: http://www.phuyentourism.gov.vn, Trang thông tin điện tử Sở văn hóa – thể thao & du lịch tỉnh Phú Yên.
PHỤ LỤC
1. MA TRẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÓ ĐỊNH LƯỢNG (QSPM) CHO CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DLST TỈNH PHÚ YÊN.
2. BẢN ĐỒ DU LỊCH PHÚ YÊN.
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA TỈNH PHÚ YÊN.
1. MA TRẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÓ ĐỊNH LƯỢNG (QSPM) CHO CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DLST TỈNH PHÚ YÊN.
2. BẢN ĐỒ DU LỊCH PHÚ YÊN.
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA TỈNH PHÚ YÊN
Gành Đá Dĩa ( Tuy An – Phú Yên) – Thắng cảnh cấp quốc gia
Thắng cảnh Bãi Môn – Mũi Điện thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên.
Vịnh Xuân Đài (Sông Cầu – Phú Yên)