Về Điều Kiện Lao Động Trên Các Tàu Vận Tải Viễn Dương Có Nhiều Điểm Bất Lợi Cho Sức Khỏe Của Đoàn Thuyền Viên Như:


(băng bó, tiêm truyền, thở ô xy, khám bệnh...). Kiểm tra sau khoá học không có học viên được điểm trung bình trở xuống mà tất cả đều đạt mức độ khá, giỏi. Các kỹ năng thực hành sau khoá học đều tăng cao tuyệt đối so với trước khóa học như kỹ năng khám bệnh, cấp cứu ban đầu, xử lý vết thương ngoại khoa, kỹ năng sử dụng Telemedicine, sử dụng thuốc và thiết bị y tế, thực hành kỹ năng phòng bệnh... .

Đội ngũ sỹ quan này hoàn toàn có đủ tự tin nhận nhiệm vụ phụ trách công tác y tế trên tàu thay cho chức danh bác sỹ trên tàu trước đây. Mô hình can thiệp vào việc đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong đã mang lại kết quả rất khả quan, đội ngũ sỹ quan boong được đào tạo bài bản ở cơ quan y tế chuyên ngành chắc chắn có đủ khả năng để đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khỏe cho đoàn thuyền viên của các tàu viễn dương.



KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Về điều kiện lao động trên các tàu vận tải viễn dương có nhiều điểm bất lợi cho sức khỏe của đoàn thuyền viên như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Môi trường lao động trong buồng máy tàu có nhiệt độ, độ ồn, độ rung cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; điều kiện an toàn vệ sinh lao động như trang thiết bị bảo vệ cá nhân, các phương tiện đảm bảo an toàn sinh mạng, tủ thuốc và thiết bị y tế được các công ty trang bị đủ, nhưng thiếu về chủng loại, số lượng.

- Môi trường vi xã hội bất thường (chỉ một giới nam), căng thẳng thần kinh

Đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam - 16

do ca kíp, đơn điệu, nhàm chán, sinh hoạt văn hóa, tinh thần thiếu thốn.

- Chế độ ăn mất cân đối, thiếu rau xanh, chất xơ, thừa mỡ, đạm, đường.

2. Thực trạng sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật và một số biến đổi sức khỏe của

thuyền viên trước và sau hành trình

2.1.Về sức khoẻ của thuyền viên viễn dương

Tỷ lệ thuyền viên thừa cân là 23,30%, béo phì là 14,34 %, huyết áp và tần số mạch cũng cao hơn lao động trên đất liên, 31,67 % thuyền viên có điện tâm đồ biến đổi. Rối loạn dung nạp glucose lúc đói và tiểu đường cao 12,83 %, tỷ lệ thuyền viên bị rối loạn lipid máu chiếm 65,67%. Rối loạn căng thẳng do ồn rung chiếm tỷ lệ rất cao (90,33%), căng thẳng cảm xúc tình dục là 69,33%.

2.2. Về cơ cấu bệnh tật của thuyền viên tàu vận tải viễn dương

Bệnh có tỷ lệ cao nhất là bệnh dinh dưỡng, nội tiết chuyển hóa (69,17%); bệnh tiêu hóa (59,00%); bệnh hệ tuần hoàn (34,33%); bệnh hô hấp (32,83%); bệnh mắt (24,50%); các rối loạn hành vi tâm thần (22,33%)... Nhóm máy tàu, boong và nhóm sỹ quan có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các nhóm còn lại; tuổi nghề cao, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

2.3. Hà khoẻ v

+

nh trình dài ngày trên biển có ảnh hưởng rõ rệt tới tình trạng sức à sự phát sinh bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương

Một số chỉ tiêu sinh học có biến đổi rõ sau hành trình như:


- Trọng lượng cơ thể (kg), chỉ số BMI cao hơn trước hành trình.

- Tần số mạch, huyết áp, tỷ lệ điện tâm đồ bất thường tăng lên rõ rệt; tỷ lệ rối loạn rung nạp glucose máu, tiểu đường từ 13,34% trước hành trình lên 20,33 % và RLCH lipid từ 65,67% lên 80,67%. Loại hình thần kinh u sầu tăng lên rõ, loại hoạt bát lại giảm đi rõ, khả năng tư duy bị giảm rõ sau hành trình.

+ Một số rối loạn và bệnh lý có tỷ lệ tăng lên rõ rệt sau hành trình:

- Bệnh dinh dưỡng, nội tiết chuyển hoá tăng từ 69,33 lên 85,67%; bệnh tiêu hóa từ 41,00 lên 86,67%; bệnh hô hấp từ 39,00 lên 63,67%; bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (15,33 lên 43,33%); bệnh tuần hoàn tăng từ 24,33 lên 48,67%; bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng tăng từ 15,52% lên 43,45%; rối loạn hành vi, tâm thần tăng từ 28,67 lên 38,33%; bệnh thần kinh cũng tăng lên rõ sau hành trình.

3. Một số giải pháp và kết quả áp dụng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam

- Về thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho thuyền viên vận tải viễn dương: Không có tổ chức y tế của công ty, nhân lực y tế thiếu số lượng và yếu về chất lượng. Tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu chưa hoàn chỉnh và thiếu nhiều chủng loại thuốc.

- Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho thuyền viên vận tải viễn dương: Tăng cường nhân lực y tế cho công ty và đội tàu; Đẩy mạnh công tác đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong và thuyền viên; Trang bị đầy đủ thuốc, thiết bị y tế cho tàu;

- Kết quả áp dụng giải pháp can thiệp bằng đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong là biện pháp hữu hiệu nhất trong điều kiện hiện nay: việc đào tạo y học biển cho sỹ quan boong đã thu được kết quả rất cao sau khóa học so với trước khóa học cả về kiến thức và kỹ năng thực hành. Sau tốt nghiệp các sỹ quan boong có đủ khả năng phụ trách công tác y tế trên tàu.


KIẾN NGHỊ


Để nâng cao sức khỏe và tuổi nghề của thuyền viên lao động trên các tàu vận tải viễn dương chúng tôi kiến nghị:

1. Một số giải pháp về chuyên môn:


- Tổ chức lại phòng tập thể lực, trang bị thêm dụng cụ luyện tập cho thuyền viên.

- Cân đối lại chế độ ăn: giảm chất đường, mỡ và bổ sung rau xanh khi

đến cảng.


2. Cần tăng cường nguồn nhân lực y tế của các công ty vận tải viễn dương nhằm đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương

3. Đẩy mạnh việc đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành về y học biển cho sỹ quan boong và chương trình cấp cứu biển cho thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương để đáp ứng việc thực hiện Công ước quốc tế STCW/2010.

4. Trang bị đầy đủ dụng cụ y tế và tủ thuốc thiết yếu trên tàu theo đúng Công ước lao động biển quốc tế (MLC/ 2006).

5. Tổ chức lập hồ sơ điện tử quản lý sức khoẻ thuyền viên tại cơ quan y tế chuyên ngành và bộ phận y tế của công ty.

vận tải

chứng STCW/

6. Thực hiện nghiêm túc việc khám sức khoẻ đầu vào của các công ty biển, đầu vào của các trường đào tạo nghề đi biển và khám và cấp chỉ sức khoẻ đi biển cho thuyền viên theo đúng Công ước quốc tế 2010 và Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trương Thị An, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Đặc điểm một số chỉ tiêu huyết học của lao động biển Việt Nam”, Tạp chí y học thực hành, số 444, tr. 84 - 88.

2. Trương Thị An, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Đặc điểm một số chỉ tiêu hóa sinh máu của người Việt Nam lao động trên biển”, Tạp chí y học thực hành, số 444, tr. 89 - 92.

3. Bộ Y Tế (2000), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10),

Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2002), Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Bộ Y tế (2008), Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

6. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị (2006), “Nhận xét về căng thẳng nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần người lao động ngành may, chế biến thủy sản, giày da”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XVI, số 1 (79).

7. Tạ Quang Bửu (1992), “Ô nhiễm tiếng ồn ở một số đơn vị thuộc ngành kinh tế biển”, Kỷ yếu công trình Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tr. 21-22.


8. Trần Thị Quỳnh Chi (2010), Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý của thuyền viên qua nghiệm pháp thử sóng và đề xuất tiêu chuẩn tuyển chọn, Luận án tiến sỹ y học, Hà Nội 2010.

9. Trần Thị Quỳnh Chi (2007), Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Trường Sơn, Bùi Thị Hà, “Đánh giá thực trạng công tác CSSK cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ TP Hải Phòng”, Kỷ yếu công trình NCKH y học biển, Hội thảo Quốc gia về phát triển y tế biển – đảo lần thứ III, Nhà xuất bản y học , tr. 99-113.

10.Trần Thị Chính (1997), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của thuyền viên trước và sau chuyến hành trình dài ngày trên biển, Luận án thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

11.Cục môi trường (2001), Hiện trạng môi trường biển và ven bờ Việt

Nam đến năm 1999, Lưu trữ tại Cục Môi trường, Hà Nội.


12.Trịnh Thế Cường (2007), “Vai trò của y tế biển với việc phát triển và hội nhập của ngành Hàng hải Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học tại Hội thảo quốc gia về phát triển y tế biển đảo lần thứ II, Y học thực hành số 588/2007, Bộ Y tế xuất bản, tr. 21 - 24.

13. Nguyễn Công Đức (1999), “Tình hình tai nạn hàng hải và hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển”, Báo cáo tại Hội nghị kết hợp quân dân y về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và cấp cứu cho nhân dân và bộ đội trên biển đảo, Kỷ yếu công trình Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tr. 41-46.

14.

l

t

Nguyễn Công Đức (2004), “Đẩy mạnh xây dựng và phát triển mạng ưới y tế biển đảo đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Hàng hải ở nước a”, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học tại Hội thảo


quốc gia về phát triển y tế biển đảo lần thứ, Hải Phòng 2004, Nhà xuất bản y học, tr. 38-47.

15. Dominique Jegaden (2004), “Hệ thống tổ chức y học biển của Cộng hoà Pháp”, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học tại Hội thảo quốc gia về phát triển y tế biển đảo lần thứ, Hải Phòng 2004, Nhà xuất bản y học, tr. 56-64.

16. Bùi Thị Hà (2002), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và các rối loạn bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của thuyền viên vận tải xăng dầu đường biển, Luận án Tiến sỹ khoa học Y- Dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.

17. Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch của thuyền viên công ty vận tải xăng dầu đường thủy I Hải Phòng”, Tạp chí y học thực hành, số 444, tr. 167 - 172.

18. Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2003), “Đặc điểm sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên công ty vận tải xăng dầu đường thủy I Hải Phòng”, Tạp chí y học thực hành, số 444, tr. 177 - 184.

19. Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2004), “Đặc điểm môi trường lao động ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên Vận tải Xăng dầu đường biển”, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học tại Hội thảo quốc gia về phát triển y tế biển đảo lần thứ, Hải Phòng 2004, Nhà xuất bản y học, tr. 354-375.

1

20.Nguyễn Thị Hải Hà, Bùi Thị Hà, Nguyễn Trường Sơn (2000), “Nghiên cứu đặc điểm huyết áp của thuyền viên một số công ty vận tải xăng dầu Hải Phòng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 4, Số 2, tr. 94-198.


21. Nguyễn Thị Hải Hà, Bùi Thị Hà (2002), “Nghiên cứu đặc điểm biến đổi điện tâm đồ của các thuyền viên thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ số I Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành, số 420, tr. 74- 78.

22. Nguyễn Thị Hải Hà (2008), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động,cơ cấu bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương,công ty vận tải biển Việt nam, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

23. Phạm Hồng Hải (1992), “Điều tra tình hình giảm sức nghe mang tính nghề nghiệp của thuỷ thủ tại Hải Phòng”, Kỷ yếu công trình Y học biển, Đại học Y Hải Phòng, tr. 37-40.

24. Nguyễn Văn Hoan (1978), “Một số biện pháp xác định các yếu tố vật lý và cảm giác khi say sóng liên quan đến cơ chế say sóng”, Tạp chí sinh lý học, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, Hà Nội, tập 18, số 1, tr. 31- 41.

25. Nguyễn Văn Hoan, Vũ Tuyết Minh (1983), “Điều tra cơ bản về vệ sinh lao động tại công ty Vận tải biển Việt Nam”, Tuyển tập công trình khoa học Vệ sinh dịch tễ, Sở Y tế Hải Phòng và Trung tâm Vệ sinh dịch tễ Hải Phòng, tr. 90-99.

26. Phùng Văn Hoàn, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Phúc (1992), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của công nhân làm việc trong vi khí hậu nóng phối hợp với tác động của hơi khí độc và tiếng ồn trong ngành công nghiệp về mùa hè”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, Hà Nội, số 5, tr. 10.

27.

Dương Xuân Hội (2004), “Y tế biển đảo với sự phát triển du lịch Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học tại Hội

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí