Thứ nhất, đồng phục mới còn hạn chế, gây ra tình trạng thiếu hụt đồng phục cho nhân viên thời vụ. Hậu quả là nhân viên không vào kịp giờ, không bàn giao được công việc, mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách (chậm, trễ).
Thứ hai, nhà hàng có quá ít buổi học đào tạo nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng đội ngũ nhân viên thời vụ không nắm rò được nghiệp vụ cơ bản của nhà hàng thuộc khách sạn năm sao, điều đó ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách. Nhân viên không đủ kỹ năng để giải quyết tình huống khi khách hàng phàn nàn hoặc phục vụ sai quy trình.
Thứ ba, các thông tin từ cấp trên không tải xuống kịp cho nhân viên, dẫn đến nhân viên không cập nhật được thông tin gây ra một số trường hợp bị sai hóa đơn, sai thông tin… gây nhiều rắc rối cho nhà hàng.
Thứ tư, đội ngũ Hostess của nhà hàng hầu như là nhân viên mới, khả năng giao tiếp với khách chưa có và khả năng ngoại ngữ còn yếu kém, không nắm bắt được yêu cầu của khách hàng.
Thứ năm, nhân viên chưa chủ động giới thiệu về nhà hàng, giới thiệu Buffet, Menu cho khách hàng có sự tò mò, hiếu kỳ về nhà hàng.
Thứ sáu, khi khách dùng xong mỗi món nhân viên cũng không chủ động thay dụng cụ ăn uống (dao, muỗng, nĩa..) cho khách và không “offer second drinks” tạo doanh thu cho nhà hàng.
Thứ bảy, một điều bất cập ở nhà hàng Parkview là nhân viên không kiểm tra sự hài lòng của khách hàng. Đó thật sự không nên xảy ra, phải quan tâm tới khách hàng thì mới mong rằng khách hàng sẵn lòng quay lại thưởng thức không gian, món ăn, thức uống của nhà hàng chứ làm việc với phong cách công nghiệp “robot” thì khó lòng giữ được khách hàng.
Trên đây là một số thực trạng ưu điểm và hạn chế về quy trình phục vụ tại nhà hàng Parkview của khách sạn New World Saigon Hotel.
2.13 Chạy hàm – bảng khảo sát
2.13.1 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về quy trình phục vụ
Quy trình phục vụ
Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng như thu thập tài liệu về đánh giá quy trình phục vụ tại nhà Parkview, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quy trình phục vụ theo mô hình và 4 giả thuyết sau:
H1 | |
Chất lượng đội ngũ lao động | H2 |
Sự phối hợp giữa các bộ phận | H3 |
Chất lượng đồ ăn – thức uống | H4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường Khách Hàng Mục Tiêu Của Nhà Hàng Parkview
- Đánh giá quy trình phục vụ tại nhà hàng Parkview của khách sạn New World Saigon Hotel - 14
- Phục Vụ Khi Khách Đến Và Dùng Buffet – A La Carte Tại Nhà Hàng
- Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Phục Vụ Tại Nhà Hàng Parkview Của Khách Sạn New World Saigon Hotel
- Xây Dựng Hệ Thống Kiểm Tra, Giám Sát Chất Lượng Phục Vụ
- Bản Đồ Vị Trí Khách Sạn New World Saigon Hotel
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Sơ đồ 2.4 Mô hình nghiên cứu quy trình phục vụ
Giả thuyết H1: Cơ sở vật chất tác động cùng chiều đến quy trình phục vụ.
Giả thuyết H2: Chất lượng đội ngũ lao động tác động cùng chiều đến quy trình phục vụ.
Giả thuyết H3: Sự phối hợp giữa các bộ phận tác động cùng chiều đến quy trình phục vụ.
Giả thuyết H4: Chất lượng đồ ăn – thức uống tác động cùng chiều đến quy trình phục vụ.
2.13.2 Phương pháp phân tích
Việc phân tích được tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ của các thang đo tương quan với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, hệ số
tương quan giữa 6 biến và Cronbach’s Alpha tổng phải >0,3; nếu ngược lại thì biến được xem là biến rác và sẽ bị loại khỏi mô hình.
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp với việc phân tích mức độ hài lòng của người dân. Các điều kiện cần được đảm bảo đối với kết quả phân tích nhân tố: (1) Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >0,5 để đảm bảo sự tương quan đơn giữa biến và các nhân tố; (2) Chỉ số KMO (KaiserMeyer -Olkin) nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 và hệ số Sig. của kiểm định Bartlett <0,05 để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố. Nếu như trị số này bé hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với các dữ liệu; (3) Đối với thang đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích nhân tố “Principal Components”. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bước 3: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của người dân với các điều kiện: Độ phù hợp của mô hình (Sig. của kiểm định Anova <= 0,05); Hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến không đáng kể (1,5 < DW <2,5; hệ số VIF <10) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
2.13.3 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ 05/2017 đến 06/2017. Theo Hair và cộng sự (1998) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được đề xuất có 1 biến đo lường và 4 quan sát với 20 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 25 * 4 = 100. Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 320 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 320 phản hồi, trong đó có 310 bảng trả lời hợp lệ (vượt trên số mẫu tối thiểu). Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình
phân tích nhân tố với mức độ từ 1 đến 5 (1. Rất hài lòng, 2. Hài lòng, 3. Bình thường,
4. Không hài lòng, 5. Rất không hài lòng).
Bảng 2.9 Các yếu tố sử dụng trong mô hình
Tên yếu tố | Số biến quan sát đo lường | |
F1 | Cơ sở vật chất | 5 |
F2 | Chất lượng đội ngũ lao động | 6 |
F3 | Sự phối hợp giữa các bộ phận | 4 |
F4 | Chất lượng đồ ăn – thức uống | 5 |
Y | Quy trình phục vụ | 5 |
* | Tổng | 25 |
(Nguồn: Khảo sát năm 2017)
Trong 310 mẫu nghiên cứu hợp lệ thu về, thống kê cơ cấu mẫu cho thấy cơ cấu giới tính khá cân bằng, trong đó, nam chiếm 46,5% và nữ chiếm 53,5%. Về cơ cấu độ tuổi, độ tuổi từ 31 đến dưới 45 có độ tuổi chiếm khá đông, chiếm 55,5% và trên 45 tuổi chiếm 16,7%, độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 14,8% và thấp nhất là độ tuổi dưới 18 chiếm 11,0%. Cơ cấu ngành nghề, nhân viên văn phòng có nhu cầu ăn uống tại nhà hàng 5 sao chiếm con số lớn, cụ thể chiếm 41,9%. Công nhân viên chức là những người có số lượng cao thứ 2, chiếm 32,6%. Cán bộ, quản lý cấp cao chiếm 22,3%. Những đối tượng còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể, chiếm 3,2%.
Bảng 2.10 Thống kê mẫu khảo sát
Đặc điểm | Số mẫu | Tỉ lệ (%) | |
Giới tính | Nam | 144 | 46,5 |
Nữ | 166 | 53,5 | |
Độ tuổi | Dưới 18 | 34 | 11,0 |
Từ 18 – 30 | 46 | 14,8 | |
Từ 31 – 45 | 172 | 55,5 | |
Trên 45 | 58 | 18,7 | |
Nghề nghiệp | Cán bộ,quản lý cấp cao | 69 | 22,3 |
Công nhân viên chức | 101 | 32,6 |
Nhân viên văn phòng | 130 | 41,9 |
Nghề nghiệp khác | 10 | 3,2 |
(Nguồn: Khảo sát năm 2017)
Số mẫu khảo sát có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu tương đối cao, khá sát với đặc điểm cơ cấu khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Parkview trong năm 2016.
2.13.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình phục vụ tại nhà hàng Parkview, khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách sạn New World Saigon Hotel, hệ số Cronbachs Alpha tổng các thang đo thành phần đều lớn hơn 0,6 và bé hơn 0,7 cho thấy thang đo được sử dụng là tốt (Cronbach LJ, 1951), (Nunnally JC & Burnstein, 1994), (Nunnally JC, 1978). Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 nên không biến nào bị loại khỏi mô hình (Bảng 2.11)
Bảng 2.11 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha các thang đo
Biến quan sát | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Tương quan biến tổng | Cronbac h Alpha nếu biến bị loại | |
Cơ sở vật chất | COSOVATCHAT1 | 7,5516 | 3,620 | 0,653 | 0,776 |
COSOVATCHAT2 | 7,4226 | 3,345 | 0,681 | 0,764 | |
COSOVATCHAT3 | 7,4871 | 3,416 | 0,669 | 0,769 | |
COSOVATCHAT4 | 7,4774 | 3,512 | 0,534 | 0,810 | |
COSOVATCHAT5 | 7,8935 | 3,539 | 0,548 | 0,805 | |
Cronbach’s Alpha = 0,820 | |||||
Chất lượng đội ngũ lao động | NHANVIEN1 | 9,0581 | 3,608 | 0,468 | 0,670 |
NHANVIEN2 | 9,2161 | 3,264 | 0,508 | 0,656 | |
NHANVIEN3 | 9,4839 | 3,674 | 0,436 | 0,679 | |
NHANVIEN4 | 9,1581 | 3,324 | 0,493 | 0,661 | |
NHANVIEN5 | 8,8806 | 3,743 | 0,371 | 0,698 |
NHANVIEN6 | 9,1387 | 3,880 | 0,413 | 0,687 | |
Cronbach’s Alpha = 0,715 | |||||
Sự phối | SUPHOIHOP1 | 6,0710 | 1,697 | 0,463 | 0,595 |
SUPHOIHOP2 | 6,0645 | 1,718 | 0,448 | 0,607 | |
hợp | |||||
SUPHOIHOP3 | 5,9774 | 1,718 | 0,618 | 0,499 | |
giữa các | |||||
SUPHOIHOP4 | 6,0032 | 2,107 | 0,302 | 0,691 | |
bộ phận | |||||
Cronbach’s Alpha = 0,669 | |||||
Chất | CHATLUONGDOAN1 | 7,3581 | 4,011 | 0,670 | 0,810 |
CHATLUONGDOAN2 | 7,3194 | 3,992 | 0,671 | 0,810 | |
lượng | |||||
CHATLUONGDOAN3 | 7,2258 | 3,929 | 0,751 | 0,788 | |
đồ ăn – | |||||
CHATLUONGDOAN4 | 7,2419 | 4,152 | 0,696 | 0,805 | |
thức | |||||
CHATLUONGDOAN5 | 7,1903 | 4,349 | 0,499 | 0,857 | |
uống | |||||
Cronbach’s Alpha = 0,846 |
(Nguồn: Khảo sát năm 2017)
2.13.5 Kết quả phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc là sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách và 04 biến độc lập gồm: (i) cơ sở vật chất, (ii) chất lượng đội ngũ lao động, (iii) sự phối hợp giữa các bộ phận, (iv) chất lượng đồ ăn – thức uống. Thang đo biến phụ thuộc gồm năm (05) biến quan sát và với 20 biến quan sát của thang đo biến độc lập. Kết quả phân tích EFA cho thấy, Năm (05) biến quan sát được nhóm thành 01 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0,5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,3 nên đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO = 0,726 > 0.5 phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu (Hair và cộng sự, 1998). Thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị mức ý nghĩa là 0.000 (Anderson, J.C. và Gerbing, D.W., 1998). Do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 29,894% và trích được 1 nhân tố tại Eigenvalue = 3,804 > 1 đạt yêu cầu.
Bảng 2.12 Phân tích nhân tố khám phá
Nhân tố | ||||
Cơ sở vật chất | Chất lượng đội ngũ lao động | Sự phối hợp giữa các bộ phận | Chất lượng đồ ăn – thức uống | |
COSOVATCHAT2 | 0,819 | |||
COSOVATCHAT3 | 0,768 | |||
SUPHOIHOP4 | 0,724 | |||
NHANVIEN5 | 0,718 | |||
NHANVIEN1 | 0,636 | |||
NHANVIEN2 | 0,492 | 0,386 | ||
CHATLUONGDOAN3 | 0,850 | |||
CHATLUONGDOAN4 | 0,814 | |||
CHATLUONGDOAN2 | 0,807 | |||
CHATLUONGDOAN1 | 0,798 | |||
CHATLUONGDOAN5 | 0,578 | |||
NHANVIEN3 | 0,871 | |||
NHANVIEN6 | 0,745 | |||
COSOVATCHAT5 | 0,370 | 0,679 | ||
COSOVATCHAT1 | 0,517 | 0,653 | ||
NHANVIEN4 | 0,441 | 0,467 | -0,334 | |
SUPHOIHOP1 | 0,780 | |||
COSOVATCHAT4 | 0,671 | |||
SUPHOIHOP2 | 0,480 | |||
SUPHOIHOP3 | 0,870 |
(Nguồn: Khảo sát năm 2017)
Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy
trình phục vụ tại nhà hàng Parkview vẫn giữ được 4 yếu tố kì vọng ban đầu là: (i) cơ sở vật chất, (ii) chất lượng đội ngũ lao động, (iii) sự phối hợp giữa các bộ phận, (iv) chất lượng đồ ăn – thức uống và yếu tố quy trình phục vụ tại được hình thành như kì vọng ban đầu của tác giả.
2.13.6 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của khách hàng được thiết lập có dạng hàm như sau:
SLC = B0 + B1*[cơ sở vật chất] + B2*[đội ngũ lao động] + B3* [sự phối hợp] + B4* [chất lượng đồ ăn] + ei
Kết quả mô hình hồi quy phân tích sự ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc thể hiện tại bảng 2.13
Bảng 2.13 Bảng kết quả mô hình hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | t | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Hệ số Tolerance | Hệ số VIF | |||
(Constant) | 0,313 | 0,132 | 2,378 | 0,018 | 0,054 | 0,572 | |
CSVC | -0,037 | 0,076 | -0,033 | -0,482 | 0,630 | -0,187 | 0,113 |
NV | 0,144 | 0,088 | 0,104 | 1,626 | 0,105 | -0,030 | 0,317 |
SPH | 0,027 | 0,056 | -0,023 | -0,486 | 0,627 | -0,137 | 0,803 |
CL | 0,720 | 0,043 | 0,699 | 16,605 | 0,000 | 0,635 | 0,805 |
Biến phụ thuộc: Quy trình (Y) |
(Nguồn: Khảo sát năm 2017)
Từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình phục vụ tại nhà hàng Parkview sẽ có dạng sau:
Phương trình hồi quy: