Thống Kê Về Lượng Tương Tác Trong Các Bài Viết Từ 05/2020 Đến 12/2020


rất thấp và không đồng đều.


Hình 2 6 Thống kê về lượng tương tác trong các bài viết từ 05 2020 đến 1

Hình 2.6: Thống kê về lượng tương tác trong các bài viết từ 05/2020 đến 12/2020

(Nguồn: Thống kê của trang)


- Lượng tiếp cận


Tương tự như các số liệu thống kê khác, lượng người tiếp cận của trang từ khi thành lập khá ít và không đồng đều.

Hình 2 7 Thống kê về số người mà bài viết tiếp cận được trên trang từ 2

Hình 2.7: Thống kê về số người mà bài viết tiếp cận được trên trang từ 05/2020

đến 12/2020


(Nguồn: Thống kê của trang)

- Bài viết


Bài đăng trên trang phần lớn là dạng hình ảnh, bên cạnh đó là dưới dạng status, video,… Vì vậy đa số các bài đăng đều khá ngắn (30 – 100 ký tự)

Những bài đăng có lượng tiếp cận ở mức vừa phải (trên dưới 500 lượt tiếp cận/1 bài đăng). Lượt tương tác mỗi bài đăng (like, share, comment) rất thấp (trên


dưới 10 lượt tương tác/1 bài đăng).


- Thời gian đăng bài


Dựa vào thống kê về thời gian các khách hàng facebook online, có thể thấy khách hàng facebook của page online nhiều nhất vào 5h và 21h mỗi ngày. Dựa vào thống kê từ trang, mà các bài đăng thường được đăng vào khung giờ chính 9h và 16h mỗi ngày để có thể tiếp cận được nhiều nhất lượng khách hàng facebook sẵn có của page. Khoảng thời gian từ 9h sáng đến 15h chiều bị trũng xuống cho thấy đây ;à thời gian khách hàng đi làm, ít có thời gian lên mạng xã hội, vì vậy nên tránh đăng vào khùng giờ trong khoảng thời gian đó.

Hình 2 8 Thống kê về thời gian online của các khách hàng facebook Nguồn Thống 3

Hình 2.8: Thống kê về thời gian online của các khách hàng facebook

(Nguồn: Thống kê của trang)

Theo như kết quả phiếu điều tra ý kiến khách hàng về hoạt động truyền thông marketing qua facebook thì hơn 60% ý kiến cho rằng cả nội dung và giao diện trang đều tốt, ấn tượng. Tuy nhiên, dù bài đăng có nội dung tốt và thời gian đăng hợp lý nhưng lượng tương tác thấp là điểm mà trang cần chú ý.

- Khách hàng facebook


Tỷ lệ khách hàng facebook nữ chiếm 42%, trong đó độ tuổi 18 – 24 là 8%, 25

– 34 là 21% và 35 – 44 là 8%. Tỷ lệ khách hàng nam cũng chiếm tương đương với 58%, trong đó độ tuổi 18 – 24 là 4%, 25 – 34 là 33% và 35 – 44 là 4%. Các khách hàng facebook đa số đều đến từ Quảng Bình.


Hình 2 9 Thống kê về độ tuổi và địa lý của các khách hàng facebook Nguồn 4


Hình 2.9: Thống kê về độ tuổi và địa lý của các khách hàng facebook

(Nguồn: Thống kê của trang)

Có thể thấy được mục tiêu về địa lý đã đạt được tỷ lệ khách hàng facebook nữ gần như ngang bằng so với nam giới, đi đúng theo mục tiêu đã đặt ra từ trước đó.

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lý Minh Phong giai đoạn 2017 – 2019

2.3.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Lý Minh Phong

giai đoạn 2017 – 2019

Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Lý Minh Phong

được thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Lý Minh Phong qua 3 năm 2017 – 2019


(ĐVT: Triệu Đồng)



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2018/2017

2019/2018

Giá trị

Giá trị

Giá trị

+/-

%

+/-

%

TÀI SẢN


Tài sản ngắn hạn

8.929

8.026

7.998

(903)

(10,11)

(28)

(0,35)

Tiền và các

khoản tương

125

1.391

697

1266

1012,8

(694)

(49,89)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


đương tiền








Các khoản phải thu ngắn hạn

3.498

1.643

968

(1855)

(53,03)

(675)

(41,08)

Hàng tồn kho

4.927

4.812

6.331

(115)

(2,33)

1.519

31,57

Tài sản ngắn hạn khác

377

178

336

(199)

(52,79)

158

88,76

Tài sản dài hạn

864

1.382

1.211

518

59,95

(171)

(12,37)

Tài sản cố định

864

1.364

1.211

500

57,87

(153)

(11,22)

Tài sản dài hạn khác

-

17

-

17

100

(17)

(100)

TỔNG TÀI SẢN

9.793

9.409

9.546

(384)

(3,92)

137

1,46

NGUỒN VỐN


Nợ phải trả

8.703

8.275

8.236

(428)

(4,92)

(6.965)

(84,17)

Vốn chủ sở hữu

1.089

1.133

1.310

44

4,04

7.103

624,9

TỔNG NGUỒN VỐN

9.793

9.409

9.546

(384)

(3,92)

155

1,65

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Lý Minh Phong)

Qua bảng số liệu, quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty biến động theo xu

hướng tăng giảm liên tục qua các năm 2017 – 2019:


- Xét về tài sản:


Năm 2017, tổng tài sản của công ty là 9.793 triệu đồng sang năm 2018 tổng tài sản của công ty là 9.409 triệu đồng giảm so với năm 2017 là 384 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 3,92%. Đến năm 2019, tổng tài sản tăng 137 triệu đồng tương ứng tăng 1,46% so với 2018.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty và cũng có

sự giảm xuống qua các năm tính toán. Năm 2017, tài sản ngắn hạn của công ty là


8.929 triệu đồng, sang năm 2018 là 8.026 triệu đồng (tương ứng giảm 903 triệu đồng) so với 2017. Bước sang năm 2019, tài sản ngắn hạn có giảm xuống nhưng tốc độ giảm rất nhẹ, chỉ giảm 0,35% so với năm 2018 (tức giảm 28 triệu đồng).

Tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Khác với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2017, tài sản dài hạn của công ty là 864 triệu đồng, sang năm 2018 là 1.382 triệu đồng (tương ứng tăng 59,95%) so với năm 2017. Qua năm 2019, giá trị tài sản dài hạn là 1.211 triệu đồng (tương ứng giảm 12,37%) so với năm 2018. Việc giảm giá trị tài sản dài hạn là do trong năm 2019 công ty đã giảm đầu tư TSCĐ làm cho giá trị TSCĐ giảm. Cụ thể TSCĐ năm 2019 giảm 153 triệu đồng (tương ứng mức giảm 11,22%) so với năm 2018.

Kết cấu của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn, thể hiện qua việc từ năm 2017 – 2019 tài sản ngắn hạn giảm nhẹ hơn so với tài sản dài hạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty. Công ty kinh doanh ở lĩnh vực thương mại nên giá trị của tài sản chủ yếu tồn tại ở hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Cụ thể, hàng tồn kho của công ty vào năm 2017 là 4.927 triệu đồng, sang năm 2018 có xu hướng giảm (tương ứng 2,33%) so với năm 2017 nhưng đến năm 2019 thì hàng tồn kho lại tăng (tương ứng với mức tăng 31,57%) so với 2018. Việc tăng lên của hàng tồn kho sẽ dẫn đến sự tăng lên của chi phí bảo quản, chi phí nhân viên quản lý và các chi phí liên quan sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Do đó, công ty nên có biện pháp giảm thiểu hàng tồn kho, đem lại lượng tiền mặt nhất định cho công ty. Về khoản phải thu ngắn hạn, năm 2017 khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 3.498 triệu đồng, sang năm 2018 giảm 1.855 triệu đồng (tương ứng giảm 53,03%) đến năm 2019 lại giảm 675 triệu đồng tương ứng mức giảm 41,08%.

- Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn giảm theo các năm tương ứng với tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu biến đổi tùy theo từng năm. Cụ thể:

Tổng nguồn vốn có xu hướng giảm xuống qua ba năm từ 2017 – 2019, năm 2018 giảm 384 triệu đồng với mức tăng 3,92% so với năm 2017, năm 2019 tăng nhẹ 1,65% so với năm 2018. Sự giảm xuống này là dấu hiệu tốt cho công ty, bởi:


+ Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, trên 80% và có xu hướng biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2018 chỉ tiêu nợ phải trả là 8.275 triệu đồng (giảm tương ứng 4,92%) so với năm 2017. Đến năm 2019 giảm 6.965 triệu đồng (tương ứng giảm 8,417%) so với năm 2018. Vậy nên doanh nghiệp đang ở tình trạng nợ và chi phí để chi trả các khoản vay thấp. Nợ phải trả vẫn đang được công ty giảm xuống qua các năm.

+ Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2018 vốn chủ sở hữu tăng thêm 44 triệu đồng (tương ứng 4,04%) so với 2017 và năm 2019 tiếp tục tăng 7.103 triệu đồng (tăng 624,9% so với năm 2018). Mặc dù tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh, đây là tín hiệu tốt khi công ty đang dần làm chủ hơn trong nguồn vốn kinh doanh.

Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty qua các năm có biến động về cơ cấu vốn, tăng nhanh vốn chủ sở hữu và giảm mạnh các khoản nợ. Điều này thể hiện, công ty đã và đang quan tâm đầu tư mở rộng quy mô và tự làm chủ nguồn vốn kinh doanh để không ngừng phát triển trong tương lai.

2.3.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lý Minh Phong giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lý Minh

Phong năm 2017 - 2019


(ĐVT: Triệu Đồng)



Chỉ tiêu

2017

2018

2019

2018/2017

2019/2018

Giá trị

Giá trị

Giá trị

+/-

%

+/-

%

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


8.032


11.775


7.602


3.743


46,6


(4.173)


(35,44)

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ


8.032


11.775


7.602


3.743


46,6


(4.173)


(35,44)


Giá vốn hàng bán

6.971

10.297

7.048

3.336

47,71

(3.249)

(31,55)

Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ


1.060


1.477


554


417


39,34


(923)


(62,5)

Doanh thu hoạt

động tài chính

0.098

0.120

0.101

0.022

22,45

(0.019)

(15,83)

Chi phí tài chính

7

-

-

(7)

(100)



Chi phí quản lý kinh doanh

1.042

-

550

(1.042)

(100)

550

100

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính


18


44


3


26


144,4


(41)


(93,18)

Thu nhập khác

-

-

-





Chi phí khác

-

1

0.618

1

100

(0.382)

(38,2)

Lợi nhuận khác

-

1

0.618

1

100

(0.382)

(38,2)

Tổng lợi nhuận trước thuế


18


42


3


24


133,3


(39)


(92,86)

Chi phí thuế TNDN hiện hành


3


-


0.168


(3)


(100)


0.168


100

Lợi nhuận sau thuế TNDN

14

42

2.83

28

200

(39)

(92,86)

(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH Lý Minh Phong)

Dựa vào bảng biến động về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lý Minh Phong đã thu thập được trong giai đoạn 2017 – 2019 cho thấy rằng:


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2017 doanh thu đạt

8.032 triệu đồng, năm 2018 đạt 11.775 triệu đồng, tương ứng tăng 3.743 triệu đồng với mức tăng 46,6% so với năm 2018. Đến năm 2019, doanh thu giảm 35,44% so với năm 2018 tương ứng 4.173 triệu đồng. Doanh thu giảm được giải thích do thời gian này doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, quy mô kinh doanh chưa được mở rộng vì vậy kinh doanh chưa hiệu quả. Doanh thu thuần giảm khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm theo. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 39,34% ở năm 2018 nhưng lại giảm mạnh 923 triệu (tương ứng 62,5%) ở năm 2019 là do giá cả của hàng hóa mua vào biến động giá cả tăng không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, tồn kho hàng hóa, doanh thu giảm xuống. Vì vậy trong năm tới công ty cần tìm các nhà cung ứng mới để có giá cả hợp lý hơn, tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính, lợi nhuận hoạt động tài chính biến động qua các năm, công ty đạt được mức lợi nhuận dương từ hoạt động tài chính qua các năm 2017 – 2019. Năm 2017 lợi nhuận dương 18 triệu đồng, năm 2018 tăng ở mức 42 triệu đồng tức là tăng thêm 1 khoản là 24 triệu đồng tương đương với 133,3% so với năm 2017, đến năm 2019 lợi nhuận lại giảm mạnh 39 triệu đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 2019 là 3 triệu đồng. Điều này được giải thích bởi chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh của công ty cao, năm 2017 là 1.042 triệu đồng nhưng đến năm 2019 là 550 triệu đồng giảm 492 triệu đồng. Chi phí tài chính năm 2017 là 7 triệu đồng và 2 năm còn lại không có. Trong khi đó 2 chỉ tiêu còn lại là doanh thu hoạt động tài chính biến động khá đồng đều, cụ thể năm 2018 doanh thu ở mức 0.120 triệu đồng tăng 0.120 triệu đồng tương ứng với tăng 22,45% so với năm 2017, sang năm 2019 lại giảm 0.019 triệu đồng tương ứng giảm 15,83% so với năm 2018, lợi nhuận gộp từ bán hàng năm 2018 là 1.477 triệu đồng giảm 417 triệu đồng (tương ứng 39,34%) so với năm 2017, sang năm 2019 giảm xuống mức 62,5%.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí