Đánh Giá Của Khách Hàng Về Công Cụ Marketing Trực Tiếp

- Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Khách hàng là nam giới (3.83) đánh giá ở mức đồng ý còn về nữ giới chỉ đánh giá ở mức trung bình (3.30). Vì nam giới thường không hay để ý đến các hoạt động khuyến mãi nên họ cũng có đánh giá khá thoải mái về yếu tố này hơn nữ giới.

- Các sản phẩm khuyến mãi đa dạng và có giá trị: Các khách hàng nam giới (3.42) đánh giá ở mức đồng ý về yếu tố này. Còn nữ giới chỉ đánh giá ngang mức bình thường (2.79). Nam giới thường là những người mức thu nhập ổn định hơn nữ giới kinh tế nên khi đi du lịch họ không quá bận tâm về vấn đề tài chính vì vậy họ đánh giá cao ở yếu tố này hơn phụ nữ.

- Các hoạt động khuyến mãi độc đáo: Cả hai nhóm khách hàng là nam giới (3.31) và nữ giới (2.67) chỉ đánh giá yếu tố này ở mức bình thường. Do công ty chưa có nhiều chương trình khuyến mãi mang tính độc đáo và họ chưa thể trải nghiệm các loại hình khuyến mãi độc đáo khác nhau nên có thể họ không đánh giá cao ở yếu tố này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Độ tuổi

- Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Có hai nhóm khách hàng Từ 24 – 40 tuổi (3.83) và Từ 41 – 55 tuổi (3.71) đánh giá đồng ý ở yếu tố. Nhóm khách hàng Trên 55 tuổi đánh giá ngang mức bình thường (3.06). Còn nhóm khách hàng Dưới 23 tuổi chỉ đánh giá ở mức không đồng ý (2.18). Có sự đánh giá khác nhau này là do các nhóm khách hàng Từ 24 - 55 tuổi thường là những người đang ở tuổi lao động, làm việc với mức thu nhập ổn định và cũng có khả năng chi trả cao hơn các nhóm khách hàng còn lại nên khá dễ tính trong việc đánh giá các chương trình khuyến mãi của công ty.

- Hoạt động khuyến mãi độc đáo: Hai nhóm khách hàng từ 24 – 40 tuổi (3,3) tuổi và từ 41 -55 tuổi (2.97) đánh giá ở mức bình thường về yếu tố này. Còn hai nhóm khách hàng Dưới 23 tuổi (2.27) và Trên 55 tuổi (2.13) chỉ đánh giá ở mức không đồng ý. Điều này được giải thích là các hoạt động khuyến mãi của công ty chưa độc đáo và không mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nên các khách hàng không đánh giá cao về yếu tố này.

Nghề nghiệp

- Các sản phẩm khuyến mãi đa dạng và có giá trị: Các khách hàng có nghề nghiệp là cán bộ, công nhân viên (3,42) và buôn bán, kinh doanh (3.41) có đánh giá ở mức đồng ý. Các khách hàng có nghề nghiệp là Sinh viên (2.75) đánh giá ngang mức bình thường. Cuối cùng các khách hàng có nghề nghiệp là Về hưu (2.52) và Nội trợ (1.33) đánh giá ở mức không đồng ý.

2.3.2.5.Marketing trực tiếp

Bảng 2.17. Các hoạt động marketing trực tiếp khách hàng từng tiếp xúc


Các hoạt động Marketing trực tiếp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Gặp nhân viên tư vấn qua điện thoại

99

36.2

Nhận email về các chương trình tour

42

15.4

Truy cập vào các trang của công ty Eagle Tourist

(Website, Facebook,…)

93

34.1

Thông qua các Blog, diễn đàn

15

5.5

Thông qua các Website trung gian

24

8.8

Tổng

273

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của Công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Du lịch Đại Bàng - 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Dựa vào bảng 2.19, ta có thể thấy được rằng hai hoạt động marketing trực tiếp được khách hàng tiếp xúc nhiều nhất là: Gặp nhân viên trực tiếp qua điện thoại (36.2%) và Truy cập vào các trang của công ty Eagle Tourist (Website, Facebook,…) (34.1%). Đây là hai hoạt động mà công tyđược đầu tư kỹ lưỡng để mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Đối với hoạt động Gặp nhân viên trực tiếp qua điện thoại, công ty có bộ phận tư vấn du lịch nhằm giải đáp những thắc mắc cho khách hàng và cung cấp đầy đủ các thông tin về các tour tuyến giúp khách hàng hài lòng khi đặt mua các tour ở công ty. Đối với hoạt động Truy cập vào các trang của công ty Eagle Tourist (Website, Facebook,…), vì mạng xã hội là một hệ thống ngày càng phát triển và phổ biến nên công ty đầu tư chủ yếu vào Facebook hay các website của mình, các thông tin được cung cấp khá đầy đủ và chính xác. Chính những điều cơ bản trên nên có nhiều khách hàng tiếp xúc vào các trang của công ty. Mặc dù lượng tương tác của khách hàng còn thấp nhưng các trang này được đánh giá khá tốt từ phía khách hàng. Với những ưu thế

của website và mạng xã hội, công ty cần chú trọng hơn nữa đến hình thức này để mang lại hiệu quả cho công ty.

Hoạt động tiếp theo được khách hàng tiếp xúc khá nhiều chiếm 15.4% đó là Nhận email về các chương trình tour. Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, công ty thường gửi email giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hay các chương trình tour nổi bật đến cho khách hàng để tạo lòng tin và tăng mối quan hệ mật thiết với khách hàng giúp khách hàng biết thêm nhiều sản phẩm tại công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa khai thác hết các khách hàng tiềm năng và có nhiều khách hàng vẫn chưa nhận được một email nào giới thiệu các chương trình tour của công ty.

Hai hoạt động tiếp theo không được khách hàng tiếp xúc nhiều là Thông qua các Blog, diễn đàn chiếm 5.5% và Thông qua các Website trung gian chiếm 8.8%. Hai hoạt động này, công ty chưa được đầu tư nhiều nên khách hàng ít tiếp xúc. Công ty nên đầu tư hơn nữa các hoạt động này để quảng bá hình ảnh thương hiệu được tốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.18. Đánh giá của khách hàng về công cụ Marketing trực tiếp



Tiêu chí

Mức độ đánh giá (%)


Tổng

Giá trị trung bình (Mean)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Thể hiện sự chu đáo của công ty Eagle Tourist

0.0

10.5

59.6

23.7

6.1

100

3.25

Giúp anh/chị hiểu rõ về công ty cũng như các sản phẩm/dịch vụ của

công ty.


0.0


21.9


47.4


27.2


3.5


100


3.12

Các hoạt động này làm cho anh/chị hài lòng.

0.0

1.8

28.9

53.5

15.8

100

3.83

Để lại ấn tượng tốt đẹp về Eagle Tourist

0.0

0.0

37.7

45.6

16.7

100

3.79

(Nguồn: Số liệu xử lý từ SPSS)

Qua bảng 2.18, ta có thể khách hàng đánh giá cao ở hai yếu tố là Các hoạt động này làm cho anh/chị hài lòng (3.83) với 69.3% ý kiến đồng ý và Để lại ấn tượng tốt đẹp về Eagle Tourist (3.79) với 62.3% ý kiến đồng ý. Các hoạt động marketing trực tiếp này giúp xây dựng các mối quan hệ với khách hàng được tốt hơn và có thể đo

lường được phản ứng của khách hàng để phục vụ họ tốt hơn nữa. Do đó, các hoạt động này đều được khách hàng hài lòng và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về công ty.

Hai yếu tố được khách hàng đánh giá ngang mức trung bình đó là Thể hiện sự chu đáo của công ty Eagle Tourist (3.25) và Giúp anh/chị hiểu rõ về công ty cũng như các sản phẩm/dịch vụ của công ty (3.12). Công ty cần đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng nhiều hơn để thể hiện được sự quan tâm của công ty dành cho họ.Đồng thời, công ty cần chú trọng đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng để hiểu hơn các dịch vụ mà họ muốn sử dụng hay dễ dàng biết được các tour tuyến mới của công ty một cách nhanh chóng và chính xác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.19. So sánh đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụ Marketing trực tiếp

Nội dung đánh giá

Giới tính

Độ tuổi

Trình độ

học vấn

Nghề

nghiệp

Thể hiện sự chu đáo của công ty

Eagle Tourist

(1)

(1)

(2)

(1)

Giúp anh/chị hiểu rõ về công ty cũng như các sản phẩm/dịch vụ của

công ty.

(1)

(1)

(1)

(1)

Các hoạt động này làm cho anh/chị

hài lòng.

(1)

(1)

(1)

(1)

Để lại ấn tượng tốt đẹp về Eagle

Tourist

(1)

(1)

(1)

(1)

(Nguồn: Số liệu xử lý từ SPSS)

Từ kết quả của SPSS (ở phần phụ lục) cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm khách hàng đánh giá theo các nhân tố Giới tính, Độ tuổi, Nghề nghiệp nhưng lại có sự khác biệt theo nhân tố Trình độ học vấn. Cụ thể là:

- Thể hiện sự chu đáo của công ty Eagle Tourist: Nhóm Khách hàng có trình độhọc vấn Trung học (3.76) đánh giá mức đồng ý với yếu tố này. Nhóm khách hàng là Cao đẳng/Đại học (3.24) đánh giá ở mức bình thường. Còn nhóm khách hàng là Trên đại học (2.25) có mức không đồng ý với yếu tố này. Với những khách hàng có học vấn cao và cũng có thể là những người có địa vị trong xã hội, họ thường có yêu cầu và đòi hỏi cao hơn các nhóm khách hàng còn lại. Các hoạt động trên có thể chưa đầy đủ để khiến họ hài lòng về sự chu đáo của công ty.

2.3.3. Ý kiến đóng góp cuả khách hàng

Bảng 2.20. Ý kiến cá nhân của khách hàng có giới thiệu cho người thân, bạn bè về các dịch vụ của Eagle Tourist

Anh/chị có giới thiệu cho người thân, bạn bè về các dịch vụ của Eagle Tourist


Số lượng


Tỷ lệ (%)

64

56.1

Không

19

16.7

Chưa biết

31

27.2

Tổng

114

100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong số 114 phiếu khảo sát thì có đến 64 phiếu chọn là “có” chiếm 56.1%, có 31 phiếu chọn là “chưa biết” chiếm 27.2% và có 19 phiếu chọn là “không” chiếm 16.7%. Qua đó chứng tỏ được rằng khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty cũng như các hoạt động truyền thông marketing mà họ đưa ra. Từ đó, các khách hàng này muốn chia sẻ và giới thiệu cho người thân, bạn bè về các dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, cũng có số ít khách hàng vẫn chưa thật sự hài lòng về công ty nên họ không muốn giới thiệu cho người thân, bạn bè của mình.

Bảng 2.21. Ý kiến đóng góp của khách hàng giúp Eagle Tourist được biết

đến nhiều hơn


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Quảng cáo nhiều hơn nữa trên Internet (Mạng xã hội, Facebook, Website, Blog, các diễn đàn...)

77

22.1

Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hợp lý

hơn

108

31.1

Thường xuyên tổ chức các sự kiện, các hoạt động xã hội

61

17.5

Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng sau khi

khách hàng mua tour của Eagle Tourist

102

29.3

Tổng

348

100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Theo bảng 2.21 ta có thể thấy được rằng yếu tố Thường xuyên có nhiều chương

trình khuyến mãi hợp lý hơn là yếu tố mà nhiều khách hàng muốn công ty đầu tư nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất (31.1%). Eagle Tourist là một công ty mới thành lập cách đây không lâu và có quy mô không lớn nên vấn đề về tài chính còn nhiều hạn chế. Do đó, công ty vẫn chưa thể thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi có giá trị cho khách hàng. Yếu tố tiếp theo mà công ty cần phải quan tâm đó là Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng sau khi khách hàngđã mua tour (29.3%). Khách hàng muốn mình được quan tâm hơn nữa sau khi sử dụng các dịch vụ của công ty. Yếu tố tiếp theo mà khách muốn công ty cải thiện nhiều hơn nữa trong tương lai đó là Quảng cáo nhiều hơn nữa trên Internet (Mạng xã hội, Facebook, Website, Blog, các diễn đàn...) (22.1%). Các khách hàng vẫn chưa thật sự hài lòng các quảng cáo của công ty trên Internet và các hoạt động đó chưa được nhiều người quan tâm.Và yếu tố cuối cùng là Thường xuyên tổ chức các sự kiện, các hoạt động xã hội (17.5%) công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa. Công ty vẫn chưa có nhiều sự kiện nổi bật và chưa có nhiều hoạt động xã hội được nhiều người chú ý đến.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG

3.1. Định hướng phát triển của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua 25 năm phát triển kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Không thể phủ nhận rằng, ngành Du lịch là một ngành có khả năng giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm và đem lại nhiều thu nhập ngoại tệ, điều chỉnh cán cân thanh toán, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Về phương diện xã hội, nó đem lại sự thoả mãn cho người đi du lịch, góp phần tăng cường giao lưu văn hoá, phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế dẫn đến sự phát triển không bền vững; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Do đó, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, để ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã có những định hướng phát triển cơ bản vào những năm sắp tới như sau:

Thứ nhất, tăng cường quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu một công ty, chuyên cung cấp những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng tốt, uy tín, nhằm hướng đến sự đáp ứng cao nhất đến khách hàng, có thể trở thành một trong những công ty du lịch lớn mạnh tại Việt Nam.

Thứ hai, đối với phát triển sản phẩm và định hướng công ty sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch mới mẻ, độc đáo, và mang thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội nhất quốc gia; phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, du lịch có trách nhiệm; có sự liên kết và phát triển sản phẩm các khu vực gắn với hành lang kinh tế.

Thứ ba, xác định thị trường mục tiêu với các phân khúc thị trường hướng theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; chú trọng thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần nhất, du lịch dài ngày. Phát triển mạnh vào thị trường nội địa, quan tâm nhiều khách nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế nên tập trung và phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Australia); tăng cường khai thác vào thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Scandinavia), Đông Âu (Nga, Ucraina) và Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); và đặc biệt mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư, đối với phát triển nguồn nhân lực sẽ phát triển và xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để bảo đảm tính chuyên nghiệp, mang tính cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội; tập trung đào tạo nhân lực có năng lực vượt trội, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để phát triển và thúc đẩy đào tạo tại chỗ và huấn luyện theo yêu cầu của công việc.

3.2. Giải pháp cho các công cụ truyền thông marketing của công ty CP TTQC & DVDL Đại Bàng

3.2.1. Giải pháp cho nhóm công cụ Quảng cáo

3.2.1.1. Công cụ quảng cáo ngoài trời

Vì đây là công cụ được đánh giá qua cái nhìn khách quan từ phía khách hàng nên cần đưa ra một số giải pháp cụ thể cho nhóm công cụ này.

- Có thể thay đổi vị trí bảng hiệu ở bên ngoài công ty để phù hợp tầm mắt của mọi người hơn. Đồng thời, để mọi người có thể quan sát rõ ràng hơn các thông tin sơ lược của công ty.

- Công ty có thể gắn thêm hiệu ứng đèn để làm nổi bật thêm bảng hiệu và được nhiều người chú ý hơn nữa.

Ngày đăng: 08/07/2024