lường thành công của hoạt động bán hàng, song điều quan trọng là phải hiểu được nó trong tổng thể lợi tức đầu tư (ROI). Không có doanh số bán hàng đồng nghĩa với hoạt động marketing là vô dụng.
Chỉ tiêu này xác định bằng cách: Tỉ lệ chốt sales trên tổng số Lead
Nếu tỉ lệ này thấp, bất kỳ sự sụt giảm nào trong doanh thu hoặc chi tiêu quá mức có thể là dấu hiệu của chiến lược bán hàng cuối cùng không hiệu quả.
o Tỉ lệ duy trì khách hàng
Nếu vòng đời mua sắm dài hoặc doanh nghiệp chỉ tập trung vào duy nhất việc
bán hàng, chỉ tiêu này sẽ thường khó để đo lường.
Tuy nhiên, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các nền tảng thương mại điện tử, và hầu hết các doanh nghiệp thông thường có thể đo lường bằng cách tính toán phần trăm khách hàng quay trở lại mua sản phẩm. Một tỷ lệ duy trì khách hàng thấp sẽ là dấu hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ “bầy nhầy nhớt nhát”, không kết dính được với khách hàng hoặc một sự thiếu hụt các chương trình tiếp cận khách hàng. Việc duy trì khách hàng là một yếu tố quan trọng để tính toán giá trị trung bình của một khách hàng.
o Giá trị khách hàng
Là một chỉ tiêu rất khó để tính toán. Những con số này sẽ không chỉ ra được tình trạng sức khoẻ của những nổ lực bán hàng hay marketing, nhưng nó sẽ giúp ích trong việc xác định tổng mức sinh lợi trên danh mục đầu tư (ROI – tỷ lệ hoàn vốn đầu tư). Ngoài ra nó cũng hữu dụng trong việc thiết lập mục tiêu hàng năm của công ty bạn.
Xác định giá trị khách hàng trung bình dựa trê việc đưa vào so sánh doanh số bán hàng trung bình trên mỗi khách hàng, điều này sẽ là yếu tố đầu tiên trong việc xem xét tất cả các mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hoạt động Marketing Online của Công Ty In Ấn Vũ Minh - 1
- Đánh giá hoạt động Marketing Online của Công Ty In Ấn Vũ Minh - 2
- Cách Phương Pháp Đánh Giá Hoạt Động Marketing Online
- Tổng Quan Về Thời Gian Sử Dụng Internet Tại Việt Nam
- Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty In Ấn Và Thiết Kế Vũ Minh
- Kế Hoạch Content Facebook Tháng 3 Năm 2021 Của Công Ty In Ấn Vũ Minh
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc tính toán này là gần như không thể song vẫn có thể ước lượng một cách hợp lý dựa trên số lượng giao dịch kỳ vọng của mỗi khách hàng một năm.
o Đánh giá KPI
KPI là viết tắt của từ Key Performance indicators – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rò một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Các chỉ số KPIs thường gặp trong các công cụ marketing là:
Đối với Online Advertising (Quảng cáo trực tuyến):
KPIs có thể là số lượng click hợp lệ tối thiểu đạt được.Ngoài số click, quảng cáo
trực tuyến còn được đánh giá thông qua một vài chỉ số KPI quan trọng khác như:
- Lượt hiển thị quảng cáo,
- Vị trí trung bình của quảng cáo,
- Tỷ lệ click/số lần hiển thị – CTR,
- Điểm chất lượng của từ khoá,
- Giá trung bình/click…
Đối với Search engine marketing (SEM):
Search engine optimization (SEO) Vị trí website trên trang kết quả tìm kiếm tự
nhiên của Google với từ khoá tương ứng.
PPC được đánh giá qua các chỉ số sau:
- Số lượ
- ng nhấp chuột hợp lệ đạt được tương ứng với thời gian và ngân sách quảng cáo
bỏ ra.
- Lượt hiển thị quảng cáo
- Vị trí trung bình của quảng cáo
- Số lần nhập vào quảng cáo tren số lần hiển thị (CTR)
- Điểm chất lượng của từ khóa, giá trung bình trên một nhấp chuột.
Đối với Email marketing:
Số lượng email gửi đi thành công hoặc số lượng email mở. Ngoài ra, còn được đánh giá qua các chỉ số sau:
- Số lượng click vào link trong email
- Số lượng người từ chối nhận email
- Số lượng email được forward cho người khác
- Tỷ lệ email vào inbox hoặc vào spam: chỉ số KPI này khá quan trọng, tuy
nhiên hiện nay chưa có hệ thống gửi email nào báo cáo được.
Đối với PR online (PR trực tuyến): có các chỉ tiêu đánh giá sau:
- Vị trí của bài viết
- Đón nhận từ phía công chúng: bao nhiêu thư/email/cuộc điện thoại đã nhận được về vấn đề này? Nhiều hay ít hơn thường lệ?
- Những trang báo nào đã đưa tin? Đưa ở trang nào, phần nào? Công chúng của họ là ai?
Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động ): được đánh giá thông qua:
- Số lượng thuê bao nhận được tin nhắn, cuộc gọi mỗi ngày là bao nhiêu?
- Bao nhiêu thuê bao có phản hồi với những gì được tiếp thị qua điện thoại?
- Số đơn chốt sale / tổng số tiếp thị của mỗi lần tiếp thị.
Social media marketing (SMM): truyền thông mạng xã hội , được đo lường
qua các dịch vụ sau :
1. Forum Seeding – Nick Feeding – PR Forum Với dịch vụ này bạn cần quan tâm đến các chỉ số:
- Số comment
- Số lượt view topic
- Số comment tiêu cực
- Số comment của các thành viên uy tín
- Tần suất tương tác/phản hồi trong ngày của topic
2. Facebook Fan – Dịch vụ thu hút người hâm mộ cho Facebook Fanpage:
- Thuộc tính xã hội của fan: độ tuổi/giới tính/ngôn ngữ/địa lý
- Tốc độ tăng fan (mỗi ngày tăng được bao nhiêu fan)
- Mức độ tương tác trên mỗi hoạt động của fanpage (post bạn đưa lên có bao nhiêu lượt view, bao nhiêu lượt comment)
- Số lượng/tỷ lệ thành viên tích cực (active user)
- Số lượng thành viên tham gia game/hoặc khảo sát/mua hàng… trên fanpage
- Số lượng page views của fanpage
- Đường dẫn tới Fanpage (dạng http://facebook.com/fanpage_name), lựa chọn được một đường dẫn ngắn gọn và đúng với thương hiệu của doanh nghiệp không phải là đơn giản và dễ dàng.
- Lượng traffic về website có nguồn từ facebook
3. Youtube Channel
- Số lượng người đăng ký cập nhật video trên Channel (subcriber)
- Tổng số lượng xem video clips
- Số lượng và mức độ comment trên Youtube Channel
Content marketing (Nội dung tiếp thị)
- Doanh thu: Bán hàng, đăng ký, tải xuống
- Nhận thức về thương hiệu: Số lượng khách truy cập, lượt xem trang, video đã xem, hoạt động trên mạng xã hội.
- Mức độ tương tác trên trang: Bày tỏ cảm xúc, chia sẻ, nhận xét, …
- Leads: đăng ký bản tin, yêu cầu biểu mẫu hoặc email, tỷ lệ chuyển đổi.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Vai trò và xu hướng Marketing Online trên toàn cầu
Trong thời đại “ cách mạng công nghiệp 4.0” đang diễn ra trên khắp thế giới. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tốc độ gia tăng nhanh chóng về việc sử dụng mạng internet. Xu hướng truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội và các thiết bị điện tử không còn là điều gì quá xa lạ trong bối cảnh bùng nổ kỷ nguyên số như hiện nay. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid- 19, những xu hướng này đã trở nên phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết, hứa hẹn sẽ đem đến nhiều đổi mới và cơ hội cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo các báo cáo Digital 2021 ( kênh We Are Social and Hootsuite ) các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, thiết bị di động và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người trên toàn thế giới, đã có sự tăng trưởng mạnh trong năm qua.
Theo thống kê, tháng 1 năm 2021, trên thế giới đã có 5,22 tỷ người sử dụng điện thoại di động, tương đương với 66,6% tổng dân số thế giới. Người dùng di động duy nhất đã tăng 1,8 phần trăm ( 93 triệu ) kể từ tháng 1 năm 2020, trong khi tổng số kết nối di động đã tăng 72 triệu ( 0,9 phần trăm ) để đạt tổng số 8,02 tỷ vào đầu năm 2021. Con số thể hiện lượng người dùng Internet là 4,66 tỷ người trên thế giới vào tháng 1 năm 2021, tăng 316 triệu người ( 7,3% ) so với thời điểm này năm ngoái. Tỷ lệ thâm nhập internet toàn cầu hiện ở mức 59,5% .
Hình 1: Tổng quan về sử dụng Digital toàn cầu trong tháng 1/2021
(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý
1 năm 2021 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social )
Thực tế, các thay đổi theo thời gian đem đến cái nhìn tổng quan về xu hướng sử dụng digital hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng social media bằng máy tính bàn tại nơi làm việc hoặc nhà riêng, phần lớn người dùng trên khắp thế giới đang truy cập các phương tiện social media bằng điện thoại hoặc máy tính bảng cá nhân. Số liệu từ Global Web Index chỉ ra rằng có đến 9 trong 10 người dùng Internet truy cập trực tuyến thông qua smartphone, nhưng ⅔ trong số họ thừa nhận rằng họ cũng dùng laptop và máy tính để bàn để truy cập Internet.
Hơn nữa, dù điện thoại di động đã trở thành thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất trên tất cả các quốc gia, khoảng cách giữa phương tiện này và máy tính vẫn khá nhỏ,.
Bên cạnh đó, dữ liệu mới nhất từ StatCounter chỉ ra rằng máy tính vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động web của toàn thế giới. Hơn 40% các trang web hoạt động vào tháng 12 năm 2020 được ghi nhận bởi trình duyệt web chạy trên các thiết bị laptop và máy tính để bàn, mặc dù thị phần của những thiết bị này giảm nhẹ so với tháng 12 năm 2019.
Hình 2: Tổng quan về tình hình sử dụng đa thiết bị để tiếp cận mạng xã hội
trong tháng 1/2021
(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý
1 năm 2021 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social )
Phân tích Kepios về dữ liệu thu được từ Global Web Index cho thấy rằng: 98%
người dùng của bất cứ nền tảng mạng xã hội nào cũng dùng ít nhất một nền tảng khác.
Cụ thể, 85% người dùng TikTok thuộc độ tuổi từ 16 đến 64 nói rằng họ đã sử dụng Facebook và gần 95% người dùng Instagram trong cùng độ tuổi xác nhận rằng họ cũng dùng YouTube.
Qua bảng trên, ta có thể rút ra được bài học mới chính là các thương hiệu không cần hoạt động tích cực trên mọi nền tảng. Trên thực tế, dữ liệu chỉ ra rằng sự xuất hiện trên một hoặc hai nền tảng lớn đã cho phép thương hiệu tiếp cận gần như tất cả người dung social media trên thế giới.
Có thể thấy rằng ít nhất 6 nền tảng hiện nay đều có hơn 1 tỷ người dùng tích cực hàng tháng (monthly active users), trong khi ít nhất 17 nền tảng khác có nhiều hơn 300 triệu người dùng. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa chỉ nên tập trung vào các nền
tảng lớn. Quan trọng là, cần nhận thức rằng dữ liệu đóng vai trò quan trọng tạo ra định hướng mang tính chiến lược cho social media. Thay vì tập trung mọi sự chú ý vào việc tiếp cận khách hàng, đã đến lúc họ nên khám phá các nhân tố khác, chẳng hạn như cơ hội sáng tạo dựa trên các định dạng nội dung của mỗi nền tảng.
Hình 3: Tổng quan xu hướng tiếp cận mạng xã hội vào tháng 1/2021
(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý
1 năm 2021 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social
1.2.2 Tình hình sử dụng và xu hướng Marketing Online ở nước ta hiện nay
Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhưng đang được đánh giá cao về khía cạnh tốc độ gia tăng nhanh chóng về việc sử dụng mạng internet, được xem như là một khu vực có tiềm năng đầu tư.
o Tình hình sử dụng Marketing Online hiện nay
Theo thống kê, Việt Nam có dân số 97,75 triệu người vào tháng 1 năm 2021, với tỷ lệ dân thành thị là 37,7 %. Trong năm này, số lượng người dùng Internet Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam tăng 551 nghìn, tăng lên 0,8% so với thời kì năm ngoái (+ 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 )
Một con số khác, có 72,00 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào tháng 1
năm 2021, tốc độ tăng trưởng đạt 11 % ( tăng thêm 7 triệu) so với cùng kỳ năm trước. Mặc khác, nhờ sự ra đời của nhiều dòng điện thoại thông minh phân hóa nhiều cấp từ dòng cấp thấp đến tầm trung và cao, phù hợp với hầu hết các người dân, vậy nên số lượng người dùng điện thoại cũng tăng so với các năm khác, và tốc độ đạt được tăng 1,3 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.Nhờ sự phát triển đó, kéo theo lượng người dùng mạng xã hội trên điện thoại tăng gấp nhiều lần so với năm trước, con số thể hiện +0,9 % so với cùng kỳ năm trước.
Hình 4 : Tổng quan về sử dụng Digital Việt Nam trong tháng 1/2021
(Nguồn: Báo cáo từ số liệu thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong quý
1 năm 2021 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social )
Như vậy Digital Marketing là cách tiếp cận khách hàng tất yếu của doanh nghiệp.
Việt Nam không nằm ngoài tốc độ tăng trưởng của nền Digital Marketing thế giới.
Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng, trung bình người dùng Việt Nam dành ra 6h47m để truy cập mạng internet xếp thứ 15 thế giới theo bảng tổng sắp các nước có số lượng người dành thời gian trên mạng. Nghiên cứu cũng đề cập rằng, người dùng Việt Nam dùng 2h21m để sử dụng mạng xã hội, 2h40m để xem các stream hoặc là video online, và dùng 1h09m để nghe nhạc trực tuyến.