Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 12

Như vậy, ngoài các ngành trực tiếp quản lý làng nghề là NN&PTNT; Công Thương; TN&MT; Công an, còn có một số ngành có liên quan khác như Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin, Truyền thông cũng đang tham gia vào công tác quản lý các làng nghề nói chung và môi trường làng nghề nói riêng; Liên minh HTX Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam là hai tổ chức có liên quan trực tiếp và có các hoạt động tham gia vào công tác BVMT làng nghề như tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng mô hình xử lý chất thải… Tuy nhiên, cần có một ngành được phân công cụ thể, nhất quán để làm “đầu mối” quản lý các hoạt động phát triển làng nghề từ quy hoạch phát triển đến quản lý hoạt động và triển khai các nội dung về BVMT.

3.8. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT

Như trên đã phân tích, do năng lực, nguồn lực hạn chế, nên hầu hết các địa phương còn chậm trong việc quán triệt và triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT tới chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và đặc biệt là các hộ, cơ sở sản xuất tại làng nghề. Nhiều hộ, cơ sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương cấp xã, huyện không hiểu hoặc hiểu chưa đúng về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình trong công tác BVMT; trách nhiệm xử lý chất thải sản xuất do cơ sở thải ra và trách nhiệm đóng góp các khoản kinh phí cho công tác BVMT.

Chính vì vậy, ngoài rất ít số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại làng nghề đã được xử lý, những công cụ quản lý khác cũng triển khai rất khó khăn. Kết quả kiểm tra, điều tra cho thấy, hầu như không có hộ sản xuất trong làng nghề có các hồ sơ, thủ tục về môi trường (như Đánh giá tác động môi trường; Cam kết BVMT; Đề án BVMT); không có các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; không nộp các khoản phí, lệ phí về BVMT và khai thác tài nguyên (trừ phí thu gom chất thải rắn); không đủ năng lực tài chính để nộp phạt vi phạm hành chính cũng như chây ỳ trong thi hành quyết định xử lý vi phạm; một số trường hợp cá biệt sẵn sàng dựa vào số đông để chống đối, thậm chí hành hung các đoàn kiểm tra, thanh tra, báo chí đến làm việc; nhiều hộ sản xuất không tiếp nhận hoặc tiếp nhận nhưng không vận hành các hạng mục công trình xử lý ô nhiễm môi trường khi được nhà nước đầu tư, do không chịu chi trả các khoản chi phí vận hành, bảo dưỡng.

Nhà nước đã ban hành các quy định, chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đã chỉ đạo tăng cường quy hoạch, xây dựng CCN làng nghề hoặc khu sản xuất tập trung. Trên thực tế, nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện, nhưng không triệt để. Một ví dụ tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến 02 CCN để di dời các cơ sở sản xuất nhưng không cụm nào có hệ thống xử lý nước thải. Tại hầu hết các nơi, UBND cấp huyện hoặc cấp xã làm chủ đầu tư CCN làng nghề, nhưng cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống đường giao thông nội bộ đơn giản... và không có các hạng mục, công trình về BVMT. Tại nhiều khu quy hoạch sản xuất tập trung, các hộ sản xuất không chỉ di chuyển bộ phận sản xuất mà lại di chuyển cả gia đình đến sinh hoạt như CCN Đồng Kỵ - Bắc Ninh, hình thành cả một khu phố mới có cả nơi ở, nơi sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm. Do vậy, các khu/CCN này giống với khu vực giãn dân và là một hình thức mở rộng ô nhiễm. Theo đánh giá và dự báo của nhiều chuyên gia môi trường trong nước và quốc tế thì mô hình khu/CCN do UBND tỉnh và UBND huyện thành lập đã, đang và sẽ là một loại hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hàng đầu. Đây là xu hướng đáng báo động trên toàn quốc và nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, đưa các CCN vào đúng khung pháp lý hiện hành, thì thay vì xử lý ô nhiễm trong phạm vi 3.355 làng có nghề và làng nghề được công nhận như hiện nay, chúng ta sẽ phải xem xét và xử lý số lượng các khu vực ô nhiễm gấp đôi, thậm chí gấp ba lần con số hiện tại trong vòng vài năm tới.‌

3.9. Đánh giá chung

3.9.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng công tác BVMT đối với làng nghề đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Từ cấp Trung ương đến địa phương đã bổ sung, ban hành hàng loạt văn bản, quy định về BVMT nói chung, trong đó có áp dụng đối với hoạt động BVMT làng nghề. Đồng thời, cũng ra đời một số văn bản quy định riêng, đặc thù cho làng nghề, tuy số lượng còn hạn chế.

- Một số địa phương đã và đang tích cực, chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động về phòng ngừa, phát hiện, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề nhằm từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

làng nghề (bao gồm thực hiện đồng bộ các giải pháp: pháp luật, chính sách, công nghệ, truyền thông, thanh tra/kiểm tra,...).

- Nhiều mô hình làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa đã phát huy hiệu quả, vừa tôn vinh giá trị của các ngành nghề truyền thống, vừa khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và tăng thu nhập, vừa nâng cao ý thức về giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường như Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Làng nghề đúc đồng Phước Kiều… Tuy nhiên, do không quản lý tốt, ở một số địa phương đã và đang có sự trà trộn giữa các sản phẩm bản địa và sản phẩm nhập khẩu, ngoại lai, gây hiệu ứng phản tác dụng đối với khách tham quan, du lịch.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 12

- Nhiều địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất thải làng nghề, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số địa phương như: công nghệ hầm biogas đối với chất thải đối với các làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc; mô hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề Bình Yên, tỉnh Nam Định;

- Một số địa phương đã triển khai quy hoạch tập trung các khu/CCN để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư đối với làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy… hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân tán đối với từng hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ô nhiễm.

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường và pháp luật về BVMT đối với làng nghề đã được quan tâm ở mức độ nhất định; công tác xã hội hóa BVMT làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Một số hình thức tổ chức xã hội như Hiệp hội ngành nghề đã hình thành tại một số địa phương và hoạt động có hiệu quả trong chia sẻ thông tin về chính sách, pháp luật, thông tin về thị trường… Các Hiệp hội này, nếu được đặt đúng vị trí và giao đúng vai trò, sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề.

3.9.2. Những hạn chế, yếu kém

Từ những phân tích, nhận định đã trình bày ở các phần trên, có thể rút ra những hạn chế cơ bản trong công tác BVMT đối với làng nghề như sau:

- Sự phân công, phân cấp về trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề chưa rò ràng và hợp lý, còn bị “chồng lấn” và “bỏ trống”; thiếu một cơ quan “đầu mối”; cơ chế

phối hợp giữa các bộ/ ngành và giữa các ngành với địa phương thiếu gắn kết và nhiều bất cập. Vai trò, vị trí rất quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã, Trưởng thôn trong quản lý môi trường làng nghề còn bị mờ nhạt, chưa phát huy và đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý môi trường làng nghề.

- Nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không phù hợp nếu áp dụng cho sản xuất làng nghề. Quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trên nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy, đầu tư,…

- Nhiều địa phương chưa xác định đây là vấn đề ưu tiên để chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề, mặc dù trên thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đã trở nên bức xúc. Sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành của nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp về BVMT làng nghề ở nhiều địa phương còn thiếu thường xuyên và kịp thời và “đủ độ”.

- Đầu tư cho công tác xử lý chất thải và BVMT làng nghề chưa được chú trọng. Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải trong các dự án đầu tư là không đáng kể, vì vậy, cần đặc biệt quan tâm khi phê duyệt và kiểm soát việc sử dụng kinh phí cho các hạng mục công trình BVMT trong các dự án đầu tư phát triển. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trước hết là bố trí kinh phí nên tiến độ xử lý ô nhiễm đối với 15 làng nghề theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; cũng như tiến độ thực hiện Dự án Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của Bộ TN&MT bị chậm, kéo dài…

- Một số công trình, dự án đã và đang thực hiện nhằm giải quyết ô nhiễm, cải thiện môi trường tại một số làng nghề cụ thể trong thời gian qua nhưng vẫn mang tính chất nghiên cứu, thử nghiệm và phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

- Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường các cấp từ trung ương đến địa phương còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng. Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề) thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường nên còn nhiều bất cập trong việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật.

- Chủ trương quy hoạch các khu/CCN tập trung cho làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào một khu vực tập trung để quản lý là đúng, tuy nhiên, khi

thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, dẫn tới kết quả và hiệu quả hạn chế: Ví dụ như quy hoạch CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh; mây tre đan Trường Yên, Hà Nội đã trở thành khu vực sinh hoạt và sản xuất mới. Hầu hết các khu/cụm công nghiệp loại này không có công trình xử lý nước thải tập trung, cơ sở hạ tầng nói chung và BVMT nói riêng rất yếu kém,…dẫn tới việc gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải phát sinh và xu hướng này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu ngay bây giờ không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm hữu hiệu.

- Với sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các dự án hợp tác quốc tế, đã có không ít mô hình xử lý chất thải làng nghề đã được thực hiện; trong số đó một số mô hình cho kết quả tốt được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan nghênh, đánh giá cao nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, cũng có nhiều mô hình đã được xây dựng nhưng không hoạt động do chi phí vận hành cao, kỹ thuật vận hành phức tạp đòi hỏi người vận hành phải có trình độ kỹ thuật nhất định hoặc công nghệ xử lý chưa phù hợp, chất thải đầu ra chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

- Ý thức thực thi trách nhiệm về BVMT của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề là rất yếu kém; trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

- Tuy Nhà nước đã quan tâm và có những chính sách nhất định ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT nói chung và làng nghề nói riêng; nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự khuyến khích; tác dụng mang tính chất “đòn bẩy” rất hạn chế;…


3.9.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

a) Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức và ý thức về BVMT làng nghề của nhiều tổ chức, cá nhân chưa đúng mức; ý thức thực thi trách nhiệm về BVMT làng nghề của nhiều cấp, nhiều cơ quan trung ương và địa phương chưa tốt; ý thức chấp hành pháp luật của nhiều cơ sở sản xuất và cá nhân trong làng nghề còn rất kém.

- Do không được quy hoạch, định hướng phát triển và quản lý hiệu quả cùng với kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời, dẫn tới “làng nghề” phát triển một cách thiếu định hướng; ngoài những làng nghề truyền thống, có giá trị cần được bảo tồn và phát triển, đã xuất

hiện sự phát triển hàng loạt cụm “cơ sở công nghiệp nhỏ” ở địa bàn nông thôn, thực chất là một loại “làng nghề” trá hình, lấy danh nghĩa làng nghề để trốn tránh các nghĩa vụ đối với xã hội, trốn các loại phí, thuế, lệ phí nói chung và BVMT nói riêng, trốn tránh các chế tài về BVMT. Đã đến lúc, phải kiên quyết loại bỏ các loại hình sản xuất này khỏi danh mục làng nghề, để đưa các hoạt động làng nghề vào đúng vị trí truyền thống của nó.

- Phân công trách nhiệm BVMT làng nghề giữa một số bộ/ngành có liên quan còn chồng chéo và tồn tại nhiều bất cập dẫn đến chưa phát huy hết vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Huy động nguồn lực (nhân lực, tài chính) cho BVMT làng nghề còn chưa tốt, trong khi công tác xã hội hóa BVMT làng nghề triển khai lúng túng, kết quả rất thấp. Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã là cấp có liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất và quyền lợi của người dân tại làng nghề, còn thiếu quan tâm tới BVMT làng nghề, chỉ chú trọng thuần túy phát triển sản xuất, trông chờ để được hỗ trợ kinh phí mà bỏ qua các trách nhiệm quản lý môi trường, đôn đốc nhắc nhở thực hiện các nghĩa vụ về BVMT; thậm chí, tại một số nơi khi được nhà nước đầu tư các công trình xử lý môi trường thì chính quyền địa phương lại không muốn tiếp nhận. Một số địa phương nhận thức được hậu quả của ô nhiễm môi trường nhưng lúng túng, không biết cách xử lý và đùn đẩy trách nhiệm.

- Các quy định hiện hành về BVMT đối với làng nghề còn thiếu hoặc không phù hợp: chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể; tiêu chuẩn/quy chuẩn về môi trường thì chưa phù hợp đối với đối tượng sản xuất làng nghề.

- Tâm lý ỷ lại, chờ đợi, coi việc xử lý hậu quả ô nhiễm làng nghề là việc của nhà nước tồn tại phổ biến ở hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề. Ví dụ, nhiều hộ sản xuất có doanh thu lên tới vài trăm triệu đồng một năm nhưng khi được yêu cầu đóng góp các khoản cho vệ sinh môi trường thì thoái thác trách nhiệm, chây ỳ. Nhiều hộ sản xuất được nhà nước đầu tư các công trình xử lý chất thải, sau khi nhận bàn giao thì không vận hành.

b) Nguyên nhân khách quan

- Hầu hết các nguyên nhân khách quan đã được phân tích ở các phần trên và đều liên quan đến bản chất và đặc thù của sản xuất làng nghề. Làng nghề là sự phát triển tất yếu của xã hội nông thôn, phát triển làng nghề có tính tự phát, hoạt động manh mún,

nhỏ lẻ, biến động theo thị trường nên khó quản lý. Đến nay, các làng nghề đều mang nét đặc thù là không ổn định về quy mô sản xuất, công suất, loại hình sản phẩm, nguyên liệu sử dụng,… nên tất yếu dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nói chung và quản lý BVMT nói riêng.

- Với các nguyên nhân, hạn chế và yếu kém nêu trên, để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiêm môi trường làng nghề phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến bản chất, đặc thù của sản xuất làng nghề; phải gắn xử lý ô nhiễm làng nghề với các chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển nông thôn, sản xuất làng nghề theo nguyên tắc phát triển bền vững; phải tiến hành đồng bộ các giải pháp và công cụ quản lý khác nhau; phải được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước; sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành trách nhiệm cao của các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp.


3.10. Đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

Để thực hiện tốt bảo vệ môi trường làng nghề, tôi đề xuất các nhóm giải pháp như sau:

3.10.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách.

- Tổ chức tổng điều tra, đánh giá trên toàn quốc về thực trạng làng nghề Việt Nam (ngay trong năm 2012); xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới” trình Quốc hội xem xét và phê duyệt, mà một trọng tâm của Chương trình là bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề nhằm bảo đảm an sinh, xã hội cho các vùng nông thôn Việt Nam; xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: lập danh mục các loại hình và quy mô làng nghề cần được bảo tồn và phát triển, nhân rộng; danh mục các loại hình và quy mô sản xuất làng nghề cần phải kiên quyết loại bỏ khỏi khu vực dân cư nông thôn; định hướng phân bố, điều tiết khu vực phát triển làng nghề theo lịch sử hình thành, vùng nguyên liệu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường” trình Quốc hội xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, xử lý triệt để các làng nghề bị ô nhiễm nặng (chiếm khoảng 26% trên tổng số làng nghề) là một trọng tâm ưu tiên của Chương trình để có kế hoạch, phân công và lộ trình thực hiện cụ thể, khắc phục những khó khăn về nguồn lực tại chỗ của các cơ sở trong làng nghề

cũng như chính quyền địa phương các cấp, duy trì vai trò thiết yếu của làng nghề đối với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam.

- Ban hành các chính sách cụ thể và thỏa đáng về ưu đãi, hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, ưu đãi thuế thu nhập, thuế xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, thu hút du lịch, khám chữa bệnh định kỳ… đối với các tổ chức, cá nhân trong làng nghề thực sự “đúng nghĩa”. Có như vậy mới thực sự khuyến khích các làng nghề đăng ký được công nhận là làng nghề phát triển mạnh và bền vững.

- Công bố rộng rãi trên quy mô toàn quốc Danh mục các làng nghề được công nhận, lập kế hoạch và lộ trình đầu tư kinh phí từ các nguồn ngân sách nhà nước cấp Trung ương và địa phương và các nguồn khác để nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đường, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thu gom chất thải rắn, quy hoạch tỷ lệ cây xanh nông thôn) cho các làng nghề đã được công nhận.

- Xây dựng và ban hành lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường phù hợp cho đặc thù sản xuất làng nghề, đảm bảo các Quy chuẩn được ban hành có tính khả thi cao và là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề.

3.10.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tại Trung ương, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là “cơ quan đầu mối” trong quản lý việc phát triển làng nghề và các đối tượng sản xuất trong làng nghề. Đối với đơn vị được giao đầu mối, ngoài trách nhiệm quy hoạch, định hướng phát triển và quản lý sản xuất, còn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dòi việc thực hiện các biện pháp xử lý các chất thải phát sinh từ sản xuất và bảo vệ cảnh quan, môi trường. Bộ Công Thương quản lý các khu/cụm/điểm công nghiệp tập trung. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy chuẩn về BVMT; hướng dẫn, kiểm tra việc lập các hồ sơ, thủ tục về môi trường; kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT; phát hiện các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý; tổ chức thu phí về BVMT; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Bộ Công an có trách nhiệm điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Bộ

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí