định. Việc tác động hay phân tích, đánh giá một hợp phần luôn đòi hỏi có sự liên hệ và tính toán tới những hợp phần còn lại. Đây là quan điểm có ý nghĩa ứng dụng quan trọng, mỗi đối tượng địa lí đều có không gian riêng, vị trí và mối quan hệ đặc trưng không chỉ với các hợp phần bên trong mà cả với xung quanh. Do đó dưới góc độ tổ chức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế điều hành là lợi ích cục bộ phục tùng lợi ích chung của hệ thống [18].
Du lịch Vĩnh Phúc được xem như một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn (trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, vùng KTTĐBB và các địa phương lân cận). Như vậy, việc phát triển du lịch Vĩnh Phúc phải phụ thuộc vào các nguyên tắc của toàn hệ thống để vận dụng vào khai thác, tổ chức và kinh doanh du lịch.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Xây dựng các hình thức phát triển du lịch thông qua việc đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch cho cả hiện tại và tương lai. Đối với việc phát triển du lịch quy mô cấp tỉnh cũng cần phải nghiên cứu, đề xuất các định hướng phù hợp với tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch để thấy được các quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại. Đồng thời xác định những loại hình du lịch mang tính chuyên biệt của mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng như của mỗi địa phương để tạo ra sức cạnh tranh.
Vĩnh Phúc là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hóa phát triển từ lâu đời. Vùng đất với nhiều nét đặc trưng về tự nhiên, văn hóa và con người, những đặc điểm này đã được nghiên cứu, khai thác cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án chính xác giúp cho việc phát triển du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững.
- Quan điểm phát triển bền vững
Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chất biện chứng mới ngày nay, nhưng không chỉ bền vững/đồng bộ/hài hòa giữa các lĩnh vực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững/đồng bộ/hài hòa giữa các lĩnh vực, bền vững giữa các vùng, miền lãnh thổ và toàn cầu [19].
Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Do vậy, cùng với các nghiên cứu về khía cạnh tài nguyên du lịch, luận văn cũng lồng ghép các phân tích về kinh tế, xã hội của lãnh thổ nhằm đưa ra khung định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới bền vững.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên Để Phát Triển Du Lịch
- Lý Luận Về Phân Vùng Địa Lí Tự Nhiên Phục Vụ Phát Triển Du Lịch
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đánh Giá Điều Kiện Địa Lí Và Tài Nguyên Du Lịch
- Các Yếu Tố Thời Tiết Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2012 - 2016
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2016
- Cơ Sở Lưu Trú Của Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2009 - 2013
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề hiện tại trong nước và quốc tế. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ cho phép phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa
Nghiên cứu thực địa giúp tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và người dân sở tại.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí
Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ du lịch, mà còn là cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Cùng với GIS, các thông tin thuộc tính được kết nối với các đối tượng không gian của bản đồ cho phép nghiên cứu theo các mục đích như: đánh giá tài nguyên, xác định vị trí thuận lợi cho phát triển các điểm, cụm, tuyến du lịch,…
Nghiên cứu du lịch là nghiên cứu tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Do đó việc áp dụng công nghệ GIS góp phần tạo mối liên kết không gian, quản lý và khai thác các hoạt động du lịch.
- Phương pháp chuyên gia
Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch là một vấn đề phức tạp có liên quan tới lý luận và thực tiễn của nhiều ngành khoa học và hiện trạng kinh tế - xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn, rất cần và đã thực hiện việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các chuyên gia về quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.
- Phương pháp phân vùng
Việc phân vùng địa lí tự nhiên trong luận văn được tiến hành theo các phương pháp từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn. Phân vùng địa lí tự nhiên sẽ cho thấy vị thế, tiềm năng và đặc điểm tài nguyên của từng tiểu vùng. Từ đó kết hợp với các phân tích định lượng để có thể xác định được mối quan hệ của các hệ thống tự nhiên và xã hội, đồng thời đề xuất định hướng phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên của từng lãnh thổ.
- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu - MCA (Multi Criteria Analysis) là một phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Ứng dụng của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu giúp xác định mức độ thuận lợi của các yếu tố phân tích nhằm hỗ trợ cho các bài toán quy hoạch, tổ chức lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phù hợp để phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp đánh giá bán định lượng cho kết quả khách quan đáng tin cậy.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT), là phương pháp phân tích chiến lược, đánh giá vị trí và định hướng của một mục tiêu phát triển dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ thực tiễn phát triển du lịch của Vĩnh Phúc, luận văn vận dụng mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất các định hướng phát triển của tỉnh. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được phân tích như những yếu tố nội bộ, còn cơ hội và nguy cơ là những yếu tố bên ngoài góp phần thúc đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của du lịch Vĩnh Phúc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua nghiên cứu về lịch sử phát triển, tổng quan về các hướng nghiên cứu và cơ sở lý luận đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu của luận văn, xác định được quy trình, mục tiêu và phương pháp đánh giá tài nguyên tự nhiên. Đó chính là cơ sở để luận văn tiếp cận trên quan điểm địa lí tự nhiên theo hướng phân vùng. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch và đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho một số loại hình du lịch đặc trưng theo từng tiểu vùng. Từ đó, đề xuất định hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng và định hướng TCLTDL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn đã tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận theo các hướng nghiên cứu về đánh giá tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch, phân vùng địa lí tự nhiên và phát triển du lịch qua những công trình nghiên cứu tại Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu
- lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí - Tài nguyên vị thế
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Bắc giáp Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.237,52 km2, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên.
Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km. Có quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh được coi là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, tạo cho Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐPB. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của thủ đô, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp cận với thông tin, với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như những lợi thế để phát triển cơ sở hạ tầng và sử dụng những cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.
Người biên tập: Phan Quốc Chinh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Khanh
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2. Địa hình - Tài nguyên địa mạo
Địa hình Vĩnh Phúc được thành tạo do kết quả hoạt động tổng hợp từ các quá trình địa chất nội sinh, ngoại sinh và dưới tác động nhân sinh. Nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, Vĩnh Phúc có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 3 vùng: núi, đồi và đồng bằng.
(1) Vùng núi: được phân thành 3 loại:
- Địa hình núi trung bình: điển hình là dãy núi Tam Đảo (thuộc địa bàn của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa trong giai đoạn Mezozoi (thời kỳ Triat - cách ngày nay khoảng 145 triệu năm). Dãy Tam Đảo có chiều dài hơn 50 km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1.400 m, trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1.592 m), và ba đỉnh Thạch Bàn (1.388 m), Thiên Thị (1.375 m), Phù Nghĩa (1.400 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo. Trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.
- Địa hình núi thấp: nằm ở phía Tây của dãy Tam Đảo thuộc các huyện Lập Thạch, Sông Lô với đỉnh cao nhất là núi Sáng Sơn (663 m). Được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm do các hoạt động kiến tạo địa chất. Trải qua thời gian cùng với những tác động của yếu tố ngoại lực núi này bị xâm thực, bào mòn hình thành nên địa hình núi có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Địa hình núi sót: gồm núi Đinh, núi Trống, núi Thanh Tước nằm theo một trục trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, có độ cao trung bình khoảng 100m - 300m.
Miền núi với nhiều dạng địa hình đặc biệt như: suối, thác nước... là những tài nguyên du lịch phong phú thu hút khách du lịch, điển hình là thác Bạc, suối Bát Nhã, suối Bạc, suối Vàng, hang Dơi,...
(2) Vùng đồi: kế tiếp vùng núi phân bố tập trung tại các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đồi ở Vĩnh Phúc có hình bát úp, kích thước không lớn, có dạng vòm, đường nét mềm mại. Phần lớn địa hình cao 50m
- 60m, xen kẽ một số đồi cao 200m - 300m. Đây là vùng phù sa cổ được các vận động tạo sơn nâng lên. Chia thành ba loại:
- Đồi xâm thực bóc mòn: hình thành do các vận động kiến tạo địa chất, trải qua thời gian chịu tác động của các yếu tố ngoại lực, phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh Yên, Tam Dương và Phúc Yên.
- Đồi tích tụ: được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn trong chân núi Tam Đảo như: các suối ở Đạo Trù (Tam Đảo), Tam Quan, Hợp Châu (Tam Dương), Minh Quang, Thanh Lanh (Bình Xuyên).
- Đồi tích tụ bóc mòn: là những đồi được hình thành trong quá trình tích tụ nhưng đã bị bóc mòn. Dạng đồi này phổ biến ở ven sông Lô từ Đồng Thịnh, Cao Phong đến Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề (Lập Thạch).
(3) Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đây là đỉnh của vùng tam giác châu thổ sông Hồng. Khu vực này nhìn chung bằng phẳng, đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, một vài chỗ địa hình hơi võng lòng chảo, có nhiều đầm hồ và vực lớn như: đầm Dưng, đầm Cả,… thích hợp cho các hoạt động du lịch. Đồng bằng chia làm hai loại:
- Đồng bằng châu thổ: phân bố trên toàn bộ hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Đồng bằng có bề mặt tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sông Hồng và phía Nam huyện Yên Lạc. Đây là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn, được hình thành cùng thời kỳ hình thành châu thổ sông Hồng (Kỷ Đệ Tứ - Thống Pleistocen). Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các dòng sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy.
- Đồng bằng trước núi: được hình thành do sự phá hủy lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt, nước ngầm và nước sông băng (thời kỳ băng hà). Loại đồng bằng này thường có diện tích không lớn và có độ cao tuyệt đối tăng dần từ ngoài vào trung tâm. Đó là các đồng bằng trước núi Sáng (Lập Thạch), trước núi vùng Đạo Trù (Tam Đảo), đồng bằng khu vực Quang Hà, Minh Quang (Tam Đảo), Thanh Lanh, Thanh Lộc (Bình Xuyên).
2.1.3. Địa chất - Tài nguyên khoáng sản
Theo công trình Địa chí Vĩnh Phúc (2012), trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân có nhóm đá khác nhau [41]: