Tình Hình Sản Xuất Cam Ở Các Vùng Trên Thế Giới


các vùng trồng cam trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề trồng cam cũng sớm phát triển và ngược lại.

Năm 2010 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 4.127.0 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 1168,4 tấn/ha, sản lượng đạt 69,516,0 nghìn tấn.

So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2016, châu Á có tổng diện tích lớn nhất (1,657,0 nghìn ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 21,5 nghìn ha.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam ở các vùng trên thế giới


Chỉ tiêu


Chỉ tiêu


Năm


Năm

Các châu lục trên thế giới


Thế giới


Châu Phi


Châu Mỹ


Châu

Á


Châu Âu

Châu Đại Dươn g


Diện tích (nghìn ha)

2010

391,8

1.742,1

1.657,7

314,0

21,3

4.127,0

2011

412,6

1.741,1

1.450,3

310,5

15,9

3.930,6

2012

434,1

1.618,2

1.466,3

281,6

21,1

3.821,6

2013

457,3

1.585,5

1.356,1

293,7

21,7

3.894,5

2014

457,4

1.560,3

1.562,2

286,6

19,2

3.885,9

2015

465,6

1,556,1

1,619,5

302,4

18,4

3,962,2

2016

482,2

1,506,3

1,657,0

297,9

21,5

3,965,2


Năng suất (tấn/ha)

2010

181,8

195,9

128,0

211,0

188,5

168,4

2011

186,7

209,7

139,9

207,2

189,4

181,2

2012

188,7

212,0

138,1

202,6

189,7

180,2

2013

184,1

211,6

141,8

219,6

189,5

181,3

2014

199,1

203,8

149,0

219,4

188,1

182,3

2015

200,4

202,7

157,4

200,5

189,0

183,7

2016

193,3

207,5

158,8

197,2

189,6

184,5


Sản lượng (nghìn tấn)

2010

7.123,5

34.132,3

21.230,5

6.626,6

403,0

69.516,0

2011

7.707,8

36.518,1

20.293,2

6.434,5

302,5

71.256,3

2012

8.193,2

34.316,8

20.260,5

5.708,8

401,9

68.881,5

2013

8.420,3

33.556,3

21.788,6

6.451,6

412,5

70.629,5

2014

9.111,6

31,808,3

23.282,5

6.291,9

361,9

70.856,3

2015

9.334,1

31.553,1

25.492,6

6.065,8

348,4

72,794,2

2016

9,322,8

31,259,8

26,319,3

5,876,5

409,0

73,187,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón DH đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 4

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2018[12]


2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất Ổi, Bưởi, Cam ở Việt Nam‌

* Tình hình sản xuất ổi ở Việt Nam

Việt Nam có tập toàn cây ăn quả phong phú, mỗi vùng miền trên đất nước có những cây ăn quả đặc trưng riêng cho từng vùng. Ví dụ ở miền Bắc có vải thiều, hồng, đào, lê, mận. Miền Nam là xoài, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm, còn các cây khác như chuối, dứa, nhẵn, đu đủ, na, ổi, cam quýt... thì có thể trồng ở hầu khắp các vùng trong cả nước, chỉ trừ những vùng núi cao hoặc thung lũng có sương muối hàng năm. Chính vì vậy nước ta bốn mùa đều có quả chín.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 700 ha ổi, trong đó có một số huyện có diện tích trồng ổi lớn như huyện Thanh Hà, huyện Nam Sách, huyện Chí Linh và huyện Ninh Giang. Cơ cấu giống ổi trong sản xuất rất phong phú bao gồm giống ổi Bo, ổi Găng, Ổi đài loan, ổi Xùi quả dài, ổi đào, ổi Mỡ địa phương. Trong đó có nhiều giống ổi do người dân tự mua tại các chợ địa phương không rò nguồn gốc cũng như tên giống

* Tình hình sản xuất Bưởi ở Việt Nam

Cây bưởi là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất cây bưởi nói chung trong đó có bưởi ở nước ta chưa ổn định, mặc dù trình độ thâm canh được nâng lên, năng suất tăng và sản lượng cũng tăng. Đối với cây bưởi, năm 2015 diện tích đạt 39.547 ha năng suất đạt 119,19 tạ/ ha sản lượng đạt 471.380 tấn. Năm 2017 diện tích tăng đạt 46,791 ha sản lượng tăng đạt 568.352 tấn. Diện tích trồng bưởi tăng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Long An (bảng2.4).


Bảng 2.4. Tình hình sản xuất Bưởi ở Việt Nam giai đoạn từ 2015 -2017


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Diện tích (ha)

39.547

42.100

46.791

Năng suất (tạ/ha)

119,19

118,12

121,50

Sản lượng (tấn)

471.380

497.288

568.352

Nguồn: FAOSTAT 2019

Diện tích trồng cây ăn quả có múi tăng mạnh chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc, trong đó nhiều nơi đã vượt quy hoạch. Ví dụ, tại tỉnh Tuyên Quang, Đề án phát triển cây cam sành đến năm 2020 chỉ là 5.255ha nhưng hiện nay đã lên tới 7.730ha. Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng đang vỡ quy hoạch về trồng cây ăn quả có múi. Theo quy hoạch, diện tích nhóm cây này ở địa phương đến năm 2020 là khoảng 5.000 ha, song đến cuối năm 2017toàn huyện đã vượt diện tích quy hoạch vài trăm héc ta. Thực trạng trên cũng đang Diễn ra tại Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Giang…

* Tình hình sản xuất cam ở ViệtNam

Cam được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.

Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ởViệtNamcòn rất hiếm,câycammớichỉtậptrungởmộtsốvùngchuyêncanh nhưXã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)… đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến

Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh hóa 500ha, vùng Xuân Mai (Hòa Bình) 500ha, vùng Việt Bắc 500ha và vùng còn lại khác 500ha [5].

Thời kỳ này có khoảng 3.000ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân


những năm đó vào khoảng 135 – 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha[5].

Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 1960 – 1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp…[5].

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam



STT

Tình hình sản xuất cam

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

1

Diện tích (ha)

63.900

60.900

68.900

67.500

70.400

2

Diện tích cho

thu hoach (ha)

63.900

60.900

56.300

55.600

57.000

3

Năng suất

(tạ/ha)

105,00

118,00

118,60

126,64

124,46

4

Sản lượng(tấn)

683.500

720.100

702.100

704.100

709,400


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016)[9]

2.5. Dinh dưỡng cho cây ổi, Bưởi, Cam

2.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho Ổi, Bưởi, Cam

Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và CAQ nói riêng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng NPK cũng như các nguyên tố vi lượng. Theo (Singh và CS,2007) [12] thì có khoảng 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón cho cây ổi đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, silic, đồng, kẽm, bo, sắt và molipden.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ ra hoa, cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa; cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây mới ra lộc (tương ứng vào các tháng 3 – 4 và


7 – 9 hàng năm). Lượng đạm và kali trong quả không ngừng tăng lên đến khi quả lớn và chín, còn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉ tăng đến khi quả lớn bằng 1/2 (nửa quả) mức lớn nhất sau đó không đổi; canxi tăng đến 1/3 giai đoạn đầu tiên

Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng, cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, quả ít. Tuy nhiên, thiếu đạm chịu ảnh hưởng độ lớn của quả, không quyết định đến phẩm chất quả Dạng đạm chủ yếu dùng là amonsunfat.

Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì, nếu thiếu trong thời gian dài lá sẽ bị nhăn theo và dầy, vùng giữa gân lá bị mấts diệp lục; khi thiếu trầm trọng quả bị rụng, phẩm chất kém. Bón kalisunfat thích hợp hơn kaliclorrua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao. Kali – magiêsunfat rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O (Singh và CS,2007)[12].

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy nhiên hiện nay có 3 căn cứ chính: chuẩn đoán dinh dưỡng qua lá, phân tích đất và dựa vào năng suất.

* Một số loại phân bón cho ổi, Bưởi, Cam

Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.

Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều v.v… Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất cây trồng. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà


còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao. Một số loại lân:

Phân Kali: làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây, tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.

2.5.2. Quy trình bón phân

Theo tác giả Đường Hồng Dật ( 2003) quy trình bón phân cho cây ổi như sau:

- Năm thứ nhất: Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCL. Phân được hoà vào nước để tưới vào gốc cây. Tưới 4 – 6 lần trong một năm, bắt đầu từ sau khi trồng 15 – 30 ngày.

- Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400 – 500g phân NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCL. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.

- Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần. Bón thúc ra hoa: 200 – 300 gam phân NPK(16:16:8) = 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp. Bón nuôi quả: 1 - 1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần. Lượng bón cho một cây : 100 – 200g NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCl, 20 – 30 kg phân hữu cơ. Cách bón là xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 - 1,0m. Bón phân xong lấp đất kín ( Đường Hồng Dật, 2003) [6].

Theo Vũ Công Hậu (1996)[7] kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rò rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày Tuy


nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín.

Theo Tác giả Vũ Thị Hằng (2015), khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng Bưởi diễn trên đất đồi gò huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội cho biết: sử dụng phân bón lá Super Grow và Bortrat cho năng suất lý thuyết và các chỉ tiêu hoá sinh cao nhất, giai đoạn quả chín có thể phun siêu kaly-bo để tăng năng suất chất lượng Bưởi diễn. Sử dụng phân bón Đầu Trâu tỷ lệ 16;16;13S cho năng suất và chất lượng cao nhất là 33,67kg/cây, so với đối chứng là 10,97kg/cây, hàm lượng đường tổng số đạt cao nhất là 10,34%, hàm lượng VitaminC đạt 60,5%, độ Brix đạt 12,6%.[8] 2.6.Tổng quan khu vực mô hình trồng cây ăn quả

* Vị trí địa lý

- Phía Bắc mô hình giáp với phường Quán Triều

- Phía Nam mô hình giáp với phường Thịnh Đán

- Phía Đông mô hình giáp với khu dân cư

- Phía Tây mô hình giáp với xã Phúc Hà

- Mô hình có diện tích: 7ha

* Đặc điểm khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rò rệt:

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rò rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến

2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.


* Điều kiện tưới tiêu mô hình trồng cây ăn quả

Hệ thống vườn ươm bán cố định, đảm bảo nguồn nước tưới sạch sẽ, thuận lợi cho công tác chăm sóc và tưới tiêu

* Hoạt động sản xuất tại mô hình

Mô hình trồng các loài cây ăn quả Ổi đài loan, Bưởi diễn, Cam vinh, Nhãn lồng, Hồng xiêm, Mít quy mô 5ha phục vụ cho công tác kinh doanh và nghiên cứu các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được xây dựng từ năm 2013 với cơ cấu 1000 cây cho 1 loại cây ăn quả, mô hình đã cho thu sản phẩm ổn định từ 4 năm trở lại đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022