Đặc Điểm Thực Vật Học Của Cây Ổi Đài Loan, Bưởi Diễn, Cam Vinh


ăn dặm kết hợp với uống nước “trà ổi” là cách ăn rất phổ biến ở Nam Mỹ như là thức ăn-bài thuốc của thời đại ô nhiễm.

b-Các bộ phận của cây ổi,cam, bưởi dùng làm thuốc

Các bộ phận của cây ổi, cam, bưởi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc.

Các bài thuốc dân gian từ cây ổi, cam, bưởi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi...

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy.

c-Công dụng khác của cây ổi, cam, bưởi

-Ở Việt Nam trước đây người dân nông thôn dùng gỗ cây ổi làm ngỗng cối xay, chày đâm tiêu, trục con nêm xuyên kèo, chốt ách cày, cột chèo ghe….

-Ở nước ngoài vỏ cây ổi được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao.

-Ở Hawaii gỗ cây ổi, cam, bưởi được sử dụng làm củi đốt để nướng thịt và củi cây ổi được dùng đốt làm than đốt tại cuộc thi nướng trên toàn Hoa Kỳ do khói của cây không gây bẩn và tăng hương vị cho thịt nướng.

-Tinh dầu quả ổi, cam, bưởi chín được sử dụng trong các sản phẩm dầu gội đầu khác nhau ở một số nước do mùi hương dể chụi của nó.

-Ở Ấn Độ và khu vực Đông Á cây ổi được tạo dáng thành cây cảnh và làm Bonsai trở nên phổ biến

- Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

- Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, hoặc để nấu chè bưởi.

- Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gôm chải tóc.

- Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C

- Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa chốc đầu ở trẻ em


2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Ổi đài loan, Bưởi diễn, Cam vinh

2.3.1. Đặc điểm thực vật học

* Mô tả sơ bộ về cây Ổi đài loan

Cây ổi là loài cây tiểu mộc, sống lâu năm, có thể đến 60-70 năm.

-Thân: Thân phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần.

-Lá: Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lòm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rò ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên

-Hoa: Hoa to, lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Hoa mẫu 5, lá bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3-4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai năm điểm. Bộ nhị: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5, dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, dạng


sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa.

Hoa thụ phấn chéo dể dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.

-Quả: Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Trong ruột quả có nhiều hạt được bao trong khối thị xốp. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Khi quả chín dể bị chim, dơi, sóc đến ăn và làm khuyếch tán hạt giống.

-Hạt: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.

Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15-45 oC, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23-28 oC; lượng mưa 1000-2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 8-9.

* Mô tả sơ bộ về cây Cam vinh:

Cam vinh có vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ.

- Thân, cành cam: Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi, có 4-6 cành chính, cây cao 2 - 3m, phân cành thấp. Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang.

- Lá cam: Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Lá có tai nhỏ.


- Hoa cam: Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó.

- Rễ cây cam (orange): Như cây 2 lá mần thân gỗ, rễ thuọc loại rễ mần hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp.Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 vàthang 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.

* Mô tả sơ bộ về cây Bưởi

- Thân cây bưởi (Pomelo): Cây to cao 5-10m, chồi non có lông mềm, cành có gai nhỏ dài đến 7cm.

- Lá bưởi: Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng.

- Hoa bưởi: Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm.

- Quả bưởi: Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15-30cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.

Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.

2.3.2. Đặc điểm sinh thái của cây Ổi, Bưởi, Cam

* Đặc điểm sinh thái cây Ổi

Ổi là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m.

Cây Ổi thích hợp ở nhiệt độ bình quân năm 25 – 270C. Cây ổi không chịu được rét, so với cam ổi kém chịu rét hơn, nhưng với đu đủ, chuối tiêu thì ổi hơn hẳn. Độ nhiệt – 200C cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng với nhiệt độ cao ở các sa mạc nếu có đủ nước. Nhiệt độ thấp, ví dụ dưới 18 – 200C quả bé, phát triển chậm, chất lượng kém (Trần Thế Tục, 1999) [3].

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay


đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ.

Ổi thích hợp với nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 – 8,2. Ổi phát triển tốt trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ, đất đỏ bazan, có thể trồng được trên đất phèn đã được lên liếp và cải tạo hay trên đất nghèo dinh dưỡng nhưng được cung cấp nhiều phân hữu cơ. Tuy nhiên muốn ổi đạt sản lượng cao phải chọn đất tốt, sâu, và phải bón phân đầy đủ hợp lý.

Ổi không sợ gió nhưng giống quả to, lá to khi gặp bão bị rách lá rụng quả. Vậy nên trồng chỗ khuất gió hoặc trồng hàng rào chắn gió.

Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40 – 60 năm

* Đặc điểm sinh thái cây Bưởi

- Cây Bưởi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây Bưởi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Bưởi thích hợp với các loại đất màu mỡ có tầng canh tác dày từ 0,5-1 m, đất thịt pha, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5-7.

* Đặc điểm sinh thái cây Cam vinh

Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 39 độ C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 29 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 độ C và cao hơn 40 độ C cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.

Là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất


bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng cam quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc.

Cam vinh có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên phù hợp nhất là được trồng trên đất giàu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg... phải đạt mức độ từ trung bình trở lên, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5, thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thoát nước tốt.

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ổi, bưởi, cam trên thế giới

* Tình hình sản xuất ổi trên thế giới:

Trên thế giới cây ăn quả đã được chú ý phát triển từ rất lâu, là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: Trung Quốc nổi tiếng về táo tàu; Ấn Độ, Thái Lan xuất khẩu xoài; Tây Ban Nha, Italia, Brazil, Ai Cập… xuất khẩu cam chanh, quýt; Ecuador xuất khẩu chuối, Thái Lan, Keenia, Nigeria xuất khẩu dứa… thu về nguồn ngoại tệ rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của những quốc gia đó (Trần Như Ý và Cs, 2000) [4].

Ổi là cây ăn quả nhiệt đới, theo Ortho (1985) chương trình cải thiện giống ổi bắt đầu từ năm 1961 ở Colombia và Brazil (Ortho,1985) [10].

Tại Mexico, ổi là một trong những cây quan trọng hàng đầu có diện tích lớn hàng năm với 14.700 ha, sản lượng quả 192.850 tấn. Chỉ trong những năm gần đây mới có các chương trình nghiên cứu để xác định những giống ổi năng xuất phục vụ cho canh tác và các lĩnh vực khác có liên quan.

Ấn Độ là nước sản xuất trái cây hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm đạt 32 triệu tấn, chiếm 8% sản lượng trái cây trên toàn thế giới. Theo thống kê của hội đồng thẩm định và dự báo thông tin kỹ thuật (TIFAC), Ấn Độ hiện đang có 8 sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là xoài, chuối, quýt, táo, đu đủ, ổi, dứa và nho. Trong đó ổi chiếm một diện tích 228,500 ha với sản lượng 2,61 triệu tấn. Khu vực Allahabad trong UP là có uy tín để sản xuất chất lượng cao


của ổi ở Ấn Độ và thế giới. Trong Punjab chiếm một diện tích 8022 ha, với sản lượng hàng năm 160.463 tấn (Singh và CS,2007) [12].

* Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới

Tổng sản lượng quả bưởi trên thế giới đạt khoảng hơn 6,5 triệu tấn bưởi, cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4

- 5,6 % tổng sản lượng cây cam quýt. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủyếu.

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới



Chỉ tiêu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Diện tích (ha)

321.528

322.898

348.689

354.625

358.724

444.072

Năng suất (tạ/ha)

256,302

264,608

249,112

49,149

252,937

310,700

Sản lượng (tấn)

8.240.840

8.491.232

8.686.264

8.835.434

9.074.176

13.795.429

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón DH đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 3

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)

Theo số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, tính đến năm 2017, diện tích trồng cây bưởi trên thế giới đạt 444.072 ha, năng suất bình quân đạt 310,7 tạ/ha và sản lượng đạt 13.795.429 tấn. Trong vòng 5 năm từ 2012 - 2017, diện tích tăng không nhiều nhưng sản lượng tăng thêm hơn 4,7 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất bưởi.

Qua số liệu bảng 2.2. thống kê ở bảng 2.3 cho thấy, năm 2017 Trung Quốc nước có diện tích bưởi lớn nhất thế giới đạt 95.861 ha, năng suất cũng đạt cao nhất thế giới (493,8 tạ/ha) và đạt sản lượng là 4.733.447 tấn quả..


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2017

TT

Vùng/địa điểm

Diện tích

Năng

Sản lượng

1

Thế giới

444.072

310,7

13.795.429

2

Châu Phi

58.817

138,4

813.910

3

Châu Mỹ

73.842

210,3

1.552.658

4

Châu Á

301.827

365,9

11.042.350

5

Châu Âu

8.697

435,0

378.336

6

Châu Đại

889

92,0

8.175

7

Trung Quốc

95.861

493,8

4.733.447

8

Mỹ

24.440

259,1

633.210

9

Mexico

17.709

249,5

441.873

10

Braxin

4.544

177,9

80.852

11

Thái lan

26.059

188,610

230.909

12

Ấn Độ

16.850

231,748

390.500

13

Việt Nam

46.791

121,50

568.352

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)

* Tình hình sản xuất cam trên thế giới

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 400 vĩ Bắc xuống 400 vĩ Nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về phát triển cam do một số bệnh hại điển hình của vùng nhiệt đới, như bệnh greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cam của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được. Trái lại khí hậu vùng Á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế cam quýt ở vùng nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, chất lượng quả cũng như sự đầu tư các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác.

Theo số liệu của FAO năm 2018

Hiện nay cây cam được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022