Chỉ Số Hoá Sinh Máu Của Bệnh Nhân Lúc Nặng Nhất

Bảng 3.9: Chỉ số hoá sinh máu của bệnh nhân lúc nặng nhất



Chỉ số

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất


Giá trị trung bình

ALT (UI/L)

62,0

7982,0

1038,9±1871,1

AST (UI/L)

82,0

10351,0

1223,8±2378,2

Bilirubin toàn phần (µmol/L)

17,4

842,2

277,0±197,4

Creatinin (µmol/L)

23,0

915,0

132,8±150,2

Ure (mmol/L)

1,1

87,0

11,1±14,9

NH3 (µmol/L)

25,0

244,0

86,9±51,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân suy gan cấp tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai năm 2020 - 2021 - 7

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân được nghiên cứu đều có tình trạng tăng men gan (ALT, AST) và billirubin toàn phần. Chỉ số ALT thấp nhất là 62 UI/L và AST thấp nhất là 82 UI/L, các giá tri trung bình ALT và AST lần lượt là 1038,9±1871,1 UI/L và 1223,8±2378,2 UI/L. Bilirubin toàn phần trung bình là 277,0±197,4 µmol/L và giá trị nhỏ nhất là 17,4 µmol/L.

Creatinin máu trung bình cao hơn mức bình thường 132,8±150,2 µmol/L, giá trị nhỏ nhất là 23,0 µmol/L và giá trị cao nhất là 915,0 µmol/L

Ure nhỏ nhất 1.1 mmol/L, và cao nhất 87 mmol/L, và giá trung bình của ure là 11,1±14,9 tăng.

NH3 có giá trị trung bình cao 86,9±51,9 µmol/L, nhưng giá trị nhỏ nhất lằm trong mức bình thường 25 µmol/L.

Bảng 3.10: Các chỉ số đông máu cơ bản của bệnh nhân lúc nặng nhất



Chỉ tiêu

Nhóm sống

Nhóm tử vong


p

TB±SD

TB±SD

PT%

50,85±27,67

38,4±15.52

<0,05

INR

1,63±0,79

2,04±0,25

<0,05

APTTs

41,05±25,52

65,21±36,48

<0,05

APTTb/c

1,41±0,81

1,67±0,86

>0,05

Fibrinogen (g/L)

2,91±1,72

2,42±1,75

>0,05

Nhận xét: PT% trung bình của cả nhóm sống và nhóm tử vong đều giảm trung bình lần lượt là 50,85±27,67% và 38,4±15.52%; INR và thời gian APTT tăng cao hơn ở nhóm tử vong có INR 2,04±0,25 và thời APTTs là 65,21±36,48 giây. APTTb/c và Fibrinogen khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05.

3.3. Đánh giá kết quả điều trị nội khoa‌


sống


tử vong

tử vong

44%

sống

56%

Biểu đồ 3.3: Tỷ lê ̣điều trị thành công

Nhận xét: Số lượng bệnh nhân sống là 27 người chiếm tổng số 56 %, nhiều hơn không đáng kể so với số bệnh nhân tử vong là 21 người chiếm 44 %. Không có sự khác biệt với p>0,05.

Bảng 3.11: Một số phương pháp điều trị được áp dụng



Chỉ tiêu


Nhóm sống

Nhóm tử vong

Tổng


p

n (%)

n (%)

n (%)

CVVH

20(74,1)

21(100)

41(85,42)

>0,05

Thay huyết tương

12(44,4)

21(100)

33(68,75)

>0,05

Chống phù não manitol

6(22,2)

19(90,47)

25(52,08)

>0,05

Thở máy

9(33,3)

21(100)

30(62,5)

>0,05

Nhận xét: Trên tổng số 48 bệnh nhân nghiên cứu: lọc máu CVVH được sử dụng cho nhiều bệnh nhân nhất 41 người chiếm 85,42%, thay huyết tương chiếm 68,75%, chống phù não và thở máy được áp dụng điều trị với tỉ lệ lần lượt là 52,08% và 62,5%. Gần 100% bệnh nhân nhóm tử vong được ứng dụng điều trị bằng tất cả các phương pháp CVVH, thay huyết tương, chống phù não và thở máy. Sự khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05.

Bảng 3.12: Thay đổi phân độ não gan trước và sau điều trị ở hai nhóm sống và tử vong



Đặc điểm


Nhóm sống

Nhóm tử vong


Chung

n (%)

n (%)

n (%)


Trước điều trị

Không bệnh não gan

17(63,0)

1(4,8)

18(37,5)

Bênh não gan độ I và II

10(37,03)

8(38,09)

18(37,5)

Bênh não gan độ III và IV

0(0)

12(57,14)

12(25)


Sau điều trị

Không bệnh não gan

27(100)

0(0)

27(56)

Bênh não gan độ I và II

0(0)

0(0)

0(0)

Bênh não gan độ III và IV

0(0)

21(66,66)

21(44)

Nhận xét: Với nhóm sống trước điều trị có 10 bệnh nhân bị não gan độ I và II chiếm 37,03%, sau khi điều trị cả 10 bệnh nhân hết triệu chứng não gan; trong nhóm tử vong có 12 bệnh nhân não gan độ III và IV (57,17%) sau điều trị có tất cả 21 bệnh nhân não gan độ III và IV. Trong khi tổng số có 18 bệnh nhân, chiếm 37,5% não gan độ I và II trước khi điều trị, sau khi điều trị không còn bênh nhân nào trong nhóm này.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN‌

4.1. Đặc điểm chung‌

Đặc điểm bênh nhân theo giới

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nam ở nhóm sống và nhóm chết lần lượt là 27,1% và 29,1% cao hơn số bệnh nhân nữ ở cả nhóm sống và nhóm chết với tỉ lệ tương ứng là 27,1% và 16,7%. Ta có thể thấy tổng số bệnh nhân nam chiếm 56,2% và tổng số bệnh nhân nữ chiếm 43,8%. Không có ý nghĩa về sự khác biệt giữa tỉ lệ tử vong và giới tính với p>0.05.

Kết quả này khá tương đồng với kết quả của tác giả tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hương năm 2021 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam( 53,3%), và bệnh nhân nữ( 46,7%)[32]. Nghiên cứu của tác Nguyễn Mạnh Chiến năm 2019 có tỉ lệ nam( 55,8%) và nữ ( 44.2%)[17].

Kết quả này khác với kết quả của một số tác giả Trần Thị Hằng trong nhóm bệnh nhân ghép gan tại Việt Đức với ti lệ bệnh nhân Nam lên tới 91,4%[71]. Trong nghiên cứu của tác giả Gabriel Dumitrescu và cộng sự tỉ lệ nam giới cũng chiếm đa số là 80%[21]. Sự khác biệt có thể do các nghiên cứu của các tác giả này là do phương pháp chọn mẫu trên bệnh nhân ghép gan và nguyên nhân chủ yếu là do rượu và virus, nhóm đối tượng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn, chính vì vậy các nghiên cứu này gặp tỉ lệ nam giới chiếm đa số. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tại Trung tâm Chống độc, nhóm bệnh nhân nghiên cứu có nguyên nhân suy gan cấp đa dạng, phổ biến thuộc nhóm nguyên nhân ngộ độc thuốc nam, thuốc bắc, vì thế mà tỉ lệ nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều.

Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân > 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất chiến 31,2%. Trung bình nhóm tuổi là 49,83±18,09, nhỏ nhất là 10 tuổi và cao nhất là 81 tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Chiến với tỉ lệ bệnh nhân > 60 tuổi là cao nhất với 38,5%[17]

Kết quả này khác với kết quả của một số tác giả Nguyễn Gia Bình năm 2011 độ tuổi trung bình là 54,64±12,2 tuổi[10], và nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Vũ năm 2003, độ tuổi trung bình là 52,3±15%[74]. Sự khác biệt có thể do thời gian thực hiện nghiên cứu ở những giai đoan khác nhau.

4.2. Đặc điểm suy gan cấp‌

4.2.1. Mô tả đặc điểm nguyên nhân và tiền sử của bệnh nhân.‌

Nguyên nhân gây suy gan cấp

Trong số 48 bệnh nhân suy gan cấp mà chúng tôi nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Các nguyên nhân gây SGC hay gặp nhất là: Thuốc YHDT 20 bệnh nhân chiếm 41,6% tiếp theo thuốc tân dược (16,67%). Ít phổ biến hơn là các nguyên nhân virus viêm gan, kí sinh trùng, nhiễm trùng, viêm gan tự miễn và các nguyên nhân khác với tỉ lệ khoảng 6-10%.

Thuốc y học cổ truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy gan cấp cũng như đứng đầu với tỉ lệ tử vong trong bệnh này(47.6%). Tuy thuốc tân dược là nguyên nhân xếp thử hai gây suy gan cấp nhưng tỉ lệ tử vong rất thấp chỉ 1 bệnh nhân tử vong trên tổng số 8 bệnh nhân suy gan do thuốc tân dược; về nguyên nhân tử vong đứng thứ 2 là do virus viêm gan. Các thông số về nguyên nhân giữa nhóm sống và nhóm tử vong không có ý nghĩa thống kê vơí p>0,05.

Kết quả này giống với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Công Long chỉ ra nguyên nhân do thuốc đông y chiếm nhiều nhất và phổ biến đều ở cả 2 giới. Các nguyên nhân khác phân bố rải rác. Kết quả ủng hộ cho một số nghiên cứu khác trên thế giới đó là ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình thuốc cổ truyền, thảo dược, thuốc chống lao và rượu là nguyên nhân chính gây say gan cấp[60]

Kết quả này khác với kết quả của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa năm 2020 với kết quả căn nguyên virus chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất (26%)[50], lý do của sự khác biệt có thể do địa điểm thực hiện nghiên cứu của chúng tôi tại trung tâm chống độc nên căn nguyên suy gan do ngộ độ nổi trội hơn.

Trong suốt 10 năm, trong một nghiên cứu về suy gan cấp ở trẻ em. Các chẩn đoán cụ thể như tổn thương gan do chuyển hóa, nhiễm trùng, liên quan đến thuốc và tổn thương gan qua trung gian miễn dịch. Trong lịch sử, suy gan cấp ở trẻ em ở các quốc gia đang phát triển chủ yếu là do viêm gan vi rút, bệnh nhiễm trùng đơn hoặc kép; tuy nhiên, các công bố gần đây phản ánh số lượng ngày càng tăng của quá trình trao đổi chất / di truyền[62].

Tiền sử bệnh nhân

Trước khi vào viện bệnh nhân có những tiền sử như nhiễm virus viêm gan A,B,C,E ; bệnh Wilson; bệnh tự miễn; ung thư gan, đường mật, u bóng valter; nghiện rượu hoăc mắc bệnh lý nền khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp.

Phần lớn bệnh nhân có tiền sử khoẻ mạnh với 25 bệnh nhân chiếm 52,1%, một nhóm bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu chiếm 16,7%, tương tự bệnh nhân có tiền sử nhiễm virus viêm gan chiếm 16,7% và có 18,8 % bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa khác như tăng huyết áp và bệnh nội tiết. Các thông số về tiền sử giữa nhóm sống và nhóm tử vong không có ý nghĩa thống kê vơí p>0,05.

Khảo sát về mặt tiền sử, những bệnh nhân có tiền sử khoẻ mạnh thường vào khoa do căn nguyên ngộ độc cấp dẫn tới suy gan, các tiền sử khác có thể là căn nguyên cũng có thể là tác nhân thúc đẩy suy gan cấp và không có sự ảnh hưởng về nguyên nhân với kết quả điều trị.

4.2.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng‌

Lý do vào viên

Các lý do vào viện của bệnh nhân thường gặp bao gồm đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, vàng da, chán ăn, phù và mệt mỏi. Trong đó, đa số bệnh nhân vào viện vì mệt mỏi (56,2%), vàng da (45,8%) và chán ăn (22,9%). Các lý do vào viện khác của bệnh nhân ít phổ biến hơn và chiếm tỉ lệ tương đương nhau từ 12,5% đếm 20,8%. Các thông số về lý do vào viện giữa nhóm sống và nhóm tử vong không có ý nghĩa thống kê vơí p>0,05.

Nghiên cứu của tác giả Lê Quang Thuận cũng cho thấy rằng mệt mỏi, vàng da, và chán ăn là 3 lí do hàng đầu bệnh nhân đi khám[70].

Nghiên cứu của chúng tôi có một chút khác biệt nhỏ so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hương là 100% bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi và kém ăn, vàng da (86,79%)[32]. Tuy có sự khác biệt tỉ lệ nhưng ba lý do vào viện vẫn không khác biệt.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa có số BN vào khoa trong tình trạng hôn mê gan độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất 37%, không có BN nào hôn mê gan độ 4, hôn mê độ 0 chiếm 25,9%, độ 1 và độ 2 lần lượt là 29,6% và 7,4% [49]; trong khi nhóm

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí