Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 27


Phụ lục 13: Tuyển dụng lao động theo loại doanh nghiệp 2000 - 2004


Đơn vị: Nghìn người và tỷ lệ % tổng tuyển dụng


Nhân viên (nghìn người)

Tỷ lệ % của tổng tuyển dụng


2000

2001

2002

2003

2004

2000

2001

2002

2003

2004

Doanh nghiệp sở hữu nhà nước

(SOEs )


2089


2114


2260


2265


2250


59.1


53.8


48.5


43.8


39.0

Doanh nghiệp

phi nhà nước

1041

1330

1706

2050

2475

29.4

33.8

36.6

39.6

42.9

Doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài

408

489

691

860

1045

11.5

12.4

14.8

16.6

18.1

Tổng số

3537

3933

4658

5175

5770

100

100

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 27

Nguồn: Tổng cục Thống kê.


Phụ lục 14: Những chỉ số tổng hợp về tác động của FDI ở Việt Nam


Đơn vị: Tỷ lệ %




% tổng số doanh nghiệp năm 2004


% của GDP năm 2006


% sản lượng công nghiệp năm 2006


% tổng hình thành vốn cố định năm 2006


% hàng xuất khẩu năm 2006


% của tổng thu thuế

năm 2002


% của tổng tuyển dụng 2004

Doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài


3.4


12.7


37.8


17.6


57.8


37.2


18.1

Doanh nghiệp

nhà nước


5.0


40.0


31.6


52.3


42.2


52.1


39.0

Doanh nghiệp phi quốc doanh


91.6


47.3


30.5


30.1


10.7


42.9


Nguồn: Tổng cục Thống kê


Phụ lục 15: Kinh nghiệm cụ thể về hoàn thiện chính sách đối với khu vực FDI ở một số nước

1. Kinh nghiệm Trung Quốc

Năm 2002, Trung Quốc đã vươn lên giữ vị trí số một thế giới về thu hút vốn FDI. Từ đó đến nay, Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước thành công trong phát triển kinh tế có vốn FDI và có chỉ số về năng lực cạnh tranh thu hút FDI đứng thứ hai thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ. Kết quả là vốn FDI thực hiện hàng năm khoảng 60 tỷ USD, tạo cơ sở quan trọng cho quốc gia này rất thành công thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế từ 1979 đến nay. Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI của Trung Quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm thành công chủ yếu như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách về chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Về chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp FDI: Trung Quốc xác định phân chia vốn ĐTNN thành ba loại:(1) Vốn vay của nước ngoài; (2) Tiền vốn do thương nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư; (3) Vốn đầu tư khác của thương nhân nước ngoài.

- Về hình thức FDI, được chia thành: (1) Xí nghiệp do nước ngoài và Trung Quốc chung vốn kinh doanh (như hình thức liên doanh của Việt Nam); (2) Xí nghiệp hợp tác kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài; (3) Xí nghiệp do nước ngoài đầu tư (còn gọi là xí nghiệp 100% vốn FDI).

Các loại hình xí nghiệp nói trên tuy khác nhau phương thức đầu tư, phương thức phân phối, phương thức gánh chịu rủi ro, phương thức thu hồi vốn đầu tư, nhưng có đặc tính chung: đều là những xí nghiệp được thành lập và hoạt động theo những điều kiện và trình tự của quy định pháp luật Trung Quốc.

- Về quy mô vốn FDI: Theo thống kê của Bộ Mậu dịch đối ngoại và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), trong suốt 9 năm liên tục, từ 1993 - 2002, Trung Quốc là nước đang phát triển thu hút được nhiều nhất nguồn vốn ĐTNN:


nguồn vốn thực hiện trong năm 1993: 27,771 tỷ USD; Đến năm 2002, ĐTNN vào Trung Quốc đạt kỷ lục mới trên 50 tỷ USD, vượt Mỹ và trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Cho đến nay, gần 400 trong số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc.

- Về chính sách mở rộng các lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp FDI: Quá trình hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI, Trung Quốc thực hiện nhất quán mở cửa đối ngoại là quốc sách cơ bản; “phải kết hợp giữa thu hút vào và đi ra ngoài”.

Thứ hai, kịp thời bổ sung hoàn thiện chính sách cơ cấu đầu tư hợp lý phù hợp với tổng thể chiến lược phát triển đất nước để thu hút FDI .

Cơ cấu thành phần kinh tế. Trung Quốc thực hiện “kinh tế nhiều chế độ sở hữu cùng phát triển, lấy chế độ công hữu làm chủ thể”, bao gồm hai khu vực kinh tế lớn: (1) Kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp có sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tập thể; (2) Kinh tế phi sở hữu nhà nước bao gồm kinh tế sở hữu tư nhân, kinh tế của thương nhân Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, kinh tế của thương nhân nước ngoài đầu tư.

Hiện tại, trong sự cấu thành của GDP, kinh tế thuộc chế độ công hữu chiếm gần 1/3, kinh tế hỗn hợp chiếm trên 1/3 và kinh tế dân doanh chiếm 1/3.

Mở rộng các ngành, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Trong từng giai đoạn phát triển khu vực FDI, Chính phủ Trung Quốc đã kiên trì chính sách mở cửa đối ngoại là quốc sách cơ bản. Thực hiện chính sách này, trong quá trình thực thi chiến lược “đa nguyên hoá thị trường”, Trung Quốc áp dụng chính sách mở rộng lĩnh vực đầu tư của FDI theo những hướng chủ yếu sau:

- Mở rộng lĩnh vực đầu tư FDI của Trung Quốc thể hiện qua việc Chính phủ đã liên tục sửa đổi Danh mục hướng dẫn về ĐTNN, tăng số lượng ngành được khuyến khích đầu tư, giảm các ngành bị hạn chế hoặc cấm đầu tư.

- Sử dụng nguồn vốn FDI trung và dài hạn theo nhiều phương thức như thu mua, sáp nhập, quỹ đầu tư, đầu tư chứng khoán... kể cả lĩnh vực kết cấu hạ


tầng bằng phương thức BOT, chuyển nhượng quyền kinh doanh kết cấu hạ tầng, các hạng mục huy động vốn... Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết mở cửa gần hết các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng theo một lộ trình nhất định.

Cơ cấu vùng lãnh thổ: Thực hiện chính sách mở cửa để phát triển kinh tế có vốn FDI, ngày 01.7.1979 Chính phủ Trung Quốc ban hành bộ Luật Đầu tư hợp tác quốc tế. Trong thực tiễn, Trung Quốc sử dụng biện pháp chính sách thành lập 4 đặc khu kinh tế ở vùng duyên hải, Khu Phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển để thu hút ĐTNN, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút nguồn vốn FDI vào các khu kinh tế đặc thù trên.

Chính sách thu hút FDI để phát triển vùng lãnh thổ giai đoạn đầu có nhiều bất hợp lý, dẫn đến tình trạng giữa các địa phương chạy theo lợi ích cục bộ, cạnh tranh không lành mạnh, đưa ra các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút, gây tình trạng lộn xộn trong thực hiện chính sách thu hút FDI. Ngay sau đó, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách không theo nguyên tắc bình quân hóa hay “cào bằng”. Trong quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI Trung Quốc đã chủ động điều chỉnh chính sách, chủ yếu là sử dụng các công cụ kinh tế để giảm thiểu tình trạng chênh lệch và hướng tới sự phát triển đồng đều.

Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía Tây, Chính phủ đã đề ra chính sách nâng đỡ, hỗ trợ đối với các tỉnh thuộc miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Đồng thời, tích cực hướng dẫn và khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào các địa phương miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã hoàn thiện một loạt chính sách để hướng vào thực hiện mục tiêu này.

Thứ tư, thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính hiệu quả đối với các xí nghiệp FDI.

- Thực hiện đường lối mở cửa Chính phủ Trung Quốc chủ yếu sử dụng chính sách thuế ưu đãi về thu hút FDI. Trung Quốc đã có biện pháp khuyến khích cả gói và khuyến khích ở các đặc khu kinh tế, khu kinh tế kỹ thuật, thành lập một số cảng và khu ngoại quan miễn thuế.


- Các xí nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khi muốn vay vốn tại Trung Quốc, được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc chấp nhận sự bảo lãnh của chủ ĐTNN. Cho phép xí nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp tại các Chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài để vay vốn. Các xí nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu A hoặc cổ phiếu B.

- Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện chính sách về thời gian thuê đất và giá đất rất ưu đãi đối với các nhà ĐTNN. Thực hiện nhiều biện pháp đặc biệt ưu đãi đối với các nhà ĐTNN đầu tư vào các vùng chưa phát triển để phát triển đồng đều các vùng như khu vực Hồ Bắc, Nội Mông, các vùng dân tộc ở miền núi biên giới.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư.

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả thu hút FDI ở mỗi nước. Chính phủ Trung Quốc đã rất chú trọng bổ sung và hoàn hiện các chính sách nhằm tạo lập cả môi trường đầu tư cứng và đầu tư mềm cho khu vực kinh tế này theo hướng khuyến khích thu hút FDI. Nội dung cơ bản hoàn thiện các chính sách về ưu tiên đầu tư, hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính và phát triển hạ tầng.

Về hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư kinh doanh, về quyền sử dụng đất, về tuyển dụng lao động, về cấp phép đầu tư, về chi phí đầu tư,... tạo niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư thuận lợi.

Về ổn định chính trị - xã hội. Chính phủ Trung Quốc cam kết đảm bảo ổn định chính trị, cung cấp bảo hiểm cho các nhà đầu tư nước ngoài các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.


Về cải cách hành chính. Hoạt động quản lý nhà nước về FDI hoàn thiện theo hướng minh bạch, đơn giản và nâng cao tính hiệu quả. Chính phủ chuyển từ phê duyệt có tính hành chính là chính sang lấy quy phạm pháp luật, hướng dẫn và giám sát là chính. Bộ máy quản lý nhà nước hoàn thiện theo hướng giảm đầu mối quản lý chuyên ngành, hợp thành tổ chức quản lý vĩ mô, tăng cường hiệu lực quản lý và giám sát theo pháp luật. Thành tựu nổi bật cải cách hành chính trong lĩnh vực này của Trung Quốc là rút ngắn tối đa thời gian thẩm định và cấp phép, giảm đầu mối phê duyệt từ 70 con dấu xuống còn 01 con dấu.

Về chủ động quy hoạch phát triển kinh tế có vốn FDI. Tuy thực hiện chính sách mở cửa rộng rãi cho phát triển FDI, nhưng Trung Quốc vẫn chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những công cụ chính sách mà chính phủ Trung Quốc sử dụng là quy hoạch phát triển kinh tế có vốn FDI, đặc biệt là quy hoạch vùng và lĩnh vực. Hướng vào thu hút công nghệ hiện đại và các nhân tài chuyên ngành; lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI từ lấy ngành công nghiệp gia công là chính chuyển mạnh sang lĩnh vực dịch vụ; phương thức thu hút FDI từ lấy thu hút FDI là chính sang đa dạng hình thức thu hút đầu tư.

Thực hiện quy hoạch, chính phủ Trung Quốc đã có các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng ở những địa phương thuộc quy hoạch khuyến khích phát triển FDI. Theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, giai đoạn 1990 - 1995, phần lớn trong tổng số vốn 743,9 tỷ USD đầu tư của nhà nước là dành cho hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng. Cũng lĩnh vực này, giai đoạn 1997 - 2000 Trung Quốc tiếp tục đầu tư 1.000 tỷ NDT.

Quá trình hoàn thiện của các chính sách trên đã mang lại cho Trung Quốc những thành tựu quan trong phát triển khu vực kinh tế có vốn FDI. “Tính đến năm 2005, tổng vốn FDI từ gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ vào Trung Quốc đạt 600 tỷ USD” [42.Tr44]. Chỉ số này, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về thu hút FDI, hiện đang có gần 280 xí nghiệp liên doanh và 100% vốn FDI hoạt động. Tổng đầu tư FDI đã thực hiện 245,5 tỷ USD.


Trên đây là những bài học thành công trong việc hoàn thiện chính sách đối với khu vực kinh tế có vốn FDI của Trung Quốc những năm qua. Tác giả Luận án nhận thấy, việc nghiên cứu các bài học này sẽ giúp Việt Nam có lộ trình hợp lý và hiệu quả để hoàn thiện các chính sách đối với chủ thể kinh tế này ở Việt Nam trong thời gian tới.

2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan được thực hiện qua một số thời kỳ bắt đầu từ đầu những năm 1960 của thế kỷ XX. Trong thập kỷ 50 - 60, Thái Lan thực hiện chiến lược thời kỳ đầu của công nghiệp hoá hướng nội. Từ cuối những năm 1960 đến cuối những năm 1970, Thái Lan chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu và bước sang giai đoạn phát triển công nghiệp hoá nhanh chóng vào thập kỷ 80. Trong những năm 60 - 70, nhiều tổ chức tài chính, khoa học, kinh tế - xã hội đã chọn Băng Kốc làm trung tâm vùng, đặt trụ sở, chi nhánh. Từ giữa thập kỷ 80, Thái Lan hướng vào khuyến khích xuất khẩu hàng hoá công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động cũng như các ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên để làm tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Từ năm 1997 đến năm 2000, Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khu vực do một số nguyên nhân, trong đó có chính sách tài chính lỏng lẻo, và đầu tư quá nhiều vào kinh doanh bất động sản. Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong thời gian này luôn ở mức âm.

Từ năm 2001 trở lại đây, Thái Lan thực thi chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, kinh tế Thái Lan có xu hướng tăng trưởng trở lại, GDP đạt 6,7% (2003).

Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách thu hút và sử dụng FDI của Thái Lan có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện và thực thi chính sách theo hướng bảo đảm, khuyến khích đầu tư thông thoáng và có tính cạnh tranh trong khu vực.


- Về chính sách bảo đảm đầu tư. Theo Luật về xúc tiến đầu tư ban hành năm 1977, được sửa đổi và bổ sung năm 1991, về FDI Chính phủ Thái Lan bảo đảm không quốc hữu hoá, bảo đảm đối với quyền được cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp mới của Nhà nước; bảo đảm độc quyền của nhà nước đối với việc bán các sản phẩm tương tự do các dự án ĐTNN sản xuất; bảo đảm kiểm soát giá cả; miễn thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan của Chính phủ. Chính phủ Thái Lan không hạn chế đối với việc chuyển đổi ngoại tệ và chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư ra bên ngoài.

Để phát triển khu vực FDI, Thái Lan đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư với 21 nước, trong đó có Việt Nam (2001) nhằm khuyến khích, tăng cường đầu tư nước ngoài từ các nước, kể cả những nước đang phát triển.

Thư hai, chính sách ưu đãi thuế và khuyến khích đầu tư. Công cụ chính sách Chính phủ Thái Lan sử dụng để cạnh tranh thu hút phát triển FDI là ưu đãi về thuế như miễn, giảm thuế hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo Chính phủ Thái Lan, mức bình thường của thuế thu nhập lợi tức doanh nghiệp là 30%. Các tổ chức, hiệp hội thanh toán từ 2 - 10% tổng thu nhập kinh doanh, tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động kinh doanh. Các công ty vận tải quốc tế phải thanh toán 3% tiền bán vé hoặc doanh thu vận tải. Thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở mức 7% theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Thuế chuyển lợi nhuận áp dụng với mức 10% trên số lợi nhuận được chuyển ra. Tiền chuyển ra ngoài để mua nguyên liệu, thiết bị và thanh toán nợ không phải chịu thuế. Thái Lan đã ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với hơn 40 nước nhằm khuyến khích đầu tư vào Thái Lan.

- Chính phủ Thái Lan đưa ra các ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Theo đó, những dự án trong diện khuyến khích đầu tư được hưởng những ưu đãi như miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc nhập khẩu; nguyên liệu và phụ kiện thiết bị, máy móc. Miễn thuế thu nhập công ty từ 3 đến 8 năm; được phép chuyển lỗ sang các năm sau và được đưa vào khấu trừ chi phí trong vòng 5 năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022