Tin Báo, Tố Giác Tội Phạm Liên Quan Đến Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ - Điện Tử Giai Đoạn Năm 2015 - 2019.

chúng cấu kết với đối tượng người Việt Nam giả danh là nhân viên hải quan, cơ quan thuế, sân bay hoặc công ty chuyển phát nhanh … gọi điện cho bị hại để thông báo lô hàng chuyển từ nước ngoài về đang bị tạm giữ. Nếu muốn nhận lại, bị hại phải nộp các khoản tiền chuyển phát nhanh, tiền thuế vào các tài khoản do chúng cung cấp. Điển hình là vụ án chị Phạm Thị Phương Mai (ngụ thành phố Hồ Chí Minh) bị “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nội dung vụ án như sau: Đầu tháng 4-2017, chị Mai được một người đàn ông giới thiệu tên là Herry Smith, quốc tịch Mỹ, hiện đang sống với con trai ở Scotland làm quen qua mạng xã hội Facebook. Sau một thời gian trò chuyện, hai người trở thân thiết. Đến ngày 10-4, Smith cho biết sẽ tặng chị Mai một món quà. Sau đó, qua Facebook, Smith gửi hình ảnh hóa đơn và thùng quà gồm đồng hồ đeo tay, dây chuyền, nhẫn kim cương, nước hoa, máy ảnh, … và

250.000 USD nói là đã gửi về Việt Nam cho chị Mai. Ngày 14-4, chị Mai nhận được cuộc gọi từ của một người lạ tự xưng là nhân viên Hải quan của Sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM thông báo rằng gói hàng gửi từ Scotland cho chị đang bị giữ, đề nghị chị nộp 35.000.000 (ba mươi lăm triệu đồng) vào tài khoản ngân hàng để trả phí vận chuyển quà. Sau khi chị Mai chuyển tiền theo hướng dẫn, thì nhân viên sân bay tiếp tục thông báo rằng do thùng quà của chị chứa một lượng lớn ngoại tệ, nên buộc chị phải nộp thêm 90.000.000 (Chín mươi triệu đồng) tiền thuế. Nghi ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị hại đã đến cơ quan Công an trình báo.

Bên cạnh đó, tình trạng đánh bạc trực tuyến và cá độ bóng đá qua mạng Internet tiếp tục gia tăng đáng kể trên toàn quốc dưới hình thức đánh bạc tín chấp (trả tiền sau) và đánh bạc thế chấp (trả tiền trước) gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội cho đất nước.

Quá trình phát hiện, thu giữ phương tiện điện tử, DLĐT của các Cơ quan CSĐT tại TP.HCM, các VKS tại TP.HCM, của Người bào chữa, của Tòa án…trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm đã được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật đã góp phần rất quan trọng đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo đảm tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua.

Theo thống kê số liệu chung trong thời gian từ năm 2015 đến 2019, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm có sử dụng công nghệ cao, phương tiện điện tử của Công an và Cơ quan CSĐT hai cấp tại TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công an và Cơ quan CSĐT hai cấp tại TP.HCM đã tổ chức tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, lập sổ sách theo dòi, quản lý; tăng cường xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các tin báo đã tiếp nhận, xác minh. Tỷ lệ thụ lý, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm có liên quan đến CCĐT không ngừng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ thuận với số lượng khởi tố và xử lý khác.

Bảng 3.1. Tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử giai đoạn năm 2015 - 2019.

Năm

Thụ lý tin báo, tố giác về tội

phạm

Khởi tố, xử lý khác

Tỷ lệ giải

quyết

2015

326

238

73 %

2016

412

321

77,91 %

2017

521

432

82,91 %

2018

569

486

85,41 %

2019

648

589

90,89 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 7

[Nguồn: Công an Thành phố Hồ Chí Minh]

Cũng trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, công tác khởi tố, điều tra và giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao - phương tiện điện tử đã đạt được những chuyển biến và thành tựu đáng kể: số vụ án được khởi tố, điều tra trên toàn TP.HCM tăng về số lượng và chất lượng kết quả điều tra, đảm bảo tiến độ và không bỏ sót, không bỏ lọt tội phạm. Đáng kể trong số đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có quy mô lớn, dư luận quan tâm được phát hiện và điều tra, xử lý kịp thời, tỷ lệ án kết thúc điều tra tăng cao. Các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ và tạm đình chỉ bị can của CQĐT đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Bảng 3.2. Số liệu so sánh về công tác khởi tố, điều tra, giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội phạm khác).

Năm

Khởi tố (Vụ tội phạm công nghệ cao/vụ tội phạm khác)

Đề nghị truy tố (Vụ tội phạm công nghệ cao/vụ tội phạm khác)

Giải quyết khác

Tiếp tục điều tra

Tỷ lệ giải quyết (Vụ tội phạm công nghệ cao)

Đình chỉ (Vụ tội phạm công nghệ cao/vụ tội phạm khác)

Tạm đình chỉ

(Vụ tội phạm công nghệ

cao/vụ tội phạm khác)

(Vụ tội phạm công nghệ cao/vụ tội phạm

khác)


2015

398/

1179

293/

984

32/

45

46/

43

27/

107

93,21%

2016

510/

1266

405/

1029

37/

42

22/

35

46/

160

90,98%

2017

648/

1456

521/

1236

24/

58

39/

79

64/

83

90,12%

2018

790/

1663

539/

1423

36/

38

134/

47

81/

155

89,74%

2019

910/

1920

798/

1589

21/

39

35/

75

56/

217

93,85%

[Nguồn: VKSND Thành phố Hồ Chí Minh]

Trong giai đoạn truy tố, hoạt động của VKSND mang tính chất kiểm tra hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá CCĐT trong vụ án do CQĐT thu thập. Thực tế cho thấy, các quy định pháp luật về CCĐT là căn cứ quan trọng để đảm bảo cho VKSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động tố tụng, không để lọt tội phạm, không để oan sai người vô tội, bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của VKSND TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực, số án giải quyết được nâng lên về số lượng và chất lượng, số án bị hủy có chiều hướng giảm, nâng chất lượng truy tố, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm. VKSND hai cấp triển khai kiểm sát đầy đủ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT; tác động CQĐT giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giảm đáng kể; triển khai nghiêm túc quy trình trực tiếp tiến hành hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm, ghi hình có âm thanh ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố. KSV hai cấp đã trực tiếp hỏi cung hơn 2.200 bị can, chú trọng hỏi cung bị can trong những vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có khiếu nại oan, sai, chứng cứ có nhiều mâu thuẫn...

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, VKSND và Tòa án đã có sự phối hợp tốt. Những vụ án trọng điểm đều phân công thẩm phán, KSV có trình độ, năng lực và kinh nghiệm để giải quyết.

Đối với công tác kiểm sát xét xử, VKSND cũng đã kịp thời phát hiện những vi phạm của Tòa án để có những kiến nghị phù hợp nhằm làm cho việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời kháng nghị đối với những bản án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ điện tử đã thu thập.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, hoạt động xét xử của Tòa án là quá trình kiểm tra, đánh giá CCĐT công khai, toàn diện, bình đẳng và dân chủ, là khâu quyết định đối với toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Do đó, khác với các giai đoạn tố tụng trước, hoạt động kiểm tra, đánh giá CCĐT trong giai đoạn xét xử được tiến hành công khai tại phiên tòa với sự tham gia đầy đủ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng hình sự. Trên cơ sở các CCĐT đã được kiểm tra, xác minh, giám định, đánh giá công khai tại phiên tòa, Tòa án mới có phán quyết khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử, các vụ án liên quan đến phương tiện điện tử - công nghệ cao, Tòa án phải dựa trên cơ sở những DLĐT đã thu thập, đã kiểm tra công khai tại phiên tòa để có nhận định, phán quyết cuối cùng. Trong bản án của Tòa

trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những CCĐT mà qua đó xác định có phạm tội hay không phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu bị cáo không phạm tội thì phải ghi rò những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi khục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong trường hợp hồ sơ vụ án không có CCĐT hoặc chứng cứ thu thập chưa đầy đủ thì Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Có thể nói, công tác xét xử các vụ án liên quan đến phương tiện điện tử - công nghệ cao của Tòa án tại TP.HCM thời gian qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Toàn ngành đã tổ chức xét xử sơ thẩm và phúc thấm đảm bảo đúng thời hạn tố tụng, kịp thời đưa ra xét xử những vụ án có quy mô lớn, phức tạp nên đã có những chuyển biến tương đối về tiến độ, số lượng và chất lượng xét xử các vụ án.

Bảng 3.3. Số liệu so sánh về công tác xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và các tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội phạm khác).

Năm

(Vụ tội phạm công

nghệ/vụ tội phạm khác)

2015

2016

2017

2018

2019

Thụ lý

290/

980

395/

1015

501/

1213

521/

1397

790/

1565

Giải quyết

278/

968

389/

998

491/

1198

503/

1301

755/

1490

Tỷ lệ giải quyết vụ tội

phạm công nghệ

95,86%

98,48%

98%

96,55%

95,56%

Hoàn hồ sơ VKS

12/12

6/17

10/15

18/96

35/75

[Nguồn: TAND Thành phố Hồ Chí Minh]

3.1.2. Khó khăn về áp dụng quy định pháp luật trong thu giữ, bảo quản, phục hồi, phân tích, giám định dữ liệu điện tử.

3.1.2.1. Về thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử:

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, CCĐT được quy định trong Luật giao dịch điện tử năm 2006. Với tư cách là một nguồn chứng cứ, DLĐT được tiếp tục

ghi nhận trong BLTTHS 2015 tại các Điều 87, 88, 99, 107. Ngoài ra, khoản 3 Điều 223 BLTTHS 2015 cũng đề cập đến việc “thu thập bí mật dữ liệu điện tử” với tư cách là một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Bên cạnh các quy định đặc thù về thu thập phương tiện điện tử, DLĐT, thì các nội dung khác như: việc kiểm tra, đánh giá, bảo quản, niêm phong.... đối với CCĐT được thực hiện theo quy định chung hiện hành. Tuy nhiên, CCĐT có những đặc điểm khác biệt so với các chứng cứ truyền thống, đòi hỏi cần phải có những quy định chặt chẽ của pháp luật về quy trình thu giữ và phục hồi đối với loại chứng cứ này nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, giữ nguyên giá trị chứng cứ của dữ liệu; cũng như quy định về trách nhiệm của các cá nhân trong việc sử dụng, bảo quản loại chứng cứ đặc thù này; đặc biệt là đối với việc “thu thập bí mật dữ liệu điện tử” còn liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việc chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc các CQTHTT áp dụng một cách tùy nghi, tương tự.

Bên cạnh đó, tại chính những quy định của BLTTHS 2015 cũng đã bộc lộ những điểm chưa thống nhất, cụ thể: Điều 107 BLTTHS 2015 quy định về việc thu thập phương tiện điện tử, DLĐT nhưng tại khoản 1 của Điều luật này lại quy định “phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ …” và “trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó …”. Có thể thấy, dường như nhà làm luật đang đồng nhất khái niệm “thu thập phương tiện điện tử” và “thu giữ phương tiện điện tử”. Thiết nghĩ, chỉ nên đặt ra vấn đề thu thập đối với DLĐT vì DLĐT mới là một nguồn chứng cứ, còn phương tiện điện tử chỉ là nơi mà DLĐT được chứa đựng.

Liên quan đến việc thu giữ CCĐT, BLTTHS năm 2015 quy định phương tiện điện tử, DLĐT phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ DLĐT thì CQTHTT sao lưu DLĐT đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn DLĐT mà

CQTHTT đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phương tiện, tài liệu, đồ vật, DLĐT... bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, DLĐT thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Thực tế, việc thu thập, kiểm tra, đánh giá CCĐT được các CQTHTT thực hiện như sau:

- Đối với các phương tiện điện tử có lưu trữ DLĐT (ổ cứng máy tính, điện thoại thông minh, USB, thẻ nhớ, đĩa quang, camera, máy ảnh, email... điện thoại thông minh...) của người phạm tội, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: CQTHTT tiến hành thu giữ, lập biên bản, niêm phong, bảo quản vật chứng. Khi bàn giao tang vật cho chuyên gia phục hồi dữ liệu để sao chép dữ liệu phải đảm bảo quy định của pháp luật về thủ tục mở niêm phong và niêm phong lại. Trường hợp, CQTHTT trực tiếp sao chép lại DLĐT (ví dụ các tin nhắn lưu trong điện thoại), để bảm bảo khách quan, CQTHTT phải lập biên bản về nội dung DLĐT, kèm theo lời khai và xác nhận của chủ sở hữu thiết bị số, người chứng kiến.

- DLĐT liên quan đến vụ án không chỉ được lưu trên thiết bị số của thủ phạm, của nạn nhân, mà còn được lưu trên máy chủ của bên thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ internet, ngân hàng, các nhà mạng, sàn giao dịch điện tử, cổng thanh toán điện tử, cơ quan thuế, hải quan... Vì vậy, bên cạnh việc CQTHTT trực tiếp sao chép DLĐT từ thiết bị số đã thu giữ làm chứng cứ thì việc thu thập DLĐT ở các nhà mạng chủ quản của các thuê bao di động mà các đối tượng đã sử dụng là điều cần thiết để kiểm tra tính đúng đắn của các thông tin đã sao chép từ thiết bị số đã thu giữ.

Tuy nhiên, thực tiễn trong các vụ án liên quan đến CCĐT, việc phát hiện, thu giữ, bảo quản, đánh giá và sử dụng loại chứng cứ này gặp rất nhiều khó khăn do đây là một loại tội phạm mới phát sinh, có nhiều tính chất đặc thù, phi truyền thống, khả năng hoạt động phạm tội rất rộng, đối tượng phạm tội có tính chất xuyên quốc gia… khi bị phát hiện, tội phạm có thể xóa, sửa nhanh chóng để tiêu hủy dẫn đến rất khó thu thập, phục hồi CCĐT.

Do nhận thức và hiểu biết về phương tiện điện tử của NTHTT còn hạn chế nên việc thu giữ phương tiện, DLĐT hiện nay chưa được thống nhất về cách thức tiến hành; việc sao lưu dữ liệu từ phương tiện điện tử này, sang phương tiện điện tử khác (sao lưu từ ổ cứng camera an ninh, máy tính, điện thoại sang USB, đĩa DVD…) đều được thực hiện thủ công mà chưa có thiết bị chuyên dùng nên chất lượng, hiệu quả, tính nguyên vẹn không được bảo đảm, phụ thuộc vào khả năng của người thu giữ; một số trường hợp, khi thu giữ điện thoại, CQĐT không tiến hành niêm phong theo quy định tại điều 107 BLTTHS 2015. Điều này ảnh hưởng đến tính khách quan và nguyên gốc của dữ liệu, cần phải có hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, các đối tượng phạm tội thường sử dụng nickname, địa chỉ email (hộp thư điện tử) để giao tiếp, sau một thời gian hành vi phạm tội mới bị phát hiện, khi đó việc phục hồi các dữ liệu trong email cũng như xác định người lập email rất khó khăn, nhiều trường hợp không phục hồi dữ liệu được mà chỉ căn cứ trên lời khai để xử lý. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều vụ án xảy ra gần đây các CQTHTT không thể xử lý.

Bên cạnh đó, hành vi phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông thường không bị phát hiện ngay sau khi gây án, thậm chí cơ sở dữ liệu bị tấn công, lấy cắp diện rộng, trong thời gian rất dài mà không bị phát hiện như vụ APT30, vụ VCCorp, vụ Snowden, dẫn đến không có biện pháp kịp thời tổ chức công tác điều tra như tìm, bảo quản và thu thập dấu vết điện tử về vụ tấn công mạng nên không có cơ sở để xử lý hành vi phạm tội.

Điển hình như vụ án Nguyễn Việt Hưng (ngụ Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) và đồng phạm đã sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản công dân, vụ án được Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố ngày 24/3/2018. Thông qua diễn đàn bayre.biz(diễn đàn do các hacker lập ra để chia sẻ, mua bán, trao đổi thông tin trái phép từ thẻ tín dụng của người khác, gọi là CC chùa), Hưng và đồng phạm đã sử dụng các thông tin thẻ tín dụng đánh cắp được của người khác để mua vé máy bay của các hãng hàng không với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, khi CQĐT mở các email mà Hưng đã dùng để giao dịch với các hãng hàng không để thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, thì email không thể mở được do không có mật khẩu và do đã quá lâu không sử dụng đến.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí