Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 9

hướng dẫn xử lý các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao như: cá độ bóng đá qua mạng, đánh bạc qua mạng, truyền bá văn bá phẩm đồi trụy qua mạng (số lượng, dung lượng của đĩa, USB…), trộm cắp cước viễn thông quốc tế…

Ngoài ra, cần bổ sung các quy định chặt chẽ về trách nhiệm thậm chí là chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức (cơ quan thứ 3) trong việc chậm trễ cung cấp dữ liệu điện tử, giám định dữ liệu điện tử làm ảnh hưởng tới tiến trình giải quyết vụ án.

Thứ ba, cần tìm hiểu đặc điểm đặc thù của CCĐT để từ đó xây dựng và luật hóa các quy trình, thủ tục, trình tự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, khám nghiệm và bảo vệ hiện trường để đảm bảo khả năng thu thập CCĐT, phát hiện, thu thập, phân tích, kiểm tra, giám định, đánh giá, sử dụng CCĐT chứng minh hành vi phạm tội trong vụ án hình sự. Ngoài ra, CCĐT rất mong manh, trong quá trình sao chép CCĐT có thể không may người sao chép làm mất dữ liệu, làm biến đổi dữ liệu khiến nó không còn toàn vẹn thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Do đó, cần xây dựng quy trình bảo quản, lưu trữ, sao chép chứng cứ, dữ liệu điện tử cụ thể để đảm bảo an toàn cho chứng cứ này trong quá trình thực hiện, nhằm bảo vệ chứng cứ chứng minh tội phạm trong vụ án.

Thứ tư, xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, phát hiện, thu thập, giám định, phân tích, đánh giá, sử dụng CCĐT theo các ngành computer forensics (pháp y máy tính), network forensics (pháp y mạng máy tính), mobile devices forensics (pháp y thiết bị di động), social network forensics (pháp y mạng xã hội). Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đồng bộ, tiên tiến, hiện đại để phục vụ cho các hoạt động thu thập, bảo quản; các quá trình giám định, phân tích, đánh giá CCĐT của các CQTHTT, đảm bảo hiệu quả trong công tác khai thác, sử dụng CCĐT chứng minh tội phạm.

Thứ năm, đào tạo ngay nguồn nhân lực có trình độ công nghệ tin, pháp luật, nghiệp vụ; kiện toàn bộ máy tư pháp đáp ứng nhu cầu của việc áp dụng chế định CCĐT và chứng minh vụ án hình sự có sử dụng CCĐT. Đồng thời, những NTHTT cần nâng cao kiến thức cơ bản về dữ liệu điện tử, về công nghệ thông tin (am hiểu nhất định về đối tượng đang được khai thác), về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… để chủ động trong việc giải quyết các vụ án hình sự có sử dụng CCĐT.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tương trợ tư pháp nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả trong công tác ủy thác, tương trợ tư pháp. CCĐT là nguồn chứng cứ phi truyền thống, tồn tại trên không gian mạng, sự tồn tại đó có thể vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia và loại tội phạm để lại dấu vết này cũng thường mang tính chất xuyên quốc gia. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh với loại tội phạm này.

Thứ bảy, cần thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm công nghệ cao, nêu rò phương thức thủ đoạn phạm tội để các cơ quan tố tụng, các cơ quan có liên quan vận dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ tám, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền góp phần thống nhất nhận thức để thực hiện tốt chế định CCĐT. Thực tế hiện nay cho thấy, đa phần cán bộ từ lãnh đạo đến thừa hành trong ngành tư pháp, người tham gia tố tụng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đều ít nhiều có ý thức về sự cần thiết của CCĐT trong vụ án, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều theo các khuynh hướng các nhau về mức độ quan trọng của các CCĐT, về việc thu thập, bảo quản, lưu trữ, sử dụng, áp dụng pháp luật…Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông, có chương trình đào tạo riêng cho từng loại đối tượng, từ đó họ có cách nhìn đúng, nhận thức và cách làm đúng cho từng nhóm người trong việc nhận thức và thực hiện chế định CCĐT [50, tr.45].

Kết luận Chương 3

Trong Chương 3 của luận văn, tác giả đã trình bày thực trạng tình hình tội phạm liên quan đến CCĐT tại địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ 2015-2019; từ đó phân tích các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về CCĐT; đề xuất các quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định CCĐT, đảm bảo việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ, phương tiện điện tử thực hiện các hành vi phạm tội trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Nhìn chung, thực tiễn cho thấy các CQTHTT, NTHTT tại TP.HCM trong thời gian qua đã tuân thủ nghiêm, áp dụng triệt để các quy định của BLTTHS 2015 và các văn bản hướng dẫn về thu thập, kiểm tra, giám định, đánh giá và sử dụng CCĐT, góp phần nhanh chóng phát hiện và xử lý tội phạm nghiêm khắc, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã chứng minh rằng các quy định về CCĐT còn rất chung chung, rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đấu tranh chống tội phạm liên quan đến công nghệ - phương tiện điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện pháp luật về CCĐT để phù hợp với hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Vì vậy, trên cơ sở những nội dung đã trình bày, tác giả kiến nghị một số giải pháp cho rằng là thiết yếu, cần thiết để khắc phục các thiếu sót, chồng chéo trong các quy định pháp luật về CCĐT, giúp cho hoạt động của các CQTHTT, NTHTT tại TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung đảm bảo được sự phối hợp đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong công tác thu giữ, giám định, bảo quản, sử dụng… CCĐT trong các vụ án hình sự.

Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 9

KẾT LUẬN

Chế định pháp luật về CCĐT có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý để chứng minh hành vi phạm tội trong các vụ án đòi hỏi phải sử dụng CCĐT, mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình vận dụng để thu thập, đánh giá, phân tích, chuyển hóa CCĐT sang chứng cứ truyền thống để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với các vụ án mà các đối tượng phạm tội đã sử dụng các công cụ, phương tiện công nghệ - điện tử để thực hiện hành vi phạm tội.

Công nghiệp sản xuất các loại thiết bị điện tử có bộ nhớ kỹ thuật số và chip điều khiển đang ngày càng phát triển. Hầu hết các thiết bị sử dụng cho cá nhân, gia đình, phương tiện giao thông, thiết bị sản xuất đều đã được số hóa, tích hợp các loại chip và phần mềm nhúng như tivi, điện thoại, tủ lạnh, máy in, máy fax, ô tô, máy bay…Những thiết bị này đều có thể lưu trữ các dữ liệu điện tử, có sensor thu thập dữ liệu, có chức năng kết nối với nhau và kết nối lên máy chủ theo công nghệ Internet. Một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong các vụ án sử dụng phương tiện công nghệ, điện tử để phạm tội là những vật chứng thu giữ tại nơi tội phạm xảy ra, mang dấu vết tội phạm như: “cookies”, “URL”, web server logs, Email logs... (đây là những thông tin do máy tính tạo ra); hoặc cũng có thể là những thông tin điện tử do con người tạo ra được lưu giữ trong máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác, như các văn bản, bảng biểu, các hình ảnh, thông tin được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử.

Hầu hết các đối tượng sử dụng công cụ, phương tiện công nghệ - điện tử để phạm tội đều có nhận thức về pháp luật và hiểu biết công nghệ cao, và khi thực hiện hành vi phạm tội đều có những thủ đoạn tinh vi để che giấu thông tin phạm tội, khi phát hiện nguy cơ bại lộ chúng rất nhanh chóng xóa bỏ các dấu vết để chối tội (như xóa các dữ liệu có liên quan; đánh sập các trang Web), vì vậy việc thu thập, phục hồi, chuyển hóa CCĐT thành chứng cứ truyền thống để chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của một chuyên án.

Có thể nói, việc luật hóa DLĐT là một loại nguồn chứng cứ trong BLTTHS 2015, cùng với việc bổ sung quy định về một số tội phạm mới trong lĩnh vực công

nghệ thông tin trong BLHS 2015, là sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời của các nhà lập pháp, tuy nhiên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao đang ngày càng gia tăng về số lượng, mức độ phức tạp và sự nguy hiểm đối với xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và nhận thức đúng về CCĐT, về quá trình áp dụng pháp luật sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắn cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá, sử dụng CCĐT trong thực tiễn.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả mong muốn có thể đóng góp một phần công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa lý luận về CCĐT, cũng như những biện pháp thu giữ, xác lập loại chứng cứ này góp phần hoàn thiện chế định CCĐT, từ đó nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Thiên An (2018), “Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”,

<http://tkshcm.edu.vn/dieu-kien-de-du-lieu-dien-tu-co-the-su-dung-lam- chung-cu-trong-qua-trinh-giai-quyet-vu-an-hinh-su/ >, (24/12/2020);

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-05-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội;

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2020, Hà Nội;

4. Vương Văn Bep (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.6;

5. Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

6. Lê Cảm – Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội;

7. TS.Nguyễn Ngọc Chí (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội;

8. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,

NXB Tư pháp, Hà Nội;

9. Nguyễn Văn Du (2006), “Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự, nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Hà Nội;

10. Th.S Nguyễn Văn Điền (2019), Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2455, ( 22/10/2020);

11. Bùi Kiên Điện (1997), “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật Học, (số 1), tr.17;

12. Đỗ Văn Đương (2000), Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;

13. Nguyễn Thanh Hải (2016), Thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội;

14. Trần Ngọc Hạnh (2016), Chế định chứng cứ theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, viện Khoa học xã hội;

15. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2018), Mối quan hệ giữa dữ liệu điện tử và các nguồn chứng cứ khác, Hội thảo quốc tế chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và UNODC tổ chức, Hạ Long;

16. TS. Trần Văn Hòa (2008), Tham luận trình bày tại Hội thảo “Phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống”, Bộ Công an;

17. Tuyết Mai (2020), “Dữ liệu điện tử, mỗi nơi ứng xử mỗi kiểu”,

<https://tuoitre.vn/du-lieu-dien-tu-moi-noi-ung-xu-moi-kieu- 20201013221250923.htm >, (02/02/2021);

18. Quốc Hội (1988), Bộ luật Tố tụng Hình sự số: 7-LCT/HĐNN8 ngày 28-06- 1988, Hà Nội;

19. Quốc Hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Hà Nội;

20. Quốc Hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Hà Nội;

21. Quốc Hội (2005), Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội;

22. Quốc Hội (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội;

23. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;

24. Ngô Hải Sơn (2019), “Khi nào thì “dữ liệu điện tử” được xem là chứng cứ?”,

Tho/Khi-nao-thi-du-lieu-dien-tu-duoc-xem-la-chung-cu-2801/>, (29/12/2020);

25. Đỗ Thơm (2019), “Tình hình tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp”,

<https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tinh-hinh-toi-pham-cong-nghe-cao-dien- bien-phuc-tap-post199811.gd >, ( 30/11/2020);

26. Nguyễn Trường Thọ (2020), “Một số vấn đề về thu thập và sử dụng chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án hình sự”,

, (30/12/2020);

27. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo tổng kết Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp kinh nghiệm xét xử năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh;

28. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo tổng kết Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp kinh nghiệm xét xử năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh;

29. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo tổng kết Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp kinh nghiệm xét xử năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh;

30. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng kết Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp kinh nghiệm xét xử năm 2018, thành phố Hồ Chí Minh;

31. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2019), Báo cáo tổng kết Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp kinh nghiệm xét xử năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh;

32. Nguyễn Văn Thắng (1996), Nguồn chứng cứ trong Tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;

33. Trần Quang Tiệp (2005), Các loại nguồn chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2003, (số 3), tr.25-39;

34. Trần Quang Tiệp (2007), Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 5), tr.37-39;

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí