2.3.1. Kết quả đạt được
Gần hai năm triển khai thực hiện chính sách BHTN chúng ta đã thu được một số kết quả bước đầu như sau:
Thứ nhất, Cả ba bên có trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHTN đều có nghĩa vụ và quyền lợi khi thực hiện.
- Người lao động đóng góp thể hiện quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm và quyền lợi. Hiển nhiên ai muốn được hưởng trợ cấp thì phải tham gia đóng góp hình thành quỹ. Quỹ BHTN chi trả trợ cấp nhằm bù đắp về mặt thu nhập, giúp người lao động khắc phục những khó khăn về mặt tài chính khi họ thất nghiệp, đồng thời giúp họ có điều kiện tái hòa nhập vào thị trường lao động, nên người lao động muốn hưởng trợ cấp thì đương nhiên họ phải tham gia đóng góp hình thành quỹ.
- Người sử dụng lao động đóng góp thể hiện trách nhiệm của mình. Người lao động thôi việc, mất việc làm không phải do lỗi của họ như trước đây thì trách nhiệm chi trả trợ cấp sẽ thuộc về đơn vị sử dụng lao động. Ngoài ra, là một thành viên của xã hội, doanh nghiệp phải góp phần đảm bảo an toàn, ổn định, công bằng xã hội, do đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn phải ý thức được trách nhiệm xã hội và cụ thể hóa thành việc tham gia BHTN cho người lao động mà họ sử dụng. Nếu không tham gia, thì hoàn toàn trách nhiệm chi trả trợ cấp thuộc về doanh nghiệp, nhưng nếu tham gia BHTN thì trách nhiệm này sẽ san sẻ cho cả ba bên, sẽ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là vào những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phá sản.
- Nhà nước đóng góp thể hiện vai trò chủ đạo, trung tâm của mình. Không một quốc gia nào có thể giải quyết triệt để được nạn thất nghiệp mà phải chấp nhận sống chung cùng nó, vậy khi thất nghiệp trở thành một vấn đề nan giải thì chính sách đối với vấn đề thất nghiệp là chính sách xã hội như bao chính sách xã hội khác phải được Nhà nước quan tâm, cùng tham gia giải quyết. Ngoài việc ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, Nhà nước còn phải trích từ ngân sách để đóng góp vào Quỹ. Mặc dù Nhà nước chỉ đóng
góp, hỗ trợ một phần nhưng thực tế tạo được mối quan hệ bền chắc trong việc hình thành nên một quỹ tiền tệ lớn để khắc phục hậu quả thất nghiệp, ổn định xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Từ Năm 2009 Đến Nay
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp Từ 2009 Đến Nay
- Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 13
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 14
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Thứ hai, đã hình thành được một quỹ tài chính đủ lớn độc lập với ngân sách nhà nước để chi trả cho người lao động khi bị thất nghiệp. Mới gần hai năm triển khai thực hiện những quỹ BHTN đã có gần 7.000 tỷ đồng, trong khi đó để giải quyết lao động dôi dư theo Nghị định 41 thì ngân sách nhà nước đã phải chi ra 7.841 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2002-2007.
Thứ ba, chính sách BHTN là hạt nhân của chính sách thị trường lao động. Mục đích chính của chính sách BHTN không phải là chi trả trợ cấp thất nghiệp nhằm thay thế một phần thu nhập khi người lao động mất việc làm, mà chính là hỗ trợ người lao động đào tạo lại tay nghề, từ vấn giới thiệu việc làm để người lao động thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc làm.
Thứ tư, đã hình thành được bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHTN trên phạm vi toàn quốc. Từ khi triển khai thực hiện chích sách BHTN các Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề của Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được củng cố và mở rộng, đặc biệt là ở hai thành phố lớn và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
2.3.2. Những hạn chế
- Về chính sách
+ Việc xác định đối tượng cụ thể tham gia BHTN cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đối tượng tham gia BHTN trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức, trong đó có quy định những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, một số vị trí công việc của các đơn vị sự nghiệp nhà nước (tùy từng đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc cấp nào) được coi là công chức nên không thuộc đối tượng tham gia BHTN, những đối tượng này, trước đây không được coi là công chức nên thuộc đối
tượng tham gia BHTN. Đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn rõ cho những đối tượng này.
+ Đối tượng tham gia BHTN chỉ là những doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng từ 10 lao động trở lên, trong khi nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng dưới 10 lao động rất nhiều, do đó không công bằng giữa những người lao động, trong khi đó những người lao động làm trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động dễ bị thất nghiệp hơn.
- Về thủ tục chốt sổ BHXH
Hiện nay, về cơ bản cơ quan BHXH rất khẩn trương và đảm bảo tiến độ trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì một số doanh nghiệp chậm hoặc nợ đóng BHXH nói chung và BHTN nói riêng nên không chốt sổ được; nhiều doanh nghiệp không kịp thời làm các thủ tục để chốt sổ BHXH cho người lao động để hưởng chế độ BHTN.
- Về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách
Theo quy định thì BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện việc thu, chi và quản lý quỹ BHTN, trong việc này BHXH Việt Nam triển thực hiện rất hiệu quả do có một số lợi thế như được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp là Trung ương, tỉnh, cấp huyện, đối tượng tham gia BHTN cũng nằm trong đối tượng tham gia BHXH và cuối cùng là BHXH Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm quản lý quỹ tài chính tập trung là quỹ BHXH, bảo hiểm y tế [25]
Trong khi đó ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hưởng chính sách BHTN, ở Trung ương là BHTN trực thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ở địa phương là Phòng BHTN, Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do Phòng BHTN nghiệp trực thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoạt động do địa phương quản lý
nên việc chỉ đạo từ trên Trung ương xuống các địa phương đã gặp phải những khó khăn nhất định.
Việc phối hợp giữa Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với BHXH Việt Nam ở Trung ương rất chặt chẽ. Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác phối hợp giữa hai ngành còn gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, thực hiện mô hình hiện nay, người lao động bị thất nghiệp phải đến hai ngành để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp, hưởng các chế độ BHTN, gây khó khăn cho người thất nghiệp. Hơn nữa, đây lại là hai ngành độc lập với nhau về tổ chức. Do đó, các thủ tục hành chính phải qua rất nhiều khâu, gây khó khăn, phiền hà cho người hưởng BHTN.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của người lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, một số người lao động chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, nhiều người lao động cho rằng cứ thất nghiệp là được hưởng trợ cấp và được hưởng 1 lần là 3 tháng trợ cấp để về quê nghỉ ăn tết; một số chưa biết điều kiện để được hưởng BHTN nên số lượng đăng ký thất nghiệp nhiều, nhưng đa số lại chưa đủ điều kiện để hưởng BHTN.
- Nhận thức của người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc hoàn thiện các thủ tục giấy tờ cho người lao động để đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng BHTN chưa rõ như các giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt hợp đồng lao động, làm các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động,....
- Các cơ quan, tổ chức chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chính sách nên công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến ở một số địa phương còn chậm, hình thức thông tin, tuyên truyền còn nghèo nàn dẫn đến một bộ phận không nhỏ người lao động, người sử dụng lao động không nắm bắt được thông tin dẫn đến việc đăng ký thất nghiệp và hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN chậm theo quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
- BHTN là một chính sách rất khó quản lý và do chúng ta mới triển khai thực hiện chính sách nên quy định đối tham gia BHTN mới chỉ là các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Chính sách BHTN khác với chính sách bảo hiểm xã hội ở chỗ BHTN gắn rất chặt các chính sách thị trường lao động như giải quyết việc làm, đào tạo, đào tạo lại..., mà những vấn đề lại do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Chương 3
QUAN Điểm Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu
Hoàn Thiện Chính Sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM
3.1. QUAN Điểm Hoàn Thiện Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM
- Chính sách BHTN được ban hành và thực hiện từ ngày 1/1/2009 và theo quy định đến ngày 1/1/2010 mới có người đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN. Khoảng thời gian tổ chức triển khai thực hiện như vậy cũng chưa nhiều để có thể đưa ra những nhận xét đầy đủ về kết quả và những hạn chế của chính sách cũng như khâu tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở nước ta. Mặt khác, chính sách BHTN là một bộ phận của chính sách xã hội, mục đích của chính sách này là nhằm ổn định xã hội trong tình trạng có người thất nghiệp, không việc làm và không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thường xuyên của bản thân và gia đình họ. Chính sách BHTN lại càng có ý nghĩa hơn đối với vấn đề an sinh xã hội khi tình trạng thất nghiệp cao và kéo dài, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, mọi yếu tố sửa đổi, bổ sung về mặt chính sách phải mang ý nghĩa của sự hoàn thiện, chứ tuyệt đối không được gây ra sự xáo trộn, bất ổn định, đặc biệt là những nội dung về đối tượng tham gia, mức đóng góp và khung quyền lợi được hưởng.
- Chính sách xã hội mang tính lịch sử, nghĩa là nó được ban hành và thực hiện phù hợp với từng giai đoạn kinh tế xã hội nhất định, giải quyết những vấn đề cấp bách do xã hội đề ra.Vì vậy, khi những điều kiện kinh tế xã hội biến đổi, tăng trưởng và phát triển thì chính sách BHTN cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, chính sách BHTN cũng phải gắn với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn chính sách BHTN mới được ban hành, lại gặp phải những khó khăn do tác động đến kinh tế vĩ mô như khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và hậu quả của nó vẫn còn nặng nề vào năm 2010. Những tác động này cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động Việt Nam.
- Chính sách BHTN mới được thực hiện với khoảng thời gian còn ngắn so với các chính sách xã hội khác như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vì vậy trong giai đoạn này, việc sửa đổi chính sách BHTN chỉ nên đề cập đến những bất cập mà ngay khi ban hành chính sách các chuyên gia trong lĩnh vực thị trường lao động đã thấy bất hợp lý và khi tiến hành tổ chức thực hiện đã vấp phải và cần phải sửa đổi ngay. Những vấn đề đó liên quan đến những nội dung cụ thể sau:
+ Phân loại cụ thể nhóm đối tượng tham gia BHTN để có quy định trách nhiệm đóng góp BHTN của người lao động, người sử dụng lao động và đóng góp của Nhà nước.
+ Làm rõ những nguyên nhân mất việc làm như thế nào mới thuộc về điều kiện hưởng BHTN nhằm hạn chế sự lạm dụng chính sách BHTN như là một cách thức để tăng thu nhập cho người lao động.
+ Sự không hợp lý của khoản tiền chi trả trợ cấp một lần khi người thất nghiệp tìm được việc làm trong thời kỳ còn đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Những quy định cần thiết về giới thiệu việc làm và đào tạo nghề để Trung tâm giới thiệu việc làm có đủ khả năng và điều kiện để giúp người thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động và tìm được việc làm mới.
+ Những bất cập về tổ chức thực hiện như mối quan hệ giữa cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm giới thiệu việc làm và Phòng BHTN đã gây phiền hà, khó khăn cho người thất nghiệp khi đến đăng ký và nhận quyền lợi thất nghiệp.
Do đó, trong khuôn khổ của luận văn và thời điểm nghiên cứu mà chính sách BHTN mới được đưa vào thực hiện và có thể được coi là "giai đoạn vận hành thử", mặc dù đã có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thị trường lao động, về hệ thống chính sách thị trường lao động và việc làm, nhưng để đáp ứng được những yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN mang tính khả thi trong giai đoạn trước mắt cũng như làm nền tảng cho sự phát triển của chính sách BHTN trong tương lai, tác giả xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu dưới đây.
3.2. Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Hoàn Thiện Chính Sách bảo hiểm thất
nghiệp
3.2.1. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc
Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Đức, Hàn Quốc, đặc biệt những nước có điều kiện kinh tế và vị trí địa lý gần với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc thì đối tượng tham gia BHTN đều là những doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng từ một lao động trở lên. Trong khi đó, chúng ta chủ trưởng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa hình thức sở hữu và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xã hội hóa một số lĩnh vực như thể thao văn hóa, giáo dục, y tế...,. Hiện nay chúng ta có khoảng 2000 doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối và có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, TNHH, cổ phần... và các tổ chức hoạt động như một doanh nghiệp khác được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng lao động là đối tượng tham giam BHXH cũng như BHTN chủ yếu tập trung trong các doanh nghiệp và đây cũng là những đối tương yếu thế, dễ bị mất việc làm, dẫn đến thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái, tao ra sự bất ổn cho xã hội. Theo Luật BHXH thì tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng từ một lao động trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, người lao động có giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH, đây là nhóm lao động có việc làm và thu nhập ổn định nhất trong số lao động có việc làm hiện nay. Hơn nữa, thu BHTN hiện nay cũng đang do BHXH Việt Nam thực hiện. Để tạo sự thống nhất trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và BHTN, không để các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật và bảo đảm quyền lợi, công bằng cho mọi người lao động khi bị thất nghiệp không phải phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động, do đó nên mở rộng đối tượng tham gia BHTN như đối tượng tham gia BHXH, chỉ trừ số công chức nhà nước thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN tạo điều kiện cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, ghi sổ, tạo ra sự công bằng trong lực lượng lao động và đơn vị sử dụng lao động cụ thể như sau: