Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp


- Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

- Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3.2.2. Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp


Trợ cấp thất nghiệp


Theo khuyến cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp tăng theo tỷ lệ thuận với mức trợ cấp thất nghiệp và nếu mức trợ cấp thất nghiệp cao thì thời hạn để một người bị sa thải trở lại thị trường lao động cũng kéo dài. Do đó cần phải có sự tính toán cân nhắc giữa tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHTN và tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ số về số người tham gia, tỷ lệ thất nghiệp của từng thời kỳ.... Hơn nữa, chính sách BHTN mới được thực hiện ở Việt Nam chưa lâu. Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn chúng tôi chỉ đề nghị hoàn thiện những điểm còn bất hợp lý và hạn chế được sự lạm dụng của người lao động đối với chính sách BHTN, đề chính sách đạt được mục tiêu đề ra là chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp.

Nhà nước cần bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần. Những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nếu tìm được việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thì không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nữa và cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần. Người thất nghiệp đã tìm được việc làm, có nghĩa là họ có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình, nếu lại được hưởng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp một lần nữa thì không hợp lý và không đạt được mục đích của chính sách BHTN đề ra.

Hỗ trợ giới thiệu việc làm


Dù xét ở góc độ nào đều thấy giữa BHTN và giải quyết việc làm có mối liên hệ rất chặt chẽ. Đó là hai giai đoạn của một quá trình, hai mặt của sự thống nhất. BHTN và giải quyết việc làm dù cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là hướng về người lao động, tạo lập an sinh xã hội thông qua bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động chính là góp phần giảm thiểu thất nghiệp và việc thực hiện đầy đủ những quy định về BHTN cũng góp phần phát triển một thị trường lao động lành mạnh. Vì vậy, ngày nay tại các nước phát triển không coi BHTN chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà coi BHTN là một chính sách của thị trường lao động tích cực. BHTN không chỉ đơn thuần việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ việc làm, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, tìm việc làm cho người thất nghiệp. Do đó giới thiệu việc làm là cầu nối gắn kết giữa BHTN và giải quyết việc làm, đây là khâu rất quan trọng, giúp cho người thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển lao động gặp nhau.

Trong thời gian tới để có thể phục vụ tốt mục tiêu giải quyết việc làm, thực hiện có hiệu quả các chính sách thị trường lao động, đặc biệt là chính sách BHTN, hệ thống thông tin thị trường lao động cần được hoàn thiện theo những hướng sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động dịch vụ việc làm trên thị trường lao động.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm.

- Hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh, hệ thống giao dịch việc làm trực tuyến và tạo điều kiện cho người lao động thuận lợi trong việc tiếp cận và tìm kiếm việc làm theo hệ thống này.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động trong phạm vi toàn quốc.

- Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo và phân tích thị trường lao động.


- Đi kèm với sự phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là sự phát triển đồng bộ về cơ sở vất chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

Hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề


Theo quy định của Luật BHXH thì người thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được đào tạo nghề miền phí. Đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là một khâu then chốt để tạo cho người thất nghiệp chuyển đổi nghề từ đó có cơ hội sớm quay lại thị trường lao động, tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhưng hiện nay theo quy định thì người thất nghiệp được đào tạo nghề ngắn hạn không quá 6 tháng. Do vậy, chính sách chỉ có hiệu quả đối với người thất nghiệp có trình độ thấp còn sẽ rất khó giải quyết đối với người thất nghiệp có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao khi muốn chuyển đổi nghề. Hơn nữa, việc người lao động thất nghiệp có học nghề hay không lại do họ quyết định và phải tự làm đơn theo mẫu. Vì vậy, muốn người lao động thất nghiệp học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp để tìm được việc làm, phải có quy định là trong thời gian bao lâu không tìm được việc làm thì người lao động thất nghiệp băt buộc phải học nghề nâng cao hoặc học nghề mới. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức và mô hình phù hợp đề người thất nghiệp lựa chọn.

- Mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, các ngành, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo. Hình thành một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm để đào tạo nhân lực trình độ cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung chương trình dạy nghề cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đề người lao động sau khi học xong có thể làm được ngay.

- Xã hội hóa công tác dạy nghề và gắn với nơi sử dụng lao động như mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, mô hình dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực.


3.2.3 Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp


ở Việt Nam, chính sách BHTN lần đầu tiên được ban hành và triển khai tổ chức thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là tạo thêm một công cụ bảo đảm của xã hội nhằm chống lại những rủi ro do mất việc làm gây ra đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN vào thời điểm này giúp cho chúng ta có đủ thông tin để phân tích và đưa ra các mô hình tổ chức thực hiện từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho hợp lý, hiệu quả đối với thực trạng thị trường lao động của Việt Nam.

Đây là một công việc hoàn toàn mới đối với vấn đề quản lý thị trường lao động và thực hiện chính sách thị trường lao động, chính sách BHTN ở nước ta. Chúng ta phải xây dựng từ đầu hệ thống quản lý lao động và đăng ký lao động; Xây dựng mới và tiếp thụ những hệ thống giới thiệu việc làm và đào tạo lại nghề hiện có cho người lao động thất nghiệp; tổ chức thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp cũng như quản lý quỹ BHTN… Không những vậy, chúng ta cũng cần có một cái nhìn tổng thể về thị trường lao động, về những đặc trưng của thị trường lao động và nạn thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay để từ đó có thể ngay từ bước đi ban đầu đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt chính sách BHTN.

Mô hình triển khai thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam nếu theo nội dung công việc sẽ bao gồm những hệ thống sau:

1. Hệ thống tổ chức thu đóng góp và chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp;


2. Hệ thống quản lý người lao động thất nghiệp;


3. Hệ thống tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động bao gồm cả đăng ký nhu cầu lao động cho doanh nghiệp;

4. Hệ thống đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo nâng cao nghề cho người lao động thất nghiệp.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như xuất phát từ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của thị trường lao động Việt Nam và cũng tận dụng được cơ sở vật chất, con người của các tổ chức đang thực hiện các chính sách xã hội hiện nay đối với người lao


động, nhằm vẫn đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN hiệu qua nhưng không tăng thêm đầu mối, không làm tăng biên chế…, từ đó có thể đề xuất ra mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở nước ta như sau:

- Mô hình thứ nhất là: ngành BHXH tổ chức thực hiện;


- Mô hình thứ hai là: Liên kết giữa 2 ngành: Lao động Thương binh và Xã hội và

BHXH.


3.2.3.1 Mô hình thứ nhất: Ngành Bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện


Theo mô hình này, chức năng quản lý nhà nước và Thanh tra về chuyên ngành

ô hình 3.1: Mô hình BHXH Việt Nam

Phòng nghiệp vụ

M

BảO HIểM Xã HộI CấP QUậN, HUYệN

hiện nay

Phòng nghiệp

Phòng nghiệp vụ

Phòng nghiệp vụ

BHTN vẫn thực hiện như hiện nay. Chỉ có chức năng tổ chức thực hiện chính sách BHTN do hệ thống ngành BHXH hiện nay đảm nhận.


HộI ĐồNG QUảN Lý BHXHVN



Ban nghiệp vụ

BảO HIểM Xã HộI VIệT NAM

Ban nghiệp

Ban nghiệp vụ

Ban nghiệp vụ

BảO HIểM Xã HộI TỉNH


Khi triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHTN theo mô hình này thì chỉ cần bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho ngành BHXH cụ thể như sau:

ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam:


Theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương gồm: 12 Ban và 6 Đơn vị sự nghiệp. Trong đó có các Ban dưới đây liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHTN là:

- Ban Thực hiện chính sách BHXH: tổ chức hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN; kiểm tra điều kiện hưởng, sau đó tính toán mức hưởng và thời gian hưởng cho người thất nghiệp.

- Ban Thu: hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ thu BHTN; nghiệp vụ theo dõi tình hình biến động của người lao động thất nghiệp (đăng ký thất nghiệp); về giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự phối hợp thực hiện với các ngành khác như: giới thiệu việc làm, đào tạo nghề… Liên kết xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu việc làm trong phạm vi cả nước nhằm giúp từng cơ sở, địa phương cũng như người lao động có thể biết được nguồn việc làm không chỉ ở địa bàn mình đang quản lý hay địa bàn người lao động đang sống mà là nhu cầu lao động trong cả nước.

- Ban Chi: hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ chi trả các trợ cấp BHTN và các khoản hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề...

Ban Kế hoạch -Tài chính có nhiệm vụ lập kế hoạch thu - chi chế độ BHTN; Ban tuyên truyền thực hiện tuyên truyền về chính sách BHTN tới các doanh nghiệp và người lao động; Trung tâm thông tin xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý về lao động thất nghiệp và ngân hàng việc làm…

BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:


Những hoạt động trực tiếp về thực hiện chính sách BHTN được tiến hành ở BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện. Tại BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay thì tùy theo quy mô và khối lượng công việc mà cơ cấu tổ chức có 8 phòng


nghiệp vụ (ở 59 tỉnh); 9 phòng nghiệp vụ (ở 3 tỉnh) hoặc 11 phòng nghiệp vụ (ở 2 thành phố lớn):

Những nội dung cụ thể về tổ chức thực hiện chính sách BHTN sẽ gắn liền với BHXH cấp tỉnh và cấp huyện, bao gồm:

- Phòng Thu được bổ sung thêm nhiệm vụ: Thu BHTN; Cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHTN khi bị thất nghiệp; Tiếp nhận nhu cầu lao động của các đơn vị tham gia BHXH; Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp; Tư vấn, gửi đi đào tạo lại hoặc đào tạo mới ngành nghề cho người lao động thất nghiệp. Tổng hợp chung về công tác thu BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh quản lý.

- Phòng Chính sách được bổ sung thêm nhiệm vụ: tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ BHTN. Tổng hợp chung về thực hiện các chế độ BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh quản lý.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính được bổ sung thêm nhiệm vụ: quản lý về chi BHTN: chi trả tiền trợ cấp BHTN, chi hỗ trợ giới thiệu việc làm, chi hỗ trợ đào tạo nghề; Xây dựng kế hoạch thu - chi về BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh quản lý.

- Các Phòng khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp thực hiện chính sách BHTN, ví dụ quản lý lao động thất nghiệp của Phòng Công nghệ Thông tin; tuyên truyền về chính sách BHTN...

Tuy nhiên, đối với một số tỉnh và thành phố lớn có nhiều người tham gia và hưởng BHTN có thể thành lập một phòng riêng lấy tên là Phòng BHTN. Phòng BHTN sẽ đảm nhận nhiệm vụ chuyên về đăng ký lao động thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp; tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp và hỗ trợ chi phí đào tạo nghề. Ngoài ra để thực hiện cải cách hành chính, hiện nay trong hệ thống BHXH các tỉnh, thành phố đều có Phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ sẽ giúp cho việc tiếp cận giữa người lao động thất nghiệp với việc thực hiện chính sách BHTN một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả.

BHXH quận, huyện


BHXH huyện được bổ sung thêm nhiệm vụ: Thu đóng góp BHTN; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia BHTN khi bị thất nghiệp; tiếp nhận nhu cầu lao động của các doanh nghiệp; liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm để cùng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp; gửi đi đào tạo lại nghề hoặc đào tạo nghề mới cho người lao động thất nghiệp; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; quản lý chi về BHTN; chi trả tiền trợ cấp BHTN, chi hỗ trợ đào tạo nghề... cho các đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn huyện (quận) quản lý.

3.2.3.2. Mô hình thứ hai: Liên kết giữa hai ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội

Mô hình này là mô hình đang triển khai thực hiện chính sách BHTN theo nghị định 127/2008/CPNĐ-CP ngày 12/12/2008 - mô hình liên kết giữa 2 ngành: Lao động - Thương binh và xã hội và BHXH phối hợp tổ chức thực hiện chính sách BHTN, mô hình này đã được trình bày ở phần trên.

3.2.3.3. Phân tích, lựa chọn mô hình tối ưu


Để có thể xác định một cách khoa học mô hình nào cần lựa chọn, chúng ta phân tích từng mô hình theo các tiêu chí tổng hợp sau:

Bảng 3.1: So sánh lựa chọn mô hình tổ chức BHTN




TT


Chỉ tiêu

Các mô hình đề nghị

Mô hình tối ưu

Mô hình 1

Mô hình 2

1

Đối tượng tham gia

BHTN

Đang quản lý đối tượng

này

Sẵn sàng quản lý phục vụ

đối tượng

Mô hình

1


2

Người sử dụng

lao động tham gia BHTN

Đang là đối tác thực hiện

BHXH, nay bổ sung thêm BHTN


Sẵn sàng là đối tác thực hiện BHTN


Mô hình 1

3

Quản lý quỹ

Bổ sung thêm nhiệm vụ

Bổ sung thêm nhiệm vụ

Mô hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023