Lựa Chọn Phương Thức Xử Lý Rủi Ro Và Quản Trị Rủi Ro


Trong tình huống khi mà tổn thất xảy ra thì người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại phát sinh, tức tác động đến khả năng tổn thất thông qua mức độ tổn thất.

Ví dụ: khi một vụ tai nạn giao thông thì người ta khẩn trương đưa người bị nạn đến ngay bệnh viện kịp thời, hay như trong xe tô được trang bị các bình xịt dập lửa phòng khi xe bốc cháy và để giảm xuống mức thấp nhất có thể khi tổn thất phát sinh. Đặc biệt như trong lĩnh vực ngân hàng, một khoản cấp tính dụng khi phát sinh rủi ro và gặp khó khăn trong quá trình thu nợ, lúc này tổn thất ít nhiều đã hiện hữu và khi đó phía ngân hàng sẽ ngay lập tức tiến hành các biện pháp xử lý nghiệp vụ để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất như đôn đốc khách hàng trả nợ, đề nghị bổ sung thêm tài sản thế chấp, trích lập dự phòng,... Trong thục tế thì biện pháp giảm thiểu tổn thất được áp dụng khá nhiều trong hoạt động kinh doanh và tài chính.

Về mặt bản chất đã ghi nhận giữa biện pháp đã ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất luôn tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thử hình dung các lần khám sức khỏe định kỳ, rõ ràng nó không thể tiêu diệt được bệnh mà chỉ là cơ sở để qua đó phát hiện và hỗ trợ chữa trị kịp thời cho những người không may mắc pahri bệnh. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ này lại lag bàn đạp trong việc gợi nhắc cho nhiều người về việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe để tránh xe bệnh tật. Lúc này, dễ thấy hành động giảm thiểu tổn thất đã ảnh hưởng tới ý định ngăn ngừa tổn thất của con người.

Chấp nhận rủi ro

Biện pháp này có thể được cho là đơn giản và ít hao phí công sức nhất mà người ta áp dụng trong việc đối phó với rủi ro khi mà sự tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại do tổn thất là yếu tố điển hình. Sở dĩ người ta lựa chọn cách thức này thay vì đưa ra hành động khác là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là việc trong nhiều trường hợp, người ta hoàn toàn đủ khả năng để bù đắp thiệt hại khi có tổn thất rủi ro gây ra. Chẳng hạn như thiệt hại về yếu tố tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách nhà nước đưa ra và ngân hàng thực hiện là tiến hành trích lập dự phòng rủi ro để chủ động bù đắp cho các khoản nợ xấu gặp khó khăn tròn công tác thu hồi. Tiếp theo đó người ta còn chấp nhận rủi ro khi không còn phương pháp nào khác tốt hơn để giải quyết vấn đề. Điển hình như trong xã hội ngày nay, nhiều loại thực phẩm bẩn và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị trường, qua đó đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Thế nhưng một bộ phận không nhỏ người đã không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận những rủi ro này, khi bản thân không tìm ra cách để giải quyết do vấn đề về kinh tế hay quan niệm cá thể. Chưa dừng lại ở đó, trong nhiều trường hợp thi người ta còn chấp nhận rủi ro dựa trên sự suy tính chủ động và yếu tố đầu cơ. Dễ thấy nhất phải kể đến trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư, nơi mà người ta luôn quan niệm sự liều lĩnh càng lớn sễ đổi lại kết quả thu được càng có


giá trị cao. Một nhà đầu tư sẵn sàng “ lướt sóng” trên những cổ phiếu có giá trị biến động mạnh, tức rủi ro cao với hy vọng ngự trị là một khoản lợi nhuận lớn sẽ đến với anh ta.

Từ những vấn đề đã trình bày thì có thể thấy biện pháp chấp nhận rủi ro được tách ra thành hai nhóm, đó là chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Với chấp nhận rủi ro thụ động, người gánh chịu tổn thất hoàn toàn không có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào và sau khi tổn thất xay ra thì họ có thể dễ dàng bù đắp bằng cách tự thân vận động hay nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. Ngược lại trong chấp nhận rủi ro chủ động, người ta tiến hành thiết lập các quỹ dự phòng, chủ động tích lũy và tiết kiệm để ngay từ đầu luôn trong trạng thái sẵn sàng bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra.

Chuyển giao rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Chuyển giao rủi ro là biện pháp mà người ta sử dụng để chuyển thiệt hại phát sinh (về mặt tài chính) từ rủi ro sang cho người khác gánh chịu. Sử dụng phương pháp này, người ta sẽ tìm cách chuyển một phần hoặc nhiều lúc là toàn bộ rủi sang cho người khác, với rất nhiều các hình thức hoán chuyển được triển khai linh hoạt trong đời sống và trên từng lĩnh vực chuyên môn.

Ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, người ta thấy rủi ro sẽ xảy đến mảnh đất mà mình đang sở hữu khi mà trong tương lahi sẽ bị nhà nước thu hồi, giải tỏa và đền bù với giá trị thấp nên người đó đã cố gắng bán mảnh đất này đi và nếu giao dịch thành công thì lúc này rủi ro đã được hoán chuyển sang cho phía người mua. Hay như trong lĩnh vực tài chính, một ngân hàng có một khách hàng vấy với dự án sắp triển khai và nhận thấy sẽ khá rủi ro nếu tài trọ toàn bộ cho dự án này nên phía ngân hàng đã tiến hành nghiệp vụ đồng tài trợ. Lúc này, với sự kết hợp với các ngân hàng khác thì có thể nói một phần rủi ro được chuyển từ một ngân hàng ban đầu sang cho nhiều ngân hàng khác.

Bảo hiểm

Biện pháp cuối cùng là bảo hiểm, được đánh giá là có hiệu quả xử lý rủi ro cao hơn hết. Đây cũng là một hình thức hoán chuyển rủi ro, nhưng với cơ chế đặc thù mang tính chất khoa học là chuyển rủi ro cho số đông người ở một mức độ vừa phải trên cơ sở hợp đồng sao cho mỗi cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ thiệt hại do tổn thất gây nên, trong khi các cơ chế khác sẽ chỉ làm lợi cho một bộ phận người trong nhóm và những người trong nhóm con lại sẽ chịu thiệt. Việc ra đời của bảo hiểm để đối phó với rủi ro được xem là tất yếu khách quan trong cuộc sống của con người. Một xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, vấn đề về rủi ro cũng theo đó mà ngày một phức tạp hơn thì biện pháp bảo hiểm lại càng tỏ rõ vị thế đầu tàu của mình trong việc đối phó với rủi ro.


1.2. Quản trị rủi ro

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Trong mọi hoạt động, con người luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau, như: bão lụt, hạn hán, ốm đau, bệnh tật tai nạn… Mỗi khi gặp phải rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và đến sức khoẻ của con người. Bởi vậy, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và nó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Phương pháp bảo vệ lúc đầu là rất đơn giản và đôi khi là mù quáng, bằng cách họ luôn luôn cầu xin các đấng thần linh và chúa trời phù hộ dể được yên ổn, an toàn. Và chẳng bao lâu con người đã tìm ra cách thức bảo vệ một cách có tổ chức. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vết tích chứng minh sự tồn tại của các tổ chức cứu hộ tương hỗ đối với các thợ tạc đá Ai Cập cổ đại từ 4.500 năm trước công nguyên. Hay người BaBi-Lon đã đưa ra những quy tắc trong việc tổ chức các phương tiện vận tải bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân chia các thiệt hại do mất cắp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Thời La Mã cổ đại đã có những hội đoàn kết tương trợ của các tập đoàn lính có cùng nhu cầu, bằng cách người ta đã dùng quy chế của toàn tang lễ Lanuvium tổ chức tang lễ cho tất cả các thành viên đã có tiền đóng góp cho hội từ khi họ còn sống. Đến thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành và phát triển với bằng chứng là người ta đã tìm thấy các bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất ở các cảng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương… Khi cuộc sống và sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn cũng được con người ngày càng quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển, một mặt đã làm tăng năng suất lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống.

1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro sẽ giúp Ban Giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả; đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của những rủi ro trong quá trình điều hành, quản lý.

Đối với các doanh nghiệp chú trọng đến quản trị rủi ro thì công việc này sẽ cung cấp các thông tin rủi ro và biện pháp khắc phục cho HĐQT/ Ban TGĐ để đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị gián đoạn.

Không những vậy, quản trị rủi ro còn hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đặt ra nhờ vào việc đánh giá khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các tình huống xấu nhất; truy tìm đến tận cùng nguồn gốc gây ra thiệt hại và giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Thông thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro


Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro; đồng thời gắn kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.

Bước 2: Nhận diện rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh …; Sau khi có danh sách các sự kiện thì phân chia thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không và ảnh hưởng của các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất; đồng thời xem xét các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Dựa vào bảng phân cấp, phân nhóm rủi ro ở bước 2; doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro; từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.

Bước 4: Ứng phó rủi ro

Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở bước 1.Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết quả cao nhât mà vẫn đảm bảo chi phí ứng phó ở mức cho phép.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

Kiểm soát phòng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch không mong muốn xảy ra;

Kiểm soát phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp;

Kiểm soát khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.

Bước 6: Giám sát và báo cáo


Ở bước này, doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.


1 2 3 Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và quản trị rủi ro Các phương thức 1

1.2.3. Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và quản trị rủi ro

Các phương thức xử lý rủi ro có thể kể như là: tránh né rủi ro, gánh chịu rủi ro, giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất, hoán chuyển rủi ro, giảm thiểu rủi ro

Tránh né rủi ro

Trong cuộc sống hàng ngày, con người có xu hướng thực hiện những lựa chọn tốt hơn, hiệu quả hơn nhằm né tránh được những nguy cơ có thể xảy ra tổn thất

Ví dụ 1: vì sợ tai nạn máy bay, người ta không đi máy bay,…

Tuy nhiên, chỉ có thể tránh được rủi ro khi ở đó có sự lựa chọn và sự lựa chọn đó là hợp lý. Trong kinh tế thị trường, sự hợp lý (hay không hợp lý) của phương thức né tránh được định bởi giá phí của sự lựa chọn đó so với giá phí của những lựa chọn khác

Ví dụ 2: vì sợ tai nạn máy bay, người ta không đi máy bay mà chọn đi bằng tàu điện. Tuy nhiên, nếu đi bằng tàu điện thì thời gian di chuyển có thể dài hơn gấp 10 lần, một chi phí cơ hội rất lớn

Gánh chịu rủi ro

Trong những trường hợp bất khả kháng, người ta đành chấp nhận gánh chịu rủi ro:

+ Khi không còn phương thức nào tốt hơn để giải quyết

+ Do không thấu đáo được rủi ro đó

+ Do sức ỳ, sự thụ động đã trở thành tập quán, thông lệ

+ Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, rủi ro đầu cơ

Giảm thiểu nguy cơ – giảm thiểu tổn thất

Giảm thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố tồn tại có thể làm gia tăng khả năng tổn thất, làm cho rủi ro ổn định và gần với suy đoán hơn. Khi rủi ro xảy ra, đối tượng đã bị thiệt hại thì yêu cầu phải làm giảm tổn thất ở mức thấp nhất


Hoán chuyển rủi ro

Đối với những rủi ro không thể tránh né, người ta cố gắng tìm cách chuyển một phần hay toàn bộ cho người khác qua các hình thức sau:

Nghịch hành: Tham gia vào hai chiều trái ngược nhau của cùng một sự việc. Vì thế, rủi ro bị vô hiệu hóa.

Cho thầu lại (toàn bộ hay một phần) các hợp đồng đã ký kết

Bảo hiểm: mỗi người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí nhỏ vào quỹ bảo hiểm để khi có rủi ro thì nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các tổn thất. Cách xử lý rủi ro của hình thức này là triệt để nhất. Bằng cách này rủi ro được cả cộng đồng gánh chịu, hay nói cách khác nó được hoán chuyển từng phần nhỏ qua từng người khác.

Giảm thiểu rủi ro

Ngoài bảo hiểm, các phương thức vừa nêu đều không thực hiện được điều này. Bảo hiểm vừa là phương thức hoán chuyển rủi ro vừa là một phương thức giảm thiểu rủi ro.

Do tập trung được số đông, kỹ thuật bảo hiểm có thể thống kê tính toán tương đối chính xác khả năng tổn thất trong tương lai. Mức độ chính xác càng cao, mức độ bất trắc càng giảm làm cho rủi ro cũng được giảm theo

Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều có thể được bảo hiểm. Và trong các rủi ro được bảo hiểm, nhà bảo hiểm lựa chọn đảm bảo rủi ro nào là còn phụ thuộc vào khả năng nghiệp vụ và tầm vóc của công ty mình.

1.3. Bảo hiểm

1.3.1. Định nghĩa

Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.

1.3.2. Vai trò tác dụng của bảo hiểm

1.3.2.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội

Bảo hiểm đóng vai trò là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm) để bù đắp những thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn...) hoặc do các sự kiện liên quan đến đời sống con người (sự kiện chết, ốm đau...). Hình thức sơ khai của bảo hiểm mang tính cộng đồng là lập quỹ tương trợ. Quỹ này do những người có quan hệ nghề nghiệp lập ra để,giúp đỡ thành viên gặp rủi ro. Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập, các thương nhân đ Trung Quốc đã biết liên kết cộng đồng để bảo hiểm thông qua việc lập các quỹ tương trợ. Hình thức bảo hiểm


nhằm mục đích thương mại đầu tiên xuất hiện ở Babylon vào khoảng 1.700 năm trước Công nguyên. Khác với phương thức tổ chức và hoạt động của các quỹ tương trợ, bảo hiểm nhằm mục đích thương mại, do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Cùng với sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp, phương thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng phát triển. Ở Italia, Tây Ban Nha đầu thế kỉ XIV các bản hợp đồng hàng hải đã được thiết lập.

Ở Anh, từ cuối thế kỉ XVII bảo hiểm hàng hải được thực hiện như một nghiệp vụ kinh doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhiều nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm hoả hoạn (cùng với sự phát triển các đô thị ở thế kỉ XVIII), bảo hiểm thân thể... Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm trở thành ngành kinh doanh dịch vụ với nhiều loại hình bảo hiểm (có tới 100 và được chia thành ba loại lớn: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm) và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên hoạt động bảo hiểm mang tính thương mại gọi là bảo hiểm nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh bảo hiểm, do đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thuần tuý mang tính nhà nước như trước. Hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Bên bảo hiểm là bên nhận phí bảo hiểm và có trách nhiệm chỉ trả tiền bảo hiểm hoặc đền bù vật chất bị tổn thất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 17.12.1964. Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được thành lập ngày 25.01.1975, là cơ quan bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam gồm nhiều công tỉ ở các tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Bảo Việt là thành viên của Hội đồng bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu miền tây nước Anh (WOE). Đây là hình thức tái bảo hiểm, một thông lệ phổ biến trên thế giới. Các công tí bảo hiểm quốc gia thường mua bảo hiểm của các công tỉ tái bảo hiểm quốc tế nhằm phân tán rủi ro mà mình chịu trách nhiệm bảo hiểm và chịu sự tổn thất.

1.3.2.2. Khía cạnh tài chính

Bảo hiểm không chỉ đơn thuần là khắc phục những hậu quả của rủi ro mà hoạt động bảo hiểm còn là cơ sở quan trọng trong vấn đề kiểm soát rủi ro, cụ thể ở việc chủ động phòng ngừa và hạn chế thấp nhất khả năng tổn thất xảy ra. Trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa các bên, tổ chức bảo hiểm luôn tích cực nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng tránh rủi ro, ý thức đảm bảo an toàn đối với những người tham gia bảo hiểm cũng được gia tăng đáng kể. Từ đó, việc làm chủ động này hoàn toàn không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ nhằm giảm bớt chi phí bồi thường và nâng cao lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm mà còn quan trọng hơn rất nhiều khi nhìn nhận dưới góc độ xã hội, nó góp phần giảm bớt khả năng


xảy ra tổn thất, giúp chủ động phòng tránh những thiệt hại về kinh tế - xã hội trong đời sống quốc gia.

Bảo hiểm còn giúp tạo tâm lý an tâm trong công việc và cả sự an toàn trong cuộc sống của con người. Các học thuyết nghiên cứu về vấn đề nhu cầu cần có gắn liền với bản chất của con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã chỉ ra nhu cầu về sự an toàn gần như là yếu tố không thể thiếu đầu tiên. Môi trường sống, môi trường làm việc của con người đang ngày càng trở nên phức tạp, vấn đề rủi ro cũng theo đó mà gia tăng và đặt nhu cầu được an toàn của con người vào mối đe dọa. Chính trong tình huống như thế, bảo hiểm đã xuất hiện và trở thành giải pháp cực kỳ hữu hiệu, góp phần đáng kể vào việc tạo ra cũng như duy trì trạng thái tâm lí an tâm trong công việc, an toàn trong cuộc sống cho con người.

1.3.3. Bản chất của bảo hiểm

Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Nói cách khác, bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông. Cơ chế hoạt động cuae bảo hiểm là tạo ra sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính cho những vụ tổn thất. Như vậy, mối quan hệ tỏng hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm mà còn là tổng thể các mối quan hệ giauwx những người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm.

1.3.4. Phân loại bảo hiểm

1.3.4.1. Bảo hiểm xã hội

Khái niệm

Theo Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 (từ nay gọi là Luật BHXH 2006) thì bảo hiểm xã hội là: “Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Đặc điểm của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội trên thế giới đã có bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm. Bảo hiểm xã hội giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống an ninh xã hội của mỗi quốc gia. Đặc điểm của BHXH thể hiện qua một số khía cạnh sau:

BHXH là một chế định pháp lý bắt buộc nhằm chia sẻ rủi ro của cộng đồng. Mục tiêu cơ bản của BHXH là thực thi chính sách xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh.

BHXH là cơ chế đảm bảo cho người lao động chống đỡ những rủi ro của chính bản thân (rủi ro con người).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023