Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập - 18


o Rủi ro thị trường


o Rủi ro tín dụng


o Kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng


* Kết quả QIS


2.2. Trụ cột thứ II


Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát


(i) Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.

(ii) Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu.

(iii) Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy

định.

(iv) Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để

ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.


Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu


* Khung hiệp ước mới bao gồm cả:


o Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.


o Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên.

Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8%


CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA


Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm


Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (Internal Ratings Based approach) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.

- Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.

- Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).

- Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn.

Rủi ro thị trường


Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến):


- Cách tiếp cận chuẩn hóa.


- Cách tiếp cận mô hình nội bộ (mô hình giá trị khi rủi ro: Value-at-Risk VaR).


Rủi ro tín dụng


- Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

* Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:


- Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988. Song giống như hiệp ước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp).

- Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có).


- Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.


- Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.


Yêu cầu vốn tối thiểu = Mức độ nhạy cảm x Trọng số rủi ro (%) x 8%

Trọng số rủi ro

Phân loại Đánh giá


AAA tới AA-

A+ tới A-

BBB+ tới BBB-

BB+ tới B-

Dưới B-

Không xếp loại

Quốc gia

0%

20%

50%

100%

150%

100%

Ngân hàng

Trường hợp 1

20%

50%

100%

100%

150%

100%

Trường hợp 2

20%

50%

50%

100%

150%

50%

Doanh nghiệp

20%

50%

100%

100%

150%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập - 18

IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB):


Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng.

Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.


Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.


2.3. Trụ cột thứ III


Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.


PHỤ LỤC 3: CÁC TIÊU CHÍ XẾP LOẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO CHUẨN CAMELS

TIÊU

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có

Quyết

định

số 400/2004/QĐ-NHNN

ngày

16/4/2004 ban hành Quy định về xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM

CP). Các tiêu chí này được đưa ra dựa trên tiêu chuẩn CAMELs về đánh giá năng lực của tổ chức tín dụng.

Theo Quyết định này, việc đánh giá và xếp loại các NHTM CP được thực hiện trên cơ sở cho điểm theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, gồm:

1. Vốn tự có (Capital Adequacy): tối đa 15 điểm, tối thiểu 2 điểm


2. Chất lượng hoạt động (Asset quality): tối đa 35 điểm


3. Công tác quản trị, kiểm soát, điều hành (Management competency): tối đa 15

điểm, tối thiểu 0 điểm


4. Kết quả kinh doanh (Earnings and profitability): tổng số 20 điểm


5. Khả năng thanh khoản (Liquidity and funding): tối đa 15 điểm, tối thiểu 6 điểm Theo cách tính điểm như trên, việc xếp loại các NHTMCP được thực hiện như sau:

(i) Loại A nếu đạt tổng số điểm từ 80 điểm trở lên và có số điểm của từng chỉ tiêu theo qui định này không thấp hơn 65% điểm tối đa theo từng chỉ tiêu;

(ii) Loại B nếu có tổng số điểm từ 60 đến 79 điểm và có số điểm của từng chỉ tiêu từ trên 50% đến dưới 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu nêu trong qui định trên;

(iii) Loại C nếu có tổng số điểm đạt từ 50 đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45 % số điểm tối đa của các chỉ tiêu tương ứng.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí