Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Bảng

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 44

giai đoạn 2017 – 2019 44

2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh 45

Bảng 2.2 ma trận SWOT của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh 50

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bình Minh 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Hình

Hình 1.1 Mô hình chuỗi giá trị ( M. Porter, 1985) 12

Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh - 2

Hình 1.2 Mô hình về cung ứng giá trị cho khách hàng 15

Hình 1.3 Quy hoạch và phân bổ nguồn lực cấp công ty 27


PHẦN MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đã đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường.

Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không được thiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không thấy được trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà không thấy cái toàn thể. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Do đó, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt, vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Với hơn mười năm kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao, công ty Bình Minh đã góp phần không nhỏ làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa phát huy hết khả năng sẵn có và chưa có được chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh, em lựa chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đưa những kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh góp phần tiếp nối thêm những thành công sẵn có của doanh nghiệp và cùng đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Đề tài về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các học viên, sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Đã có rất nhiều luận văn thạc sỹ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên tại Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Có thể kể tên một số tài liệu sau:

-Võ Quốc Huy (2007), “Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô đến năm 2015” đã phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, đưa ra mục tiêu của công ty cổ phần Kinh Đô. Từ đó tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Kinh Đô đến năm 2015.

-Nghiêm Đình Đạt (2013), Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo Việt, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Thương Mại. Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Phân tích thực trạng để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chiến lược kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của công ty Bảo Việt.

-Lê Anh Tuấn (2014), Phát triển chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Luận văn thạc sỹ trường đại học Thương Mại. Về lý luận: Xác lập rõ một số luận cứ lý luận cơ bản của phát triển chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Về thực tiễn: thông qua vận dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, mô hình nghiên cứu phù hợp đã nhận dạng và làm rõ các luận cứ thực tiễn cho phát triển chiến lược kinh doanh của VTC. Về mục đích nghiên cứu đã hoàn thành, đưa ra các phương án phát triển chiến lược kinh doanh.

-Nguyễn Thị Thanh Hoa (2016), “Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện Trần Phú” đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh, định hướng nghiên cứu tuyến sản phẩm cáp điện.

- Trần Đức Văn (2020), “ Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược Lâm Đồng- Chi Nhánh Hà Nội “, đã tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, những vẫn đề


còn tồn tại của công ty thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra được các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chiến lược kinh doanh và phát triển nguồn lực chiến lược kinh doanh như hoàn thiện chiến lược lựa chọn và định vị giá trị, chiến lược cung ứng giá trị cũng như nâng cao năng lực và nguồn tạo lợi thế cạnh tranh và cho công ty cổ phần dược Lâm Đồng.

-Báo cáo khoa học: "Về phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình" của ThS Đinh Xuân Vinh-Tổng công ty XDCT giao thông 6 đề cập đến việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết quản trị chiến lược kinh doanh vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của TCTXDCTGT 6 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

-Trong cuốn sách “Chiến lược kinh doanh” của Michael Porter đã phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh đó là: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ tiềm năng, khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm thay thế. Cuốn sách đã chỉ ra những tác động có ảnh hưởng đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của nhà quản trị. Trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” của Michael Porter đã chỉ ra những phương pháp để duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cách để gia tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ trong ngành, tạo ra sự khác biệt, cung ứng chuỗi giá trị cho khách hàng.

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó em đã tập trung vào nghiên cứu và tìm hiểu phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh. Nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Cuối cùng mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Bình Minh trong thời gian tới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ cụ thể của đề tài nghiên cứu:

-Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chiến lược và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.


-Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh trong những năm gần đây. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh giai đoạn 2020-2030

Mục tiêu nghiên cứu:

-Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh

-Đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh.

4.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các nghiên cứu chủ yếu những vấn đề về chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh tại thị trường trong nước.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu nghiên cứu từ 2018-2020 Xây dựng đề xuất chiến lược giai đoạn 2020-2030.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh.

5. Các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

-Thu thập dữ liệu từ website, tài liệu văn bản, báo cáo tổng kết, số liệu từ Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh

-Thu thập dữ liệu từ các website của các doanh nghiệp cung cấp hệ thống tưới và nhà kính, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính, phương pháp tổng hợp, các phương pháp xử lý số liệu so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản để thực hiện đề tài…trên cơ sở vận dụng lý thuyết kết hợp với thực tiễn kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh.

Kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thu thập các thông tin phù hợp bao gồm các phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu kế thừa, sử dụng phần mềm excel để tính toán và phân tích số liệu sơ cấp đã thu thập được. Học viên cũng kết hợp các công cụ phân tích ma trận trong việc đề xuất lựa chọn phương án chiến lược tối ưu.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Mục lục; Danh mục từ viết tắt; Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục; nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh

Chương III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh giai đoạn 2020-2030


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản

1.1.1 Khái niệm chiến lược và các cấp chiến lược của doanh nghiệp

“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong quân sự. Nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng.

Trong từ điển tiếng Việt đã viết: chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy, khái niệm “Chiến lược” trong lĩnh vực quân sự đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh.

Theo quan niệm của Chandler (1962), chiến lược là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”. (Chandler, A. 1962).

Đến những năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cấu kết một cách chặt chẽ” (Quinn, J., B. 1980).

Sau đó, Johnson and Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. (Johnson, G., Scholes, K. (1999).

Bên cạnh đó, mỗi chiến lược gia lại có các cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về chiến lược. Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn


tư vấn Boston (Mỹ) đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Theo ông, “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Nhiều điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Ông tin rằng không thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại. Michael Porter, một chiến lược gia, giáo sư danh dự trường Đại học Havard cũng tán đồng nhận định này của Henderson. Ông cho rằng “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”.

Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực ở cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Ở phạm vi doanh nghiệp, ta thường gặp thuật ngữ chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược doanh nghiệp... Các khái niệm chiến lược đều bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan trong thực tiễn quản trị của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.

Chiến lược có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp nhưng thông thường có 3 cấp chiến lược cơ bản là chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược chức năng.

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty hay còn gọi là chiến lược cấp doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng quản lý các doanh nghiệp thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh; xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào (thí dụ: liên kết với các chi nhánh khác của công ty hoặc kinh doanh độc lập...)

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023