Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 12

Cuối cùng, Việt Nam có một lượng rất lớn những Việt kiều yêu nước và hiện đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy hoặc quản lý ở các nước phát triển. Khi đã đến tuổi trung niên hay về hưu, bản thân họ cũng có nhu cầu trở về quê hương được làm việc và cống hiến cho đất nước, và cũng không đặt nặng vấn đề tiền lương. Đây có thể là đội ngũ cố vấn tâm huyết và giàu kinh nghiệm. Bản thân họ vừa là những người am hiểu tình hình Việt Nam, vừa nắm được những công nghệ cao ở nước ngoài. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách thông thoáng để thu hút những Việt kiều này về phục vụ cho đất nước.

Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải luôn đi kèm với chính sách phát triển hệ thống giáo dục, đảm bảo giáo dục theo kịp đổi mới của thời đại. Chính sách thu hút nhân tài của nhà nước phải minh bạch, đánh giá đúng người đúng sự việc và học hỏi theo mô hình của các nước khác trong việc thu hút nhân tài.

3.2.3.2. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm

Việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với những phát minh, sáng chế và ngăn chặn việc copy hàng loạt ý tưởng của doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với việc áp dụng chiến lược đại dương xanh. Công cuộc nghiên cứu để đi đến chiến lược đại dương xanh đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian công sức, tuy nhiên việc copy lai những thành quả này thì dễ dàng hơn nhiều. Nếu doanh nghiệp không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì công trình nghiên cứu của họ sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho họ và vì thế doanh nghiệp sẽ không còn mặn mà với việc áp dụng chiến lược mới nữa.

Trên thế giới, các quốc gia đặc biệt là những quốc gia phát triển rất chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ. Quyền sở hữu trí tuệ có được bảo vệ thì các nhà phát minh sáng chế mới cảm thấy được đền đáp xứng đáng và được khích lệ tiếp tục sáng tạo.

Tại Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.


Mặc dù có luật sở hữu trí tuệ nhưng vì công tác hành pháp còn yếu kém nên thực trạng bắt chước sáng tạo của người khác, ăn cắp bản quyền vẫn xảy ra ở nhiều nơi và tại nhiều lĩnh vực. Việc xử phạt chưa nghiêm khắc, chủ yếu là phạt hành chính và phạt tiền (một khoản tiền rất nhỏ so với lợi nhuận mang lại từ hành vi sai trái trên) khiến các doanh nghiệp liên tục tái phạm.


Trước thực trạng trên, tác giả xin đưa ra đề xuất yêu cầu nhà nước cần nghiêm khắc trừng trị những trường hợp cố ý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi cho những cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp phát minh, sáng chế ra ý tưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


3.2.3.3. Hoàn thiện bộ máy hành chính và xóa bỏ bớt những rào cản hạn chế kinh doanh

Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 12

Điều mà các doanh nghiệp e ngại nhất khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đó là thủ tục hành chính phức tạp, bộ mày hành chính còn quan liêu, sách nhiễu dân. Đơn cử như việc, thành lập một doanh nghiệp mới ở Việt Nam sẽ mất ít nhất là 10 ngày để được các cơ quan xét duyệt trong khi ở các nước tư bản phát triển khác thì quy trình này mất không quá một ngày. Các thủ tục xin cấp bằng phát minh sáng chế hay sở hữu trí tuệ còn mất thời gian hơn nhiều. Theo luật định, thời gian kể từ khi đăng ký quyền tác giả đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là khoảng 15 ngày làm việc. Thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là khoảng 10 đến 12 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối)...

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều rào cản hạn chế kinh doanh được đặt ra cho các doanh nghiệp. Khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện nhà nước có khuynh hướng “ không quản lý được thì cấm” khiến nhiều nhiều ý tưởng kinh doanh đã bị hạn chế. Đơn cử như trường hợp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi ở các thành phố lớn. Theo bà Phạm Đoan Trang, Giám đốc công ty Phạm Trang, chủ sở hữu của chuỗi của hàng 24/7, các quy định về quản lý nhà nước vẫn còn nhiều trở ngại cho kinh doanh cửa hàng tiện ích. Chẳng hạn loại sản phẩm mà khách rất cần và các cửa hàng 24/7 ở nước ngoài thường bán là bao cao su, thuốc giảm đau thông dụng... thì khi đưa vào bán ở VN chính phủ đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh riêng. "Tôi đã thử bán và liên tục bị các đơn vị quản lý... hỏi thăm. Sau 11 giờ đêm, nhà thuốc tây không còn, là cơ hội để cửa hàng 24/7 kinh doanh. Nhưng cho đến bây giờ tôi không biết phải làm sao để đưa các loại hàng này vào bán", bà Trang bức xúc. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng tiện ích có thể là một sáng kiến mới lạ ở Việt Nam nhưng những quy đinh ngặt nghèo của nhà nước khiến những cửa hàng này khó có thể phát triển được.

Hay như dịch vụ Karaoke là một ví dụ. Dịch vụ này ngày càng phát triển thể hiện sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Dịch vụ này cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia qua thuế. Nhưng có thời các nhà làm luật lại định cấm karaoke. Đó có phải là cản trở hoạt động dịch vụ phát triển ?

Từ thực tế trên, tác giả xin đề xuất nhà nước nhanh chóng hoàn thiện cơ chế hành chính sao cho thông thoáng, nhanh chóng và triệt để xóa bỏ nạn quan liêu tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp và người dân. Đồng thời lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, xem xét xóa bỏ những rào cản thương mại, những quy định cấm vô lý để Việt Nam nhanh chóng bắt kịp được với xu hướng phát triển của thế giới.

KẾT LUẬN


“Thương trường là chiến trường”, đó là khái niệm đúng nhưng chưa đủ. Với nhóm tác giả của chiến lược đại dương xanh, kinh doanh không chỉ là việc cạnh tranh để chia phần “chiếc bánh” thị trường mà còn là quá trình tạo ra những “chiếc bánh” mới hay mở rộng “chiếc bánh” cũ của các doanh nghiệp. Đó là bản chất ngắn gọn của chiến lược đại dương xanh.

Với 85 trang, 9 bảng và 11 hình, toàn bộ đề tài của khóa luận đã tập trung vào những nội dung cốt lõi sau:

Chương 1 hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đại dương xanh và chiến lược đại dương xanh, trong đó nhấn mạnh 6 nguyên tắc chung, gồm 4 nguyên tắc hình thành và 2 nguyên tắc thực thi triển khai.

Chương 2 khái quát hóa được thực tiễn áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh ở một số doanh nghiệp điển hình tại Việt Nam trong thời gian qua. Bối cảnh nền kinh tế đất nước sau hơn 2 năm ra nhập WTO cũng gợi mở ra nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình áp dụng.

Chương 3 là một loạt các ví dụ điển hình trên thế giới về việc áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh và những giải pháp để đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược đại dương xanh ở Việt Nam. Bài học của các doanh nghiệp trên thế giới vừa là những ví dụ sinh động bổ sung cho những luận cứ ở chương 1 vừa gợi ra hướng đi và cách làm cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam. Những đề xuất đưa ra không chỉ ở cấp doanh nghiệp mà còn ở cấp nhà nước. Xoay quanh các vấn đề về nguồn nhân lực và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp, về phía nhà nước cần thực hiện công tác bảo về quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, lắng nghe ý kiến từ phía doanh nghiệp và xóa bỏ các rào cản thương mại.

Hi vọng rằng, những giải pháp đưa ra ở chương 3 sẽ đóng góp được phần nhỏ bé cho bước đột phá của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng tốt hơn nữa

chiến lược đại dương xanh trong thời gian tới…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. W. Chan Kim và Renée Mauborgne, Chiến lược đại dương xanh, 2007, NXB Tri Thức.

2. Nguyễn Trung Vãn (Chủ biên), Giáo trình Marketing Quốc tế, 2008, NXB Trường đại học Ngoại Thương.

3. Adam M. Brandenburger và Barry J Nalebuff, Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, 2007, NXB Tri Thức.

4. Daniel H. Pink, Một tư duy hoàn toàn mới, 2008, NXB Lao động - Xã hội.

5. Matt Haig, Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh


Tiếng Anh:

6. W. Chan Kim and Renée Mauborgne, Blue Ocean Stratery, 2005, Havard Business School Press.

7. Adrian J. Slywotzky and David J. Morrison, The Profit Zone, 1997, The Businessweek Bestseller.

8. Paul Bacsich, Lessons to be learned from the failure of the UK e-University, Middlesex University.


Websites:

9. www.saga.vn

10. www.doanhnghiep.com

11. www.Blueoceanstrategy.com

12. www.dantri.com.vn

13. www.unisa.edu.au/odlaaconference/

14. www.vietbao.vn

15. www.mekongnet.ru

16. www.gso.gov.vn

17. www.vneconomy.vn

18. www.vctv.vn

19. www.lefaso.org.vn

20. www.thanhnien.com.vn

21. www.economics.vnu.edu.vn

22. www.viet-studies.info

23. www.diendan.org

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022