Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 15

các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn là sự phù hợp đối với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Nhưng trong quá trình hoàn thiện và áp dụng Luật Cạnh tranh, cần chú ý đến mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành.‌

3.3.2. Nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt

động cạnh tranh và thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Khoản 1, Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh đã khẳng định: "Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ trưởng Bộ Công thương) thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp…". Quy định đó có phần chưa hoàn hảo, bởi lẽ Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp nhà nước và có chức năng quản lý nhà nước về nhiều chính sách kinh tế. Do đó, việc thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương sẽ không đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh mà một bên là doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, nên chăng thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập để đảm bảo việc thực thi pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên trách giải quyết các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, nhất là các điều tra viên để bổ sung lực lượng cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Đồng thời, về phía Toà án, cũng cần có biện pháp bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho việc xử lý các vụ kiện về cạnh tranh không lành mạnh.

Xây dựng các chương trình trao đổi, hợp tác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh chống cạnh tranh không lành mạnh để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng của chúng ta có thêm kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cạnh tranh của Việt Nam.

3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao văn hoá pháp lý cho các chủ thể tham gia cạnh tranh và người tiêu dùng

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cạnh tranh không thể thực hiện một cách thông thường như tuyên truyền Pháp lệnh Dân số, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Giao thông đường bộ… Nếu như các văn bản pháp luật đó tác động trực tiếp đến lợi ích thiết thực của mỗi người trong xã hội và do đó có thể thu hút được sự chú ý quan tâm của đông đảo nhân dân, thì pháp luật cạnh tranh vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với xã hội Việt Nam, khiến người dân còn thờ ơ và đứng ngoài cuộc. Vì thế, tìm được cách thức, biện pháp tuyên truyền có hiệu quả là việc làm không đơn giản.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi "gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng". Do đó, đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trước hết là cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề kinh tế, sau đó là người tiêu dùng trong toàn xã hội. Mục đích và nội dung tuyên truyền là giúp cho các đối tượng đó nhận diện rõ bản chất và các dấu hiệu của từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quyền tự bảo vệ thông qua hình thức khiếu nại, khởi kiện, cũng như hiểu biết về các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những hình thức tuyên truyền, phổ biến những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tổng kết kinh nghiệm xử lý các vụ khiếu nại, khiếu kiện; công khai những vụ việc đã được xử lý và các chế tài đã áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện truyền thông để giáo dục, răn đe các doanh nghiệp khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 15

Nghiên cứu chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật diễn ra trong môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở chương 1 và chương 2, Luận văn đã cố gắng phân tích rõ những vấn đề lý luận liên quan đến chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường và công tác xử lý vi phạm ở nước ta. Sự nghiên cứu mang tính hệ thống đó nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện mới.

Với việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn kém hiệu quả và những nội dung đã trình bày ở chương 3, luận văn có thể kết luận một số vấn đề như sau:

1. Muốn tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, đảm bảo phát huy được mọi tiềm năng kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng công tác lập pháp.

Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoàn thiện; có cơ chế đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực, tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Thông qua việc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Trong hệ thống các văn bản pháp luật quản lý kinh tế cần phải hoàn thiện đó, có Luật Cạnh

tranh. Đặc biệt, để ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải được hoàn thiện như một nhu cầu mang tính tất yếu.

Quá trình hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải chú trọng đến việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hướng sau:

- Bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một số lĩnh vực cụ thể, thoả mãn tiêu chí được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh, theo đó bổ sung các chế tài tương ứng.

- Khi đặt ra các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phải cân nhắc nguyên tắc tỷ lệ; chế tài phải đủ mạnh, đủ nghiêm khắc để răn đe và ngăn chặn vi phạm.

- Phân định rõ cơ chế áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh với cơ chế áp dụng chế tài do các văn bản pháp luật khác quy định; hoàn thiện các chế tài dân sự và hình sự.

2. Để công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh phát huy hiệu quả trong thực tế, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và hiệu lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh là trung tâm, quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ có nhiệm vụ điều tra mà còn xử lý và áp dụng các chế tài đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Do đó, chất lượng hoạt động của cơ quan này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh chất lượng của các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phương thức tổ chức thực hiện thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định.

Nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh, cần thiết phải nâng cao hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh, trong đó chú trọng chất lượng đội ngũ.

3. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong cộng đồng dân cư để nâng cao khả năng tự bảo vệ của các đối tượng có liên quan; đảm bảo cho pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hiệu lực thực tế.

Hiểu biết pháp luật là nhu cầu của các đối tượng tham gia vào các quan hệ xã hội có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các cơ quan nhà nước, vì đó là cầu nối giữa pháp luật với đời sống xã hội. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh cần thiết phải đến được với các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu các chủ thể đó có những kiến thức pháp luật cơ bản thì họ sẽ có khả năng tự bảo vệ, hình thành thói quen, xây dựng đạo đức kinh doanh. Qua đó, các vụ vi phạm sẽ giảm bớt và sớm được xử lý, pháp luật sẽ phát huy được hiệu lực, tạo điều kiện xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và bình đẳng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

2. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Pháp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

3. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh Mông Cổ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

4. Bộ Thương mại (2002), Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội

5. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

6. Bộ Thương mại (2003), Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

7. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

8. Bộ Thương mại (2003), Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hoà liên bang Đức, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

9. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh của Canada, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

10. Lâm Minh Châu (2007), "Bán phá giá và những giải pháp đối với Việt Nam", Khoa học, (19), Đại học Đà Nẵng.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.

12. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

14. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.

15. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/ NĐ-CP ngày 04/4 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Cương (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

18. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước (Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa áp dụng đối với Việt Nam), Nxb Lao động, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

20. Viên Thế Giang (2008), Hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và yêu cầu đặt ra, Nhà nước và pháp luật (240), tr. 23-28.

21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

22. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên, Lê Xuân Lộc (2006), "Về mối quan hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ", Nghề Luật (2), tr.31-37.

24. Đinh Thế Hưng (2009), "Bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự",

http://duthaoonline.quochoi.vn.

25. Thu Hương (2003), "Nước rửa rau quả - Liệu có hiệu quả như quảng cáo", Báo Kinh tế và đô thị, ngày 9/6.

26. Lan Hương (2008), "Hàng giả "không sợ" chế tài", http://dantri.com.vn.

27. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

28. Đỗ Tuyết Khanh (2008), "Tìm hiểu về Luật Chống bán phá giá (anti- dumping) của Mỹ", http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

29. Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Cương (2006), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh", Nghề Luật (2), tr. 41-45.

30. "Môi trường cạnh tranh chưa hoàn thiện" (2009), http://www.toquoc.gov.vn, ngày 7/10.

31. Tăng Văn Nghĩa (Chủ biên) (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phan Thảo Nguyên (2006), "Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế nào cho đúng?", Nhà nước và pháp luật (224), tr. 37-42.

33. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Như Phát (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

36. Trần Hồng Phong (2009), "Cạnh tranh không lành mạnh",

http://www.ecolaw.vn, ngày 7/10.

37. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hoá kinh doanh - Những góc nhìn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023