Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 12


3.3.2. Đối với Chính phủ


Quốc hội cần ban hành mới và chỉnh sửa các luật kinh tế theo thông lệ quốc tế, có tầm bao quát rộng hơn để có thể được áp dụng lâu dài. Cụ thể là: chỉnh sửa luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng trong thời đại mới. Đồng thời sửa đổi các luật liên quan đến như Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản,... tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế.

Cải tiến công tác tòa án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở để tạo ra môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho các ngành nghề lĩnh vực mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước


- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cho hoạt động CVNO


Các văn bản này bao gồm: Nghị định của Chính phủ, quyết định và thông tư của Thống đốc NHNN để hướng dẫn thi hành luật NHNN và luật các TCTD. Việc xây dựng và hoàn chỉnh này phải được thực hiện với tinh thần khẩn trương, chất lượng vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo những yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, cắt giảm các thủ tục rườm rà, không thực sự cần thiết, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính an toàn, nâng cao quyền tự chủ của các NHTM trong hoạt động CVNO.

- Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành


Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tận các cơ sở, tới từng cán bộ ngân hàng thông qua các khâu như: ra văn bản hướng dẫn cụ thể, chấn chỉnh và sắp xếp cán bộ một cách hợp lý theo phương châm đúng người, đúng việc, tổ chức đào tạo lại, tập huấn các văn bản nghiệp vụ đến tận cơ sở, kiểm tra đôn đốc quá trình triển khai


thực hiện, phát hiện và phản ánh các khó khăn để có biện pháp sửa đổi và điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường hoạt động thanh tra các NHTM


Tăng cường công tác thanh tra các NHTM với các biện pháp mạnh mẽ để nâng cao CLTD của các NH. Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ tồn đọng liên quan đến hoạt động CVNO tại các NHTM

Có các biện pháp quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như sở tài nguyên môi trường, sở tư pháp, tòa án, công an v.v. nhằm tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Ban hành kiểm tra đánh giá toàn bộ các khoản CVNO của các NHTM nhằm giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.


KẾT LUẬN


Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh và ngày càng thể hiện rõ vai trò trụ cột trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạ được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Đó là vấn đề nâng cao chất lượng CVNO trong ngân hàng. Luận văn Chất lượng CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội đã thực hiện được các nội dung sau đây:

Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng CVNO của Ngân hàng thương mại. Trong đó, luận văn đã trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của CVNO; đưa ra khái niệm chất lượng CVNO và các tiêu chí đánh giá chất lượng CVNO của NHTM. Đồng thời, tác giả cũng đã tổng kết được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVNO của NHTM và phân chia theo các nhân tố chủ quan và khách quan.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó đưa ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong chất lượng CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội

Thứ ba, Đề xuất 05 giải pháp nâng cao chất lượng CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội. Luận văn đã đưa ra được 2 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng CVNO tại Vietcombank chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian tiếp theo và đề xuất các kiến nghị với Chính phủ; với NHNN; với Vietcombank để đưa hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng, đặc biệt là hoạt động CVNO được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Qua sự trình bày của Luận văn ta thấy được Vietcombank Tây Hà Nội từ khi ra đời đã gặt hái được những thành công nhất định, dư nợ CVNO liên tục tăng qua các năm với cơ cấu nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu đã được, Chi nhánh cũng vấp phải những khó khăn về chất lượng CVNO như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, tổng dư nợ vẫn còn khiếm tốn so với các Chi nhánh ngân hàng khác. Trong những năm tới Vietcombank


Chi nhánh Tây Hà Nội cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng CVNO của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro CVNO một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn tác động tích cực đến nền kinh tế.

Tuy nhiên việc tổ chức và thực hiện việc nâng cao chất lượng CVNO không phải là một việc làm đơn giản và có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Vì nó liên quan đến nhiều mặt trong hoạt động của Ngân hàng. Để thành công không những cần có sự cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh mà cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên cũng như các ngành hữu quan.

Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận thực tiến, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng CVNO tại Vietcombank Chi nhánh Tây Hà Nội. Nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp theo, em sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tăng thời gian nghiên cứu từ 5 đến 10 năm để có thể thấy rõ chất lượng CVNO tại ngân hàng qua các thời kỳ. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng CVNO đối với toàn hệ thống Vietcombank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Trần Đình Chương (2018), Chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.

2. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Duy Hoàng, Trần Xuân Hương (2005), Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Duy Hoàng, Trần Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, (2005), Cho vay Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bùi Tiến Hùng (2015), Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – phòng giao dịch Mỹ Đình, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà, 2014. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Trần Thanh Hằng (2010) Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều (1998) Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.


9. Hoàng Phương Loan (2018), Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Dung Quất, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.

10. Vũ Thị Ca Lương (2018), Chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.

11. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

12. C. Mác (1987), Tư bản phần 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.


13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội từ năm 2017 đến 2019.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Việt Nam, (2017, 2018, 2019), Tài liệu báo cáo thường niên các năm 2017, 2018, 2019 và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác cho vay trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Việt Nam.

15. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội từ năm 2017 đến 2019.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016, thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức cho vay, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

17. Ngân hàng Nhà Nước, 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức cho vay, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

18. Ngân hàng Nhà Nước, 2014, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

19. Ngô Thanh Phúc (2017) Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Đô, Luận văn Thạc sỹ tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

20. Hoàng Thị Lan Phương (2018), Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Vũ Bích Vân (2020), Giải pháp đẩy mạnh tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính.

22. Quốc Hội, 2010, Luật các tổ chức cho vay số 47/2010/QH12


23. Quốc Hội, 2019, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2019/QH14


24. Nguyễn Trịnh Thắng (2010) Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

25. Phạm Tiến Toàn (2019), Chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại.

26. Nguyễn Thị Minh Thảo (2016), Phát triển cho vay nhà ở đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Thương Mại.

27. Đặng Văn Việt (2017), Chất lượng tín dụng trong cho vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây – Hà Nội , luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

28. Mai Hải Vân (2017), Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại.

Tiếng Anh


29. Bandyopadhyay, A., & Saha, A. (2009). Factors driving demand and default risk in residential housing loans: Indian evidence.

30. Parasuraman, A.,Berry, L.L.and Zeithaml, V.A (1991), Refinement and reassessment of the SERVQUAL scale, Journal of Retailing

PHỤ LỤC 1


PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY MUA NHÀ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Kính thưa quý Ông (Bà)!

Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội. Tôi kính mong quý Ông (Bà) cho biết ý kiến về chất lượng cho vay mua nhà ở tại chi nhánh. Nghiên cứu này là khuyết danh, không nêu rõ tên của khách hàng, của người đánh giá, thông tin quý Ông (Bà) cung cấp có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nghiên cứu của tôi và thông tin này chắc chắn được bảo mật.

Xin chân thành cảm ơn quý Ông (Bà)!

PHẦN 1. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG


1. Giới tính:


Nam

2. Tuổi:

Nữ

18 tuổi đến 30 tuổi

>30 tuổi đến 40 tuổi

>40 tuổi đến 50 tuổi

>60 tuổi

3. Trình độ học vấn cao nhất:

>50 tuổi đến 60 tuổi

Tốt nghiệp THPT

Trung cấp, Cao đẳng

Đại học

Khác

4. Thu nhập hàng tháng:

Trên đại học

<3 triệu đồng

3 triệu đồng đến 5 triệu đồng


>5 triệu đồng đến 10 triệu đồng


>10 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 12


>50 triệu đồng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022