6.2. Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu:
6.2.1. Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua:
Người tiêu dùng sữa cảm nhận chất lượng sữa ngoại tương đối cao hơn chất lượng sữa nội.
Về giá cả cảm nhận, người tiêu dùng cảm nhận giá sữa ngoại mắc hơn giá sữa nội và giá sữa ngoại cũng được cảm nhận là mắc hơn so với các đặc tính chất lượng mà nó mang lại.
Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội không có sự khác biệt lớn trong thời gian ngắn. Cụ thể, người dùng sữa ngoại và người dùng sữa nội có điểm trung bình đồng ý tiếp tục mua bằng nhau. Nhưng trong phần cân nhắc chuyển đổi, người dùng sữa ngoại có số điểm trung bình chuyển đổi cao hơn người dùng sữa nội.
Bên cạnh đó, chất lượng cảm nhận tương quan dương khá mạnh với sự sẵn lòng mua (0.627), tức là người tiêu dùng cảm nhận chất lượng sữa ngoại càng cao thì quyết định mua sữa ngoại càng lớn. Còn về giá cả cảm nhận thì tương quan âm với sự sẵn lòng mua (-0.216), hay người tiêu dùng sẽ tránh mua sữa ngoại khi cho rằng giá cả là cao.
Từ những kết quả trên cho thấy theo quan điểm của người tiêu dùng thì giá chỉ có vai trò thứ yếu, vì dù giá sữa ngoại được đánh giá quá mắc, nhưng thực tế vẫn có nhiều người mua sữa ngoại để dùng. Kết quả này cũng có nghĩa rằng trong sự sẵn lòng mua thì người tiêu dùng quan tâm trước tiên đến chất lượng sữa, sau đó mới đến giá cả ra sao. Hàm ý ở đây là “giá rẻ” không phải là công cụ mạnh đối với các nhà quản trị mà họ nên chú trọng nhiều hơn đến chất lượng của sữa nếu muốn chiếm lĩnh thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiến Độ Các Bước Nghiên Cứu
- Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Sữa Cho Tám Đặc Trưng Chất Lượng:
- Thái Độ Đối Với Cuộc Vận Động Người Việt Ưu Tiên Dùng Hàng Việt
- Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại - 7
- Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
6.2.2. Thái độ đối với các đợt tăng giá:
Người tiêu dùng nhận thức rằng những đợt tăng giá sữa gần đây là rất quá đáng, làm cho họ cảm thấy bức xúc và khó chịu, họ muốn Chính phủ phải có biện pháp giải quyết tức khắc.
Vậy các nhà quản trị cần xem xét lại việc tăng giá của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh ở một mức giá phù hợp mà doanh nghiệp vừa có lợi nhuận và người tiêu dùng cũng không cảm thấy đó là quá đáng và khó chịu.
6.2.3. Thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”:
Người tiêu dùng nhận thức rằng Chính phủ đưa ra cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” là cần thiết và đúng đắn, cho thấy họ có thái độ tích cực về tầm quan trọng của nó và họ ủng hộ tùy điều kiện và trường hợp. Bên cạnh đó, sự sẵn lòng mua không chịu sự tác động bởi thái độ ủng hộ cuộc vận động, điều này hàm ý rằng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” chưa đủ để làm thay đổi sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng.
6.2.4. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học:
Sự khác biệt xét theo loại sữa đang dùng: (1) Đối với sự cảm nhận về chất lượng thì người dùng sữa nội cho rằng chất lượng sữa ngoại gần như ngang bằng với chất lượng sữa nội, còn người dùng sữa ngoại thì lại cảm nhận khác, họ cho là chất lượng sữa ngoại vượt hơn chất lượng sữa nội. (2) Về giá cả cảm nhận, mỗi đối tượng dùng sữa khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau về giá cả, người dùng sữa nội cho giá sữa ngoại là mắc còn người dùng sữa ngoại cho giá sữa ngoại là tương đối hợp lý. (3) Trong đánh giá về sự sẵn lòng mua sữa ngoại, sự khác biệt được thể hiện rõ rệt theo hai đối tượng dùng sữa, người dùng sữa nội sẵn lòng mua sữa nội còn người dùng sữa ngoại thì sẵn lòng mua sữa ngoại.
Sự khác biệt xét theo thu nhập gia đình: (1) Trong đánh giá về giá cả cảm nhận, những người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu cho rằng giá sữa ngoại là mắc, mặt khác những người có thu nhập gia đình trên 6 triệu lại cảm nhận giá sữa ngoại là tương đối hợp lý. (2) Xét đến sự khác biệt trong thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người có thu nhập gia đình dưới 6 triệu có mức độ ủng hộ cuộc vận động cao hơn người có thu nhập gia đình trên 6 triệu. (3) Về sự sẵn lòng mua sữa ngoại, người thu nhập gia đình dưới 6 triệu thì việc sẵn lòng mua sữa ngoại là thấp hơn so với người có thu nhập gia đình trên 6 triệu.
Vậy các nhà quản trị cần quan tâm đến những yếu tố khác biệt của mỗi nhóm khách hàng để có thể đưa ra những phương án tiếp thị phù hợp cho từng đối tượng khách hàng đó.
6.3. Hạn chế và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo:
Bên cạnh các kết quả đáng chú ý vừa nêu, nghiên cứu này cũng bộc lộ một số hạn chế sau đây:
- Một là, số lượng mẫu được lấy tương đối ít và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp nên tính đại diện cho tổng thể người tiêu dùng sữa không cao. Bên cạnh đó còn có sự chênh lệch khá lớn về số lượng mẫu theo nhóm tuổi, học vấn và mức thu nhập đã làm hạn chế trong quá trình phân tích dữ liệu. Mặc khác, chọn mẫu mang tính thuận tiện nên chưa điều tra được hết sự cảm nhận của người tiêu dùng sữa về sữa nội và sữa ngoại.
- Hai là, nghiên cứu cũng chưa phân tích được rõ ràng là tại sao giá sữa ngoại được đánh giá là mắc nhưng vẫn có người mua sữa ngoại để dùng, có thể họ cho rằng “Tiền nào của nấy” hay không, hay chỉ là thói quen sính hàng ngoại.
- Cuối cùng, nghiên cứu cần có thêm nhiều thông tin ở nhiều khía cạnh khác để có thể đo lường chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua, cũng như sự cảm nhận và thái độ. Những lý giải trong bài làm sẽ giúp định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Gợi ý cho hướng nghiên cứu tương lai: những nghiên cứu sau cần số lượng mẫu nhiều hoặc phạm vi nghiên cứu rộng lớn hơn để kết quả báo cáo mang tính tổng quát và thuyết phục hơn, nếu có thể thì nên thay đổi mô hình cũng như phương pháp nghiên cứu cho phù hợp hơn, để có thể giải quyết được những vấn đề mà nghiên cứu này chưa làm được.
MỤC LỤC
Chương 1 1
TỔNG QUAN 1
1.1. Cơ sở hình thành: 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 2
1.5. Ý nghĩa: 3
1.6. Kết cấu của khóa luận: 3
Chương 2 4
VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT, NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CUỘC VẬN
ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM 4
2.1. Vài nét về thị trường sữa bột: 4
2.1.1. Thị phần của sữa ngoại và sữa nội: 4
2.1.2. Các đợt tăng giá sữa: 5
2.2. Người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến việc chọn mua sữa bột: 6
2.3. Mặt hàng sữa tiên phong trong cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 7
2.4. Tóm Tắt: 7
Chương 3 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9
3.1. Cơ sở lý thuyết: 9
3.1.1. Chất lượng cảm nhận: 9
3.1.2. Giá cả cảm nhận: 9
3.1.3. Sự sẵn lòng mua và quan hệ với chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận: 10
3.1.4. Thái độ 10
3.2. Nghiên cứu có liên quan: 11
3.3. Mô hình nghiên cứu: 13
3.4. Tóm tắt: 14
Chương 4 16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
4.1. Thiết kế nghiên cứu: 16
4.2. Quy trình nghiên cứu: 17
4.3. Nghiên cứu sơ bộ 18
4.4. Nghiên cứu chính thức: 20
4.5. Tóm tắt: 21
Chương 5 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23
5.1. Chất lượng cảm nhận: 23
5.1.1. Cảm nhận của người tiêu dùng sữa cho tám đặc trưng chất lượng: 23
5.1.2. Chất lượng cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội: 25
5.2. Giá cả cảm nhận: 26
5.2.1. Cảm nhận của người tiêu dùng sữa cho năm đặc trưng giá cả 26
5.2.2. Giá cả cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội: 27
5.3. Thái độ đối với các đợt tăng giá: 28
5.4.Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: 28
5.5. Sự sẵn lòng mua: 29
5.5.1. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa ngoại 30
5.5.2. Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sữa nội: 30
5.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua: 31
5.7. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học: 32
5.8. Tóm tắt: 35
Chương 6 36
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN. 36
6.1. Giới thiệu: 36
6.2. Kết quả chính và những đóng góp của nghiên cứu: 37
6.2.1. Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua: 37
6.2.2. Thái độ đối với các đợt tăng giá: 37
6.2.3. Thái độ đối với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”: 37
6.2.4. Sự khác biệt trong đánh giá theo các biến nhân khẩu học: 38
6.3. Hạn chế và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo: 38
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình ba thành phần của thái độ 10
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Th.S Nguyễn Thành Long 11
Hình 3.3: Mô hình quan hệ giá- chất lượng- sự thỏa mãn 12
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu. 14
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu 17
Hình 5.1: Cảm nhận của người tiêu dùng sữa theo tám đặc trưng chất lượng 24
Hình 5.2: Chất lượng cảm nhận đối với sữa ngoại và sữa nội 25
Hình 5.3: Cảm nhận của người tiêu dùng sữa theo năm đặc trưng giá cả 26
Hình 5.4: “Giá cả cảm nhận” đối với sữa ngoại và sữa nội 27
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tiến độ các bước nghiên cứu 16
Bảng 4.2: Thông tin mẫu 21
Bảng 5.1: Thái độ đối với các đợt tăng giá 28
Bảng 5.2: Thái độ đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt 29
Bảng 5.3 Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa ngoại 30
Bảng 5.4: Sự sẵn lòng mua của người dùng sữa nội 31
Bảng 5.5: Phân tích tương quan giữa các nhân tố với sự sẵn lòng mua 32
Bảng 5.6: Trung bình các đánh giá theo loại sữa đang dùng 33
Bảng 5.7: Trung bình các đánh giá theo thu nhập gia đình 34
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là Nguyễn Bảo Kim Trinh, sinh viên khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học An Giang. Hiện nay, tôi đang tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chủ đề “Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhân và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại”. Trong cuộc thảo luận này không có quan điểm, ý kiến nào là đúng hay sai mà tất cả các ý kiến đóng góp của Anh/Chị đều là các thông tin hữu ích. Do vậy, tôi rất mong được sự cộng tác chân tình của Anh/Chị.
1. Nhãn hiệu sữa Anh/Chị đang dùng là gì? Đó là sữa nội hay là sữa ngoại?
2. Khi chọn lựa sữa cho cháu bé Anh/Chị quan tâm đến yếu tố nào? Ví dụ như: chất lượng sữa, giá cả, thương hiệu, khuyến mại,… Và vì sao Anh/Chị quan tâm đến yếu tố đó nhất?
3. Nếu chất lượng sữa là yếu tố được quan tâm khi mua, thì trong những đặc trưng chất lượng có trong sữa, Anh/Chị chú ý đến đặc trưng nào nhất? Ví dụ như: phát triển trí não, tăng cân, chắc khỏe, không gây béo phì, tăng chiều cao, không có melamine, tăng sức đề kháng, thơm ngon, dễ uống, dễ tiêu hóa, có nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh…
4. Anh/Chị có bao giờ so sánh chất lượng sữa ngoại và sữa nội không? Chất lượng giữa hai loại đó như thế nào?
5. Nếu giá sữa là yếu tố được quan tâm khi mua, thì theo Anh/Chị giá sữa ngoại và giá sữa nội như thế nào? Tại sao lại sẵn lòng mua sữa ngoại, tại sao lại sẵn lòng mua sữa nội? (tùy người trả lời đang sử dụng sữa nào)
6. Nếu giá sữa Anh/Chị đang dùng đột nhiên tăng giá liên tục thì Anh/Chị vẫn tiêu dùng nó hay chuyển sang những loại sữa khác rẻ hơn?
7. Nếu thu nhập hàng tháng của Anh/Chị rất cao thì Anh/Chị sẽ dùng loại sữa nào?
8. Loại sữa Anh/Chị đang dùng, hiện nay có tăng giá không? Anh/Chị cảm thấy ra sao khi giá sữa tăng, nó có gây khó khăn trong chi tiêu không?
9. Anh/Chị có biết đến cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không? Anh /Chị cảm thấy cuộc vận động này được đưa ra trong thời gian này là đúng hay sai, kịp thời hay quá trễ,…?
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của Anh/Chị qua việc dành thời gian cung cấp ý kiến cho đề tài nghiên cứu, xin chúc Anh/Chị và cháu bé luôn dồi dào sức khỏe!