Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu


Cùng với sự phát triển về mặt vật chất và công nghệ, nhu cầu về các dịch vụ nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng đa dạng của con người cũng ngày một tăng. Các hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới cũng nằm trong xu hướng trên. Ngày càng nhiều các dịch vụ được triển khai, cùng với đó là thu nhập từ các hoạt động ngoài tín dụng cũng càng chiếm được một tỷ trọng cao hơn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hiện nay với những thách thức về tốc độ tăng trưởng cho vay như hiện tại, nhu cầu về thu nhập ngoài lãi là rõ rệt hơn bao giờ hết (Resurgent Performance, 2015). Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi.

Ngành ngân hàng nói chung, và hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đóng một vai trò chủ chốt trong việc phát triển kinh tế Việt Nam (VN) trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định sau gần 10 năm gia nhập WTO, tuy nhiên, nền tài chính VN – đặc biệt khi đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - đã bộc lộ nhiều khuyết điểm mà chúng ta cần phải khắc phục nếu muốn cạnh tranh mạnh, sâu, vững vàng hơn nữa. Muốn thực hiện được điều đó, các NHTM VN cần phải phát triển đa dạng hơn nữa các dịch vụ của mình, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. Sự đóng góp của dịch vụ phi tín dụng vào tổng thu nhập chung của đã được các ngân hàng trên thế giới chú trọng phát triển từ lâu. Ở Việt Nam, tuy hệ thống sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng về chất lượng lẫn số lượng nhưng chưa thể so sánh được với sản phẩm dịch vụ của các nước trong khu vực và các nước phát triển khác. Về tỷ trọng nguồn thu, các dịch vụ của NHTM VN cũng đóng góp ít hơn vào tổng thu nhập khi so với các ngân hàng nước ngoài.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội như giúp cho việc thanh toán, thu chi tiền tệ trở nên an toàn, chính xác và nhanh chóng; hạn chế được những hành vi tham nhũng, rửa tiền, buôn bán bất hợp pháp…(Phạm Anh Thủy, 2013).

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ phi tín dụng mà cụ thể là thu nhập ngoài lãi đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng để phân tán rủi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

ro của ngân hàng khi gặp khủng hoảng; nâng cao được vị thế và khả năng cạnh tranh của nên tài chính – ngân hàng của đất nước, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


- Thu nhập ngoài lãi đóng góp như thế nào vào doanh thu của các NHTM Việt Nam?

- Các yếu tố nào tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam và chúng có tác động thế nào?

- Việc nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam đang có những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: thu nhập ngoài lãi và các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam có số liệu về thu nhập ngoài lãi, nguồn dữ liệu từ năm 2006 đến 2016.


1.5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo và các số liệu từ bankscope, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam.

Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và so sánh các số liệu, sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng thông qua phần mềm Stata để nghiên cứu tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào.

Các bước nghiên cứu chính bao gồm:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng dữ liệu bảng và dữ liệu được thu thập từ bankscope. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích để đưa ra thực trạng về thu nhập ngoài lãi tại các 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực; cũng như để đảm bảo nguồn dữ liệu đầy đủ qua các năm, nên tác giả chỉ chọn mẫu gồm 15 ngân hàng thương mại cổ phần (trong tổng số khoảng 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam). Các ngân hàng được chọn hầu hết đều là các ngân hàng lớn, lâu đời, có cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cũng như nguồn số liệu đầy đủ qua các năm. Danh sách các ngân hàng cũng như số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu có thể xem tại phần phụ lục.

- Nghiên cứu định lượng: tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được, sử dụng phần mềm Stata để phân tích số liệu và đưa ra kết luận của nghiên cứu về các yếu tố ảnh hường đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

Dựa trên kết luận sau khi phân tích dữ liệu, kết hợp với cơ sở lý thuyết và thực trạng của vấn đề để đưa ra các khuyến nghị.

1.6. Kết cấu nghiên cứu


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục… luận văn bao gồm 5 chương. Cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng

Chương 3: Thực trạng thu nhập ngoài lãi các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu


Đối với nhà quản trị, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài này mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn: giúp họ hiểu được tầm quan trọng cũng như các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi. Điều này giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở khoa học để đưa ra các chiến lược, các cách thức trong việc hoạt động và phân bổ nguồn lực. Từ đó, giúp các ngân hàng cải thiện nguồn thu, nâng cao tính cạnh tranh, và giảm bớt rủi ro.

Đối với khách hàng, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo điều kiện cho họ có nhiều lựa chọn hơn khi giao dịch. Từ đó, giúp người dân cảm thấy thuận tiện, thoải mái và quen thuộc với các giao dịch cùng ngân hàng.

Đối với nền kinh tế, đề tài góp phần gia tăng sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng khi các nhà quản trị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Nói cách khác, đề tài góp một phần nhỏ vào việc đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cũng như đa dạng hóa thu nhập; giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và tất nhiên, khi hoạt động của ngân hàng được đảm bảo, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định, bền vững, lâu dài.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG


Giới thiệu chương


Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu về mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài.

Tiếp theo, chương 2 trình bày tổng quan về các lý thuyết có liên quan đến thu nhập của ngân hàng. Sau đó sẽ đi tìm hiểu cụ thể về thu nhập ngoài lãi, các khái niệm, các dịch vụ tạo ra thu nhập ngoài lãi. Ngoài ra, chương 2 còn giới thiệu các nghiên cứu trước có liên quan đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng và lược khảo nội dung cũng như kết luận của các đề tài đó.

2.1. Khái niệm về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng


Sơ lược về thu nhập của ngân hàng

Thu nhập ngoài lãi là một bộ phận trong tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, để tìm hiểu rõ về thu nhập ngoài lãi, trước tiên cần hiểu về thu nhập của ngân hàng.

Theo Invetopedia, cách cơ bản nhất để ngân hàng kiếm tiền là cho vay với lãi suất cao hơn chi phí của vốn mà họ cho vay. Cụ thể, các ngân hàng sẽ thu lãi từ hoạt động cho vay và trả lãi tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi cũng như các chứng khoán nợ mà họ đang sở hữu. Khoản chêch lệch đó được gọi là thu nhập lãi ròng của ngân hàng.

Thu nhập của Ngân hàng thương mại bắt nguồn từ nhiều khoản thu do các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại. Nhìn chung, có thể chia ra làm hai phần chính, đó là thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng. (Hoàng Ngọc Tiến – Võ Thị Hiền, 2010).

Theo nghị định số 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính của các TCTD thì các khoản thu nhập của Ngân hàng thương mại được tạo ra từ nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại hiện đại ngày nay kinh doanh đa năng nên nội dung các khoản thu cũng rất phong phú.

Theo nguyên tắc kế toán, thì các khoản thu nhập của Ngân hàng thương mại được phản ánh và bố trí ở loại 7 trong hệ thống tài khoản của TCTD.


Ngân hàng có rất nhiều nguồn khác nhau để tạo ra thu nhập. Một số tập trung vào cho vay các công ty, doanh nghiệp lớn; một số lại cho vay hộ gia đình và một số các hoạt động thu phí khác. (Rosie Smith, Christos Staikouras and Geoffrey Wood, 2003).

Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng


Đây là khoản thu nhập của các Ngân hàng thương mại được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ đó. Khoản thu nhập này được gọi là thu nhập ngoài lãi vay (Non-Interest Income) hay thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng. (Hoàng Ngọc Tiến – Võ Thị Hiền, 2010)

Theo Investopedia, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng có nguồn gốc chủ yếu từ phí, bao gồm phí tiền gửi và lệ phí giao dịch; phí không đủ tiền giao dịch trong tài khoản; lệ phí hàng năm; phí dịch vụ tài khoản hàng tháng; phí hoạt động, kiểm tra; phí phát hành thẻ tín dụng và phí phạt khi trả chậm.

Ở Việt Nam, chỉ tiêu “Tỷ lệ thu ngoài tín dụng” được nhắc đến trong nhiều báo cáo phân tích, đánh giá hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Theo đánh giá chung, chỉ tiêu này càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Như vậy, có thể hiểu thu nhập ngoài lãi là khoản thu nhập của ngân hàng dựa trên việc thu phí tất cả các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà họ cũng cấp.

2.2. Các yếu tố tạo nên thu nhập ngoài lãi của ngân hàng


2.2.1. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng


Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính sách phát triển của từng quốc gia nói chung và tình hình cụ thể của từng ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng nói riêng, các ngân hàng thương mại sẽ có ít hay nhiều loại dịch vụ. Tuy nhiên, về cơ bản, các ngân hàng thương mại có những dịch vụ truyền thống như sau:

Dịch vụ ủy thác


Dịch vụ ủy thác là dịch vụ mà ngân hàng thương mại nhận sự ủy thác của khách hàng để đứng ra mua bán hộ các loại chứng khoán có giá, kim loại quý, ngoại hối… trong đó dịch vụ phát hành hộ chứng khoán có giá giữ vai trò quan trọng.

Khi tiến hành dịch vụ này, thu nhập của ngân hàng không chỉ đến từ việc thu phí dịch vụ mà còn đến từ lợi nhuận khi ngân hàng tiến hành kinh doanh các loại chứng khoán đó. Khách hàng, mà cụ thể ở đây là các tổ chức, các doanh nghiệp có khả năng huy động được nguồn vốn và tài chính một cách nhanh chóng khi sử dụng loại dịch vụ này. (Phạm Anh Thủy, 2013)

Dịch vụ chuyển tiền

Dịch vụ chuyển tiền có thể được hiểu là việc các tổ chức cung ứng dịch vụ (mà ở đây là các tổ chức tín dụng) đứng ra chuyển một số tiền nhất định theo yêu cầu của bên trả tiền cho bên thụ hưởng. Dịch vụ chuyển tiền có thể thực hiện thông qua tài khoản thanh toán hoặc các tài khoản khác của khách hàng được mở tại ngân hàng. (Thông tư số 46/2014 của Ngân hàng Nhà nước)

Dịch vụ chuyển tiền có thể được chia thành hai loại: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ngoài nước. Các công cụ thường được sử dụng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền là séc, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền…

Dịch vụ nhờ thu

Dịch vụ nhờ thu là dịch vụ mà ngân hàng được khách hàng ủy thác để thu các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ như séc, thương phiếu, các chứng khoán có giá… Dịch vụ này được sử dụng chủ yếu trong giao dịch buôn bán xuất nhập khẩu: người bán thông qua ngân hàng thương mại để thu tiền hàng của người mua.

Nhờ thu có 2 loại là nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) và nhờ thu trơn (clean collection). Nhờ thu kèm chứng từ là người mua muốn lấy được chứng từ nhận hàng thì phải trả tiền ngay hoặc ký chấp nhận trả tiền, sau đó ngân hàng nhờ thu mới giao chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Nhờ thu trơn là người bán chỉ giao chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng, còn bộ chứng từ gửi thẳng đến cho người mua. Người mua nhận hàng rồi mới thanh toán tiền cho ngân hàng. (Trần Văn Hòe, 2011)


Khi tiến hành dịch vụ nhờ thu, ngoài việc thu phí thủ tục của khách hàng, ngân hàng còn có thể tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng khi thu hộ được, đặc biệt là ngoại tệ.

Dịch vụ phát hành thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một cam kết thanh toán bằng văn bản của ngân hàng thương mại đối với khách hàng (thông thường là người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ) khi khách hàng xuất trình được một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với các điều khoản trong L/C. Nói cách khác, ngân hàng sẽ thanh toán cho khách hàng (người thụ hưởng) một số tiền nhất định khi dikhách hàng cung cấp được bộ chứng từ chứng minh được mình đã hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Tùy thuộc vào uy tín của khách hàng mà ngân hàng có thể yêu cầu họ phải ký quỹ để mở L/C hoặc không.

Một số loại thư tín dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C), thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C), thư tín dụng có xác nhận (Comfirmed L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C), thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C), thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit), thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit), thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)…tùy theo phương thức và đặc điểm vủa từng loại giao dịch mà ta có thể lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp.

Sở dĩ thư tín dụng được sử dụng nhiều trong buôn bán, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế là do sự an toàn và tiện dụng, đảm bảo được đồng thời cả lợi ích bên mua lẫn bên bán. Người bán chỉ nhận được thanh toán khi đã đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa hoặc dịch vụ được quy định trong hợp đồng. Người mua chỉ phải thanh toán khi đã có các bằng chứng xác thực người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ngân hàng thu được phần phí mở L/C và tiền hoa hồng khi thực hiện dịch vụ này.

Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ

Thẻ ngân hàng là một phương tiện dùng để thanh toán do các tổ chức phát hành cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ về thẻ kèm theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Thẻ ngân hàng được phát hành bởi các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022