Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


TÓM TẮT

“Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”


Bài nghiên cứu dựa trên các bài học kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, cũng như các nghiên cứu trước về khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Tác giả đã nghiên cứu và phân tích về các yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro bằng cách thu thập dữ liệu của 20 NHTM tại Việt Nam từ các báo cáo tài chính, cùng các dữ liệu vĩ mô. Tác giả sử dụng phần mềm STATA 12 kết hợp với dữ liệu bảng Panel data, mô hình Pooled OLS, FEM, REM nhằm tìm ra mô hình phù hợp nhất.


Mục đích của bài viết này là để điều tra tác động của môi trường lãi suất thấp bất thường có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro, nhằm đánh giá về sự lành mạnh của ngành ngân hàng trong giai đoạn lãi suất thấp. Sử dụng cả mô hình động và mô hình tĩnh phương pháp tiếp cận và các kỹ thuật ước tính khác nhau, tác giả thấy rằng môi trường lãi suất thấp thực sự làm suy yếu hiệu suất ngân hàng và giảm thiểu lãi ròng. Tuy nhiên, các ngân hàng đã có thể duy trì mức độ chung của họ về lợi nhuận, do trích lập dự phòng thấp hơn, nhưng có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính. Các ngân hàng đã không bù đắp cho thu nhập lãi thấp hơn bằng cách mở rộng hoạt động để bao gồm các hoạt động giao dịch với rủi ro cao hơn.


Thực nghiệm tại NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2017, sau kết quả phân tích tác giả đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ cùng chiều của lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong khi đối với lợi nhuận chung thì mối quan hệ này ngược chiều hình chữ U. Có nghĩa là trong thời điểm lãi suất thấp, khi lãi suất tăng thì sẽ làm cho lợi nhuận chung giảm, tuy nhiên khi đến một giai đoạn nhất định, lãi suất tăng thì làm lợi nhuận chung tăng lên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó đối với mối quan hệ của lãi suất ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro, bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều hình chữ U ngược. Trong giai đoạn lãi suất thấp tác động này là cùng chiều, nhưng khi đến giai đoạn lãi suất tăng cao lên thì có tác động ngược chiều.


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

Từ khóa: Ngân hàng, lợi nhuận, chấp nhận rủi ro, mô hình dữ liệu bảng, môi trường lãi suất thấp


ABSTRACT


"Factors that affect bank profitability and risk-taking under low interest rates at Vietnamese joint stock commercial banks".


This research is based on the practical experience lessons in Vietnam, as well as many preivous research papers about profitability and risk-taking of banks. The writer has researched and analyzed the internal as well as macro that affect the profitability and risk-taking by collecting data of 20 commercial banks in Vietnam from financial statements, and macro-economic data. The writer used the program STATA 12 together with Panel data, model Pooled OLS, FEM, REM models to find the most suitable model.


The aim of this paper is to investigate how the impact of unusually low interest rate environment affects on the profit and and risk, to evaluate the soundness of banks in the period of low interest rate. Using both dynamic and static modellingapproaches and various estimation techniques, we find that the low interest rate environment indeed impairs bank performance and compresses net interest margins. Nonetheless, banks have been able to maintain their overall level of profits, due to lower provisioning, which in turn may endanger financial stability. Banks did not compensate for their lower interest income by expanding operations to include trading activities with a higher risk exposure.


From the data of the experiments at commercial banks in Vietnam from 2010 to 2017, the writer find the empirical evidence of the same-way relationship between the short term interest rate and the profit of banks. However for the net interest profit, this relationship will be opposite. This means that in the time of low interest rate, the increase of interest will lower the net profit, untill one specific time, the increase of interest rate will increase the net profit.


In addition to the relationship of interest rate and risk-taking, this research has found the same relationship. In the time of low interest rate, the relationship is in the same direction, but when the interest rate increase, there is an opposite effect.


Keywords: Banking, profitability, risktaking, panel data models, low interest rate environment.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài


Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập trên trường quốc tế, hội nhập trong khu vực ASEAN (AEC), điều đó sẽ mang lại những cơ hội và những thử thách. Với bối cảnh như vậy, ngành ngân hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính, thông qua ngân hàng các nguồn lực được sử dụng, phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả. Một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả sẽ có khả năng ứng phó được với các cú sốc tiêu cực. Do đó, việc phân tích một cách cụ thể cũng như tìm ra những yếu tố tác động đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của các NHTM ở Việt Nam là một việc cấp thiết.


Như vậy, việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM ở Việt Nam là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó nó cũng là cơ sở để hoàn thiện được một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam thời kỳ hội nhập.


Bắt nguồn từ những nhu cầu có tính thiết thực, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đề tài khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM dưới nhiều góc độ như: Nghiên cứu Bikker & Hu ( 2002), DemirgüçKunt & Huizinga (1999) “Về khả năng sinh lời của ngân hàng và mối quan hệ của nó với chu kỳ kinh doanh”. Các nghiên cứu của Alessandri & Nelson (2015), Genay & Podjasek (2014) về “Mối quan hệ giữa lãi suất thấp và sự khan hiếm về lợi nhuận của ngân hàng”. Nghiên cứu của Borio, Gambacorta và Hofmann (2015) tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết mối quan hệ này cho việc đánh giá chính sách tiền tệ vì điều này được cho là có tác dụng phụ nghiêm trọng. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, như nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012) “Hiệu quả hoạt động của 5 ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài


học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp Chí Kinh tế và Chính trị Thế Giới, số 11. Nghiên cứu Nguyễn Thị Loan (2015) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp Chí Khoa Học Và Đào Tạo Ngân Hàng, số 161.


Các nghiên cứu trên cho thấy lợi nhuận đóng vai trò quan trọng cũng như việc kiểm soát được rủi ro đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và ở các nước khác nói chung. Tuy nhiên, mỗi một bài nghiên cứu được phân tích ở từng quốc gia khác nhau, đánh giá ở các giai đoạn và điều kiện kinh tế xã hội ở từng thời kỳ khác nhau nên sẽ cho ra những kết quảs khác nhau. Do đó, việc áp dụng kết quả nghiên đó cho Việt Nam là chưa phù hợp, mặc dù ở nước ta cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.


Vì vậy ở bài nghiên cứu này, tác giả cố gắng hệ thống tổng quát và hợp lý nhất các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi nhuận và chấp nhận rủi ro của NHTM, cũng như bổ sung thêm trong thời kỳ lãi suất biến động giảm mà các bài trước đây khi tìm hiểu phân tích về lợi nhuận cũng như rủi ro của NHTM Việt Nam chưa kiểm chứng. Qua tìm hiểu tác giả thấy từ 30/12/2014 lãi suất chính sách không thay đổi duy trì ở mức thấp so với các thời kỳ trước chính vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để làm đề tài luận văn của mình.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu chủ yếu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp

- Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu của luận văn là xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời và khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời kỳ lãi suất thấp.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được đề cập, luận văn hình thành 2 câu

hỏi:



Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn lãi suất thấp?

Chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn lãi suất thấp như thế nào?

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: 20 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu bảng (Panel Data) với mô hình hồi quy đa biến dạng gộp (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và hồi quy mô-men tổng quát (GMM) nhằm so sánh kết quả giữa các mô hình. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phần mền Stata 12.


Luận văn tiến hành nghiên cứu các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên và Tổng cục thống kê.


1.6. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của ngân hàng, củng cố các lý thuyết đồng thời đưa ra những bằng chứng thực nghiệm.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Cung cấp nhiều thông tin có giá trị, là căn cứ cho các nhà đầu tư, quản trị ra quyết định. Giúp cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại đánh giá được khả năng tăng trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực để phát huy và những nhân tố tiêu cực để khắc phục hay loại bỏ, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một bền vững.


1.7. Bố cục của đề tài


Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương


Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về vấn đề được nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, dữ liệu nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu trước: Chương này trình bày về khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại trong giai đoạn lãi suất thấp. Ngoài ra, luận văn cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố trước đây để xác định các yếu tố định lượng.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày dữ liệu, phương pháp phân tích, mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu – thảo luận: Phân tích thống kê mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các biến và phân tích kết quả hồi quy.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt các kết quả của nghiên cứu, nêu ra những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã giới thiệu một cách khái quát về nội dung chính của bài nghiên cứu. Thông qua những câu hỏi và mục tiêu đề ra đã thực hiện thu thập và phân tích số liệu về tình trạng hoạt động thực tiễn của các NHTMCP ở Việt Nam để từ đó tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và chấp nhận rủi ro của các NHTMCP ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2024