Trường Hợp Cơ Quan Bhxh Và Đơn Vị Giao Dịch Bằng Hồ Sơ Điện Tử Thì Thực Hiện Quy Trình Thu; Cấp Sổ Bhxh, Thẻ Bhyt Theo Quy Định Về Giao Dịch Điện Tử

3.6 Hàng năm, in Tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đã đóng BHXH, BHTN năm trước (đến 31/12) để gửi cho người tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện.

3.7 Tháng 01 hàng năm, in thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mau C13-TS) năm trước của người lao động, chuyển bộ phận một cửa gửi cho đơn vị thông qua dịch vụ bưu chính để đơn vị niêm yết công khai.

4. Phòng/Tổ kế hoạch – tài chính

4.1 Nhận chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, Đại lý thu, người tham gia.

4.2 Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu: số tiền đã thu BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, ngân sách nhà nước, đại lý thu, người tham gia.

4.3 Ghi thu số tiền đóng BHYT của đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Trung ương và quỹ BHXH, BHTN đảm bảo.

4.4 Thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT của người tham gia đóng thông qua Đại lý thu hoặc Bộ phận một cửa chuyển đến; ký, đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên bản danh sách do đại lý thu lập, chuyển bộ phận cấp sổ, thẻ.

4.5 Hằng tháng:

Nhận 02 bản tổng hợp số phải thu hàng tháng (Mẫu C69-HD) đói với mỗi đơn vị tham gia BHXH, BHYT để hạch toán, ký xác nhận và chuyển lại cho Phòng/Tổ Quản lý thu 01 bản.

Nhận bảng tổng hợp số tiền phải đóng và số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến (Mẫu B05-TS).

Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu (Mẫu C17-TS) với Phòng/Tổ Quản lý

thu.

4.5 Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu

tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT theo quy định tại Thông tư số 41/2014/TTLT- BYT-BTC gửi cơ quan quản lý đối tượng, cơ quan tài chính chuyển kinh phí tương ứng vào quỹ BHYT theo quy định.

4.6 Trường hợp cập nhật sai số liệu thì lập chứng từ điều chỉnh theo quy định, trình Giám đốc BHXH ký duyệt, 01 bản lưu tại Phòng/Tổ KH-TC để làm căn cứ điều chỉnh, 01 bản chuyển Phòng/Tổ Quản lý thu để theo dõi và đối chiếu với đơn vị.

5. Phòng/Tổ Chế độ BHXH

5.1 Chuyển danh sách cấp thẻ BHYT (Mẩu D07-TS) do tổ chức BHXH đóng cho Phòng/Tổ Quản lý thu để xác định số thu và cấp thẻ BHYT.

5.2 Chuyển hồ sơ giải quyết chế độ BHXH một lần đối với trường hợp người tham gia có thời gian đóng BHTN chưa hưởng cho Phòng/Tố Quản lý thu; hồ sơ người tham gia dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ để xác nhận lại tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

6. Phòng/Tổ Giám định BHYT

6.1 Nhận bảng tổng hợp số tiền phải đóng và số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến (Mẫu B05-TS).

6.2 Cung cấp danh sách cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu cho Phòng/Tổ Quản lý thu và Phòng/Tổ Công nghệ thông tin.

6.3 Hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn quản lý truy cập dữ liệu thẻ BHYT để kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thẻ BHYT khi làm thủ tục tiếp nhận khám chữa bệnh và thanh toán BHYT.

7. Phòng/Tổ Công nghệ thông tin

7.1 Quản lý dữ liệu thu; sổ BHXH, thẻ BHYT và dữ liệu giải quyết chính sách BHXH, BHYT chuyển về Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam theo quy định (có văn bản hướng dẫn riêng của Trung tâm Công nghệ thông tin) để tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung.

7.2 Cập nhật danh sách cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu vào chương trình quản lý thu.

7.3 Phòng Công nghệ thông tin nhận dữ liệu thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH huyện gửi về để tổng hợp toàn tỉnh và chuyển về Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam để cập nhật, tổng hơp, sử dụng toàn quốc.

7.4 Trường hợp điều chỉnh dữ liệu phải có phê duyệt của Giám đốc BHXH tỉnh/huyện.

8. Trường hợp cơ quan BHXH và đơn vị giao dịch bằng hồ sơ điện tử thì thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT


Kính chào Anh/Chị, tôi là Diệp Thanh Sang công tác tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ về thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương”. Tôi rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu để hổ trợ tôi thông qua việc trả lời các câu dưới đây. Việc thu thập những thông tin này nhằm mục đích phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng chất lượng của kiểm soát nội bộ về thu Bảo hiểm xã hội đối với người lao động và các Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp(BHTN) trên địa bàn tỉnh Bỉnh Dương. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác, hổ trợ của Anh/Chị.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết đôi nét về thông tin cá nhân dưới đây (đánh dấu X vào ô thích hợp).

Câu 1: Xin cho biết giới tính của Anh/Chị?

Nam Nữ

Câu 2: Xin cho biết chức vụ của Anh/Chị?

Giám đốc Phó giám đốc Trưởng hoặc phó phòng

Chuyên viên Khác (ghi rõ)…………

Câu 3: Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây?

Dưới 25 Từ 25 đến 34 Từ 35 đến 44 Từ 45 trở lên

Câu 4:Trình độ học vấn của Anh/Chị

Sau đại học Đại học Cao Đẳng Trung cấp

Khác(ghi rõ)………….

Câu 5: Số lượng CB – CNV tại đơn vị Anh/Chị

Dưới 30 người Từ 31 đến 50 người Trên 50 người

Câu 6: Đơn vị Anh/Chị đã tự chủ tài chính

Tự chủ 100% Tự chủ thu Tự chủ 1 phần

Ngân sách nhà nước cấp 100% Khác(ghi rõ)…………………..

Câu 7: Đơn vị Anh/Chị tự chủ tuyển dụng và quản lý nhân sự

Được quyền bổ nhiệm và tuyển dụng

Không được quyền bổ nhiệm và tuyển dụng

Khác(ghi rõ)…………………..

PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

A. Thực trạng việc triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quy trình kiểm soát được thiết lập và chi phối bởi nhà quản lý và toàn bộ nhân viên trong đơn vị, hệ thống này được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị;

(2) Báo cáo tài chính đáng tin cậy;

(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định của mọi người trong đơn vị.

Sau đây là các câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của Anh/Chị:

Câu 1: Mức độ của đơn vị Anh/Chị đã xây dựng hay tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ:

Đã xây dựng hoàn chỉnh

Có xây dựng nhưng không đầy đủ

Chưa xây dựng

Câu 2: Đơn vị có xây dựng tầm nhìn sứ mệnh chưa?

Có (Vui lòng ghi tóm lược tầm nhìn sứ mệnh của đơn vị hoặc địa chỉ web công bố thông tin này) ……………………………………………...

……………………………………………………………………………………

Chưa

Câu 3: Đơn vị có xây dựng quy trình làm việc hay không?

Quy trình thu, chi ngân sách? Không

Quy trình quản lý và sử dụng tài sản? Không

Quy trình chi tiền lương cho cán bộ - công nhân viên? Không

Quy trình quản lý nhân sự? Không

Quy trình quản lý khác (Ghi rõ): ……………………………..

Câu 4: Nội dung các quy trình gồm:

Quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế, quy định làm việc Thủ tục thực hiện (Chứng từ, báo cáo)

Lưu trữ chứng từ Hướng dẫn thực hiện quy trình

Quy chế, quy định khác (Ghi rõ): ………………………………………….

Câu 5: Đơn vị có thường xuyên đánh giá những rủi ro trong quản lý hay không?

Không

Liệt kê một số nhận định về rủi ro đơn vị hay quan tâm:…………………..

…………………………………………………………………………….. Câu 6: Định kỳ đơn vị có triển khai, xây dựng, hoàn thiện quy định – quy chế cho các phòng ban thực hiện hay không?

Không

Câu 7: Theo quý Anh/Chị ai là người giám sát các hoạt động trong đơn vị

Giám đốc Theo sự phân công của người đứng đầu đơn vị

Trưởng phòng Khác (Vui lòng ghi rõ) …………

B. Khảo sát các nhân tố tác động đến nâng cao khả năng KSNB tại các đơn vị.

Câu 8: Theo COSO thì có 05 nhân tố của một hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Ngoài những nhân tố trên, tôi nghĩ nhân tố “Ý thức tham gia đóng BHXH của người lao động” có tác động đến nguồn thu/chi BHXH, theo Anh/Chị còn nhân tố nhân số sau đây có cần bổ sung vào không?

- Ý thức tham gia đóng BHXH của người lao động: Đồng ý

Không đồng ý

- Khác (nếu có): Vui lòng Anh/Chị ghi rõ…………………………………… Câu 9: Theo quý Anh/Chị thì cần hoàn thiện nhân tố nào trong công tác tổ chức thu BHXH tại đơn vị mình?

(1) Môi trường kiểm soát (2) Đánh giá rủi ro

(3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin và truyền thông

(5) Giám sát (6) Ý thức tham gia BHXH

Khác: ……………………………………………………………………

Câu 10: Theo quý Anh/Chị thì nhân tố nào là quan trọng nhất (nhiều lựa chọn)

(1) Môi trường kiểm soát (2) Đánh giá rủi ro

(3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin và truyền thông

(5) Giám sát (6) Ý thức tham gia BHXH

C. Quan điểm của Qúy Anh/Chị về các nhân tố tác động đến nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ tại đơn vị

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết đánh giá của Anh/Chị về các phát biểu dưới đây. Đối với mỗi yếu tố, Anh/Chị hãy đánh dấu X vào một trong các ô chứa các con số từ 1 đến 5.

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý

I. Thang đo về biến độc lập



Mã số


Phát biểu

Hoàn toàn không đồng

ý


Không đồng ý


Không có ý kiến


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 16

MTKS1

Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của cán

bộ, viên chức BHXH


1


2


3


4


5


MTKS2

Năng lực quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công

việc của lãnh đạo


1


2


3


4


5


MTKS3

BHXH tỉnh Bình Dương giải quyết hồ sơ đúng thời hạn quy

định


1


2


3


4


5


MTKS4

Cách thức thiết lập quyền lực và trách nhiệm cũng như khả năng tổ chức và phát triển công việc tại

đơn vị


1


2


3


4


5


MTKS5

Những chỉ đạo, hướng dẫn của ban lãnh đạo trong thực thi nhiệm vụ của cán

bộ, viên chức


1


2


3


4


5


MTKS6

Sự minh bạch trong

hoạt động về kiểm soát thu, chi các chế


1


2


3


4


5


độ BHXH







MTKS7

Chính sách tuyển dụng nhân sự chú trọng đến chuyên môn và đạo đức lao

động


1


2


3


4


5

ĐÁNH GIÁ RỦI RO


DGRR1

Việc bố trí nhân sự của Ban lãnh đạo trong chuyên môn,

nghiệp vụ


1


2


3


4


5


DGRR2

Sự thận trọng của Ban lãnh đạo trong việc xem xét và giải quyết những rủi ro

tiềm ẩn tại đơn vị


1


2


3


4


5


DGRR3

Biện pháp và cách giải quyết vấn đề của Ban lãnh đạo khi xảy ra rủi ro tiềm ẩn tại

đơn vị


1


2


3


4


5


DGRR4

Cảnh báo của Ban lãnh đạo cơ quan BHXH đối với đơn vị trực thuộc để ngăn

chặn rủi ro


1


2


3


4


5

DGRR5

Chế độ báo cáo định

kỳ về đánh giá rủi ro

1

2

3

4

5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023