Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trong chương này, tác giả trình bày kết luận của toàn bộ luận văn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách.

5.1 KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu là thực nghiệm các nhân tố bao gồm cả nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2018, trải qua quy trình nghiên cứu, tác giả thu được kết quả 3 trong số 8 yếu tố nghiên cứu có tương quan cùng chiều có ý nghĩ với tăng trưởng tín dụng, đó là tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng.

Các kết luận của đề tài:


Thứ nhất, tác giả nhận thấy tăng trưởng kinh tế có tương quan cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao phản ánh hiệu quả cao trong hoạt động của nền kinh tế. Đi cùng với đó là sự gia tăng cầu tín dụng trong nền kinh tế. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách và nhà quản trị ngân hàng có thể cân nhắc từ tình hình và xu hướng tăng trưởng kinh tế để có những quyết sách cho chính sách tăng trưởng tín dụng của mình. Ngoài ra, mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng là một gợi ý cho các mục tiêu kinh tế tín dụng của nhà làm chính sách và nhà quản trị ngân hàng.

Thứ hai, tác giả nhận thấy rằng rằng tăng trưởng tiền gửi có mối tương quan cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. Bởi nguồn vốn cho vay của các ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động. Khi có nguồn đầu vào dồi dào, các ngân hàng mới có đủ nguồn lực phục vụ cho các hoạt động tín dụng của mình. Việc giảm nguồn tiền gửi cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm. Như vậy, các nhà quản trị ngân hàng có thể dựa trên mối tương quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


này để có chính sách phù hợp cho mục tiêu tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng mình.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Cuối cùng, tác giả chưa tìm thấy sự tác động có ý nghĩa thống kê nào của các nhân tố lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, ROE và tỷ lệ vốn chủ sở hữu đối với tăng trưởng tín dụng.

5.2 KIẾN NGHỊ


5.2.1 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại

Từ tình hình thực trạng tại chương 3 và kết quả nghiên cứu định lượng trong chương 4 thì tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng kinh tế là một trong các yếu tố quan trọng tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy các ngân hàng có thể đẩy mạnh tăng trưởng tiền gửi để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của mình. Đồng thời, thông qua kỳ vọng và xu hướng về tăng trưởng kinh tế để có những chính sách tín dụng phù hợp. Cụ thể như:

Một là, không ngừng đổi mới, đa dạng các hình thức huy động trong nền kinh tế. Với mục đích là tăng nguồn đầu vào cho hoạt động tín dụng, ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi lại ngân hàng, các ngân hàng có thể đẩy mạnh các kênh huy động khác như tiền gửi tiết kiệm điện tử, tiết kiệm huy động qua các ứng dụng điện thoại, tiết kiệm qua hệ thống ngân hàng trực tuyến livebank. Cùng với đó, các kỳ hạn cũng như loại hình tiết kiệm cũng có thể đa dạng nhiều hình thức hấp dẫn để thu hút nguồn tiền từ các cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi để hấp dẫn khách hàng gửi tiền.

Hai là, đẩy mạnh công tác truyền thông marketing để thu hút khách hàng gửi tiền. Các kênh truyền thông hiện nay đã trở nên ngày một đa dạng, ngoài các kênh truyền thống như báo chí, truyền hình, các ngân hàng cũng có thể thực hiện truyền thông qua các kênh hiện đại như mạng xã hội, các chương trình nhạc hội, v.v… để


mở rộng ảnh hưởng và lan tỏa sản phẩm thương hiệu của ngân hàng mình đến cộng đồng.

Ba là, các ngân hàng cũng cần có những chiến lược phù hợp nhằm tăng lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả. Cụ thể như chuyên nghiệp hóa quy trình, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn chú trọng đến yếu tố chất lượng tín dụng, có những chiến lược hoạch định chi tiết về việc sử dụng vốn, cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay, v.v…

Cuối cùng, vì tăng trưởng kinh tế cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng nên có những chiến lược thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp theo xu hướng chung của nền kinh tế. Cụ thể như có những chính sách đẩy mạnh cấp tín dụng trong những giai đoạn có kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời cũng cần có kế hoạch tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi nhằm tránh lãng phí nguồn vốn dư thừa trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm.

5.2.2 Kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách

Đối với các cơ quan, tổ chức có vai trò là người hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tác giả xin có một số kiến nghị nhằm hướng đến mục tiêu phát huy tích cực vai trò của quản lý Nhà nước trong kiểm soát hoạt động tín dụng theo mục tiêu kinh tế. Cụ thể như sau:

Một là, cần có những giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biến tăng trưởng kinh tế là một biến quan trọng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, các nhà chính sách cần có những chính sách kinh tế phù hợp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thông qua đó góp phần làm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Đồng thời, trong hoàn cảnh nền kinh tế tăng trưởng yếu, các nhà chính sách cũng nên có những biện pháp mạnh mẽ và kịp thời nhằm giúp đỡ các chủ thể trong nền kinh tế, hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng không quá trì trệ gây ra vòng lặp tuần hoàn tiếp tục mang lại hiệu quả xấu cho nền kinh tế.


Hai là, cần có những chính sách tiền tệ phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tiền gửi là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy các nhà chính sách cần có những cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra mỗi quyết định đối với chính sách tiền tệ vì việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

Ba là, nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi là hai yếu tố tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng mà tác giả đã chứng minh từ kết quả nghiên cứu. Vì vậy, ngoài những tác động mang tính trực tiếp vào hoạt động tín dụng, nhà chính sách cũng có thể tác động gián tiếp vào các yếu tố nhằm góp phần kiểm soát tín dụng theo ý chí của mình. Chi tiết hơn là tác động vào các yếu tố: điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ tại Ngân hàng nhà nước; chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tiệ; chính sách kiềm chế lạm phát tăng trưởng kình tế; v.v…

5.3 NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU

Với nguồn lực có hạn, đề tài nghiên cứu của tác giả vẫn còn một số hạn chế:


Thứ nhất, dữ liệu mà tác giả chọn lọc và thu thập được chưa đủ lớn (gồm 26 ngân hàng thương mại trong 9 năm từ năm 2010 – 2018). Vì vậy, khi ước lượng mô hình, sự hạn chế về quy mô dữ liệu cũng kéo theo những điểm hạn chế liên quan đến kết quả kiểm định.

Thứ hai, do hạn chế về mặt thời gian, nên tác giả chưa thể đưa đầy đủ các nhân tố quan trọng có thể có tác động đến tăng trưởng tín dụng vào mô hình. Ví dụ một số nhân tố mà tác giả chưa đưa vào mô hình như: hiệu số giữa lãi suất cho vay - huy động, tỷ lệ nợ xấu, khả năng quản trị, dân số, số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế,…

Với những hạn chế như trên trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này, như:


Thứ nhất, mở rộng mẫu dữ liệu với mẫu ngân hàng lớn hơn và cập nhật thời gian nghiên cứu dài hơn

Thứ hai, đưa vào nghiên cứu nhiều biến độc lập đại diện cho các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng.

Thứ ba, thực hiện thêm một số hồi quy để kiểm tra tính vững của mô hình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Trong chương này, tác giả căn cứ từ kết quả nghiên cứu tại chương 4 đề tài đểđưa ra một số kiến nghị với nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả.

Kết thúc luận văn tác giả cũng nêu những hạn chế trong nghiên cứu của mình và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại 2010 – 2018.

2. Lê Tấn Phước (2017). Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ II tháng 12/2016.

3. Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016). Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam. Tạp chí Tài chính, trang 39-41.

5. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011). Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng. Tạp chí Ngân hàng, số 24/2011.

6. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.

7. Quốc hội, 2017. Luật các tổ chức tín dụng 2017 số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

8. Tôn Nữ Trang Đài (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tài liệu Tiếng Anh


1. Aydin B. (2008). Banking Structure and Credit Growth in Central and Eastern European Countries. IMF Working Paper. IMF Institute, 08(215).

2. Carlson M., Shan H., & Warusawitharana M. (2013). Capital ratios and bank lending: A matched bank approach. Journal of Financial Intermediation, 22(4), 663-687.


3. Chernykh, L., & Theodossiou, A. (2011). Determinants of Bank Long-term Lending Behavior: Evidence from Russia. Multinational Finance Journal, 15(3/4), 193-216.

4. Foos D., Norden L., & Weber M. (2010). Loan growth and riskiness of banks.

Journal of Banking & Finance, 34(12), 2929-2940.

5. Gökhan Meral. (2015). The Effect of Bank Size and Bank Capital on the Bank Lending Channel for Turkish Banks. American Scientific Research Journal for Engineering, Technology, and Sciences (ASRJETS), ISSN (Print) 23134410, ISSN (Online) 2313-4402.

6. Guo K. & Stepanyan V. (2011). Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. IMF Working Paper. European Department, 11(51).

7. Guodong Chen và Yi Wu (2014). Bank Ownership anh Credit Growth in Emerging Markets During and After the 2008-09 Financial Crisis - A CrossRegional Comparison. IMF Working Paper.

8. Gupta, P. K., & Jain, A. (2010). Factor Modelling for Indian Private Sector Banks’ problem Loans. In International Conference On Applied Economics Publishing.

9. Ha Vu & Daehoon Nahm (2013). The determinants of profit efficiency of banks in Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy.

10. Imran K., & Nishat M. (2013). Determinants of bank credit in Pakistan: A supply side approach. Economic Modelling, 35, 384-390.

11. Laidroo L. (2015). Bank Ownership and Lending: Does Bank Ownership Matter? Emerging Markets Finance and Trade, 52(2), 285-301.

12. Natalia T. Tamirisa and Deniz O. Igan (2007). Credit Growth and Bank Soundness in Emerging Europe. IMF Working Paper.

13. Pouw L. & Kakes J. (2013). What drives bank earnings? Evidence for 28 banking sectors. Applied Economics Letters, 20(11), 1062-1066.

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí