Biểu Đồ Tần Số Histogram Của Phần Dư Chuẩn Hóa 27345


hàng xem xét khi quyết định mua với hệ số Bê-ta là 0.149. Kết quả phân tích hồi quy cũng khá hợp lý so với thực tế khi mà xu hướng phát triển của sản phẩm nội thất trên thị trường ngày càng có quy mô lớn, người dùng ngày càng có nhiều nhu cầu cao hơn về đồ nội thất, đặt biệt là nội thất thông minh để có thể thòa mãn được các điều kiện về sự thoáng mát, tiện nghi, trang trí cho không gian sống của họ. Họ có xu hướng cân nhắc kĩ lưỡng hơn về các yếu tố này để đa hóa lợi ích của họ khi mua sản phẩm nội thất đó.

2.2.7.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình


Bảng 2. 17: Đánh giá độ phù hợp của mô hình



Model


R


R Square


Adjusted R Square

Std. Error

of the Estimate


Durbin –

Watson

1

0.770

0.593

0.575

0.43591

2.065

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)


Dựa vào bảng kết quả phân tích, mô hình 4 biến độc lập có giá trị R Square hiệu chỉnh là 0.575 tức là: độ phù hợp của mô hình là 57.5%. Hay nói cách khác, 57.5% độ biến thiên của biến phụ thuộc “quyết định mua” được giải thích bởi 4 yếu tố được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó, ta nhận ra giá trị R Square hiệu chỉnh là 0.575 khá là cao (>50%), nghĩa là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là gần chặt chẽ.

2.2.7.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Bảng 2. 18: Kiểm định ANOVA


ANOVA


Model

Sum of Squares


df

Mean Square


F


Sig.


1

Regression

31.513

5

6.303

33.168

0.000

Residual

21.662

114

0.190



Total

53.175

119




(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)


Kết quả từ bảng ANOVA cho thấy giá trị Sig. = 0.000 rất nhỏ, cho phép nghiên cứu bác bỏ giả thiết răng “Hệ số xác định R bình phương = 0” tức là mô hình hồi quy phù hợp. Như vậy mô hình hồi quy thu được rất tốt, các biến độc lập giải thích được khá lớn sự thay đổi của biến phụ thuộc “quyết định mua”.

2.2.8. Xem xét tự tương quan


Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Dựa vào kết quả thực hiện phân tích hồi quy cho thấy, giá trị Durbin – Watson là 2.065 thuộc trong khoảng chấp nhận (1.6 đến 2.6). Vậy có thể kết luận là mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

2.2.9. Xem xét đa cộng tuyến


Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) lớn hơn hay bằng 10.

Từ hết quả phân tích hồi quy ở trên, ta có thể thấy rằng giá trị VIF của mô hình nằm trong khoản 1.053 đến 1.531, nên nghiên cứu kết luận rằng mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

2.2.10.Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư


Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích. Vì vậy chúng ta phải tiến hành kiểm định phân phối chuẩn của phần dư để xem xét sự phù hợp của mô hình đưa ra.


Từ biểu đồ trích từ kết quả phân tích hồi quy, ta có thể thấy rằng phần dư tuân theo

phân phối chuẩn. Với giá trị Mean xấp xỉ -1.35E-15 và giá trị Std.Dev gần bằng 1 (0.979).


Biểu đồ 2 1 Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa Nguồn Kết 1

Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)


2.2.11. Kiểm định sự khác biệt trong quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park

2.2.11.1 Kiểm định Mann-Whitney


Kiểm định Mann-Whitney được dùng để kiểm định các giả thiết về 2 mẫu độc lập không có phân phối. Tiến hành kiểm định Mann-Whitney để kiểm tra xem có sự khác biệt nào hay không về giới tính đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park.

Giả thuyết:

+ H0: Không có sự khác biệt về quyết định mua của khách hàng theo giới tính.

+ H1: Có sự khác biệt về quyết định mua của khách hàng theo giới tính. Với độ tin cậy sử dụng trong các kiểm định là α = 0.05

+ Nếu Sig. ≥ 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1.


+ Nếu Sig. < 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0.

Bảng 2. 19 Kết quả kiểm định Mann-Whitney



Quyết định mua

Mann-Whitney U

1607.500

Wilcoxon W

3752.500

Z

-0.962

Asymp. Sig. (2-tailed)

0.336

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Theo kết quả phân tích về quyết định mua của khách hàng theo giới tính, giá trị Sig.= 0.336 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H1, tức là quyết định mua của khách đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park không có sự khác nhau theo giới tính.

2.2.11.2 Kiểm định Kruskall-Wallis


Kiểm định Kruskall-Wallis được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của một biến phụ thuộc về phân phối giữa ba (hoặc nhiều hơn ba) nhóm của biến độc lập, nhưng không yêu cầu biến phụ thuộc phải có phân phối chuẩn. Trong đề tài này tiến hành kiểm định Krushall-Wallis để kiểm tra xem có sự khác biệt nào hay không về độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm của công ty TNHH MTV Nội thất Wood Park.

Giả thuyết:

+ H0: Không có sự khác biệt giữa các đối tượng khách hàng về quyết định mua trung bình.

+ H1: Có sự khác biệt giữa các đối tượng khách hàng về quyết định mua trung bình. Với độ tin cậy sử dụng trong các kiểm định là α = 0.05

+ Nếu Sig. ≥ 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1.

+ Nếu Sig. < 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0.

Bảng 2. 20 Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis


Tiêu thức


Quyết định mua



Độ tuổi

Chi-Square

0.382

df

3

Asymp. Sig.

0.944


Nghề nghiệp

Chi-Square

8.588

df

5

Asymp. Sig.

0.127


Thu nhập

Chi-Square

1.268

df

3

Asymp. Sig.

0.737

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)


Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm nội thất của khách

hàng theo độ tuổi


H2: Quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood

Park khác nhau theo độ tuổi.


Theo kết quả kiểm định Kruskall-Wallis về quyết định mua của khách hàng theo độ tuổi, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.944 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H2, tức là quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park là không có sự khác nhau theo độ tuổi.

Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm nội thất của khách hàng theo nghề nghiệp

H3: Quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park khác nhau theo nghề nghiệp.


Theo kết quả kiểm định Kruskall-Wallis về quyết định mua của khách hàng theo nghề nghiệp, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.127 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H3, tức là quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park là không có sự khác nhau theo nghề nghiệp.

Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm nội thất của khách hàng theo thu nhập

H4: Quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park khác nhau theo thu nhập.

Theo kết quả kiểm định Kruskall-Wallis về quyết định mua của khách hàng theo thu nhập, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.737 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H4, tức là quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm nội thất của công ty Wood Park là không có sự khác nhau theo thu nhập.


2.2.12.Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ản hưởng đến quyết định mua sản phẩm nội thất tại công ty Nội Thất Wood Park

Sau khi xác định được các nhân tố thực sự có tác động đến quyết định mua của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của có, ta tiến hành phân tích đánh giá của khách hàng đối với từng nhóm nhân tố này thông qua kết quả điều tra phỏng vấn mà nghiên cứu đã thu thập từ trước.

Bảng hỏi nghiên cứu thang đo Likert với 5 mức độ, được chú thích với khách

hàng như sau:


1

2

3

4

5

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất đồng ý


2.2.12.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Thương Hiệu


Khi khảo sát khách hàng về vấn đề Thương Hiệu của công ty nội thất Wood Park, ta thu được kết quả như sau:

Bảng 2. 21: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Thương hiệu



Tiêu chí

Mức độ đồng ý(%)


Giá trị trung bình

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung lập


Đồng ý

Rất đồng ý

THUONGHIEU1

-

-

2.5

46.7

50.8

4.48

THUONGHIEU2

-

0.8

15.0

72.5

11.7

3.95

THUONGHIEU3

-

9.2

33.3

50.8

6.7

3.55

THUONGHIEU4

-

-

22.5

51.7

25.8

4.03

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Qua kết quả điều tra phỏng vấn, giá trị trung bình của nhân tố “Thương hiệu” có giá trị là 4.0025 cho thấy mức độ đồng ý của khách hàng khá cao về nhận định yếu tố thương hiệu có tác động đến quyết định mua sản phẩm nội thất tại công ty Nội Thất Wood Park. Cụ thể:

- Biến quan sát “Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến – THUONGHIEU1” nhận được 61 lượt đánh giá ở mức rất đồng ý (50.8%), 56 lượt ở mức độ đồng ý (46.7%), 3 lượt ở mức trung lập (2.5%). Giá trị trung bình của biến đạt 4.48, trên mức đồng ý. Điều này chứng tỏ phần lớn khách đều đồng tình với nhận định mà nghiên cứu đặt ra, cho rằng thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến.

- Biến quan sát “Thương hiệu của công ty có uy tín trên thị trường – THUONGHIEU2” đã nhận được 87 lượt đánh giá ở mức độ đồng ý (72.5%), 14 lượt ở mức độ rất đồng ý (11.7%), 18 lượt đánh giá ở mức trung lập (15.0%) và chỉ có 1 lượt đánh giá là không đồng ý (0.8%). Giá trị trung bình của biến là 3.95, xấp xỉ giá trị 4 (mức động đồng ý). Kết quả này cho thấy lượng khách


hàng đồng ý với nhận định: thương hiệu của công ty có uy tín trên thị trường là cao.

- Biến quan sát “ Anh chị an tâm khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty – THUONGHIEU3” đã nhận được 61 lượt đánh giá ở mức độ đồng ý (50.8%), 8 lượt ở mức độ rất đồng ý (6.7%), 40 lượt đánh giá ở mức độ trung lập (33.3%) và 11 lượt ở mức độ không đồng ý (9.2%). Giá trị trung bình của biến đạt 3.55, nhỏ hơn mức độ đồng ý (4.0025). Kết quả này cho thấy lượng khách hàng đồng ý với nhận định của nghiên cứu là chưa thực sự đông, có thể là do công ty chỉ mới hoạt động trong gần 4 năm nên việc tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty là chưa thực sự lớn.

- Biến quan sát “Thương hiệu Wood Park là thương hiệu tôi nghĩ đến đầu tiền khi có ý định mua sản phẩm đồ nội thất – THUONGHIEU4” nhận được 62 lượt đánh giá ở mức độ đồng ý (51.7%), 31 lượt đánh ở mức rất đồng ý (25.8%) và ở mức trung lập có 27 lượt đánh giá (22.5%). Giá trị trung bình của biến này là 4.03, lớn hơn mức độ đồng ý, chứng tỏ đa số khách hàng đều đồng ý với nhận định trên, nhận định là thương hiệu nghĩ đến đầu tiền khi mua sản phẩm.


2.2.12.2. Đánh giá của khách hàng về nhóm Giá cả

Bảng 2. 22: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả


Tiêu chí

Mức độ đồng ý(%)


Giá trị trung bình

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý


Trung lập


Đồng ý

Rất đồng ý

GIACA1

1.7

1.7

8.3

60.0

28.3

4.12

GIACA 2

0.8

4.2

20.0

61.7

13.3

3.83

GIACA 3

5.0

16.7

56.7

21.7

-

3.95

GIACA 4

0.8

2.5

37.5

53.3

5.8

3.61

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Dựa vào kết quả phân tích, ta có thể nhận thấy rằng khách hàng đánh giá khá tốt về giá cả sản phẩm mà công ty Wood Park đưa ra. Giá trị trung bình của nhân tố “Giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022