Trình Độ Học Vấn Của Người Quản Lý Dnnvv Được Khảo Sát Trong Năm 2014


để làm nhà xưởng, kho bãi vì vậy họ có xu hướng chọn các quận huyện xa trung tâm TP.HCM nhằm giảm chi phí thuê mặt bằng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ lại cần những mặt bằng gần các trung tâm, đông dân cư để thuận lợi cho việc kinh doanh, giới thiệu sản phẩm do đó họ có xu hướng chọn các quận trung tâm TP.HCM.

2.4.2.4 Thông tin về người quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.10 Trình độ học vấn của người quản lý DNNVV được khảo sát trong năm 2014


Trình độ học vấn

Số doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

Trên đại học

12

7.19

Đại học, cao đẳng

70

41.91

Trung cấp chuyên nghiệp

26

15.57

THPT, THCS

34

20.35

Khác

29

24.98

Tổng

167

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 8

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát

Theo số liệu thống kê cho thấy, người quản lý điều hành của các DNNVV được khảo sát có trình độ học vấn tương đối thấp. Số doanh nghiệp có người quản lý tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chiếm 49.1% trong tổng số 167 DNNVV được khảo sát, trong đó trình độ thạc sĩ, tiến sĩ rất khiêm tốn chỉ chiếm 7.19%. Kết quả khảo sát này tương đối phù hợp với kết quả thống kê của Ths. Vũ Hoàng Mạnh Trung được đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 – 2014 chỉ ra rằng năm 2012 có tới 55.63% số người quản lý DNNVV tại Việt Nam có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43.4% người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam


Theo kết quả khảo sát, thời gian làm quản lý của người quản lý điều hành doanh nghiệp trung bình là 8.4 năm, so với tuổi trung bình của doanh nghiệp (7.34 năm) thì lớn hơn. Điều này chứng tỏ các DNNVV được khảo sát phần lớn là được thành lập mới hơn là được thừa kế.

2.4.2.5 Một số thông tin về tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV được khảo sát trong năm 2014


Chỉ tiêu

ĐVT

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tổng tài sản

Triệu đồng

600

95,000

12,317

1.7497E1

Tỷ suất lợi nhuận

%

0

60

14.04

1.1509E1

Tỷ số nợ

%

0

80

33.88

2.3267E1

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát

Theo bảng 2.10, thì các DNNVV được khảo sát có tổng tài sản trung bình 12,317 triệu đồng (DN có tổng tài sản lớn nhất là 98,000 triệu đồng, nhỏ nhất là 600 triệu đồng). Tuy nhiên độ lệch chuẩn thấp cho thấy sự chênh lệch không nhiều trong tổng giá trị tài sản giữa các DNNVV trên địa bàn được khảo sát. Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trung bình đạt 14.04% là tương đối tốt so với mặt bằng chung của nền kinh tế chứng tỏ các DNNVV tại TP.HCM hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả.

Tỷ số nợ trung bình của các DNNVV tại TP.HCM là 33.88%. Điều này có thể cho thấy rằng các DNNVV tại TP.HCM hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu, ít phụ thuộc vào việc vay mượn, điều này tuy làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kinh doanh, khả năng tự chủ tài chính cao nhưng phần nào cũng cho thấy rằng các DNNVV tại TP.HCM chưa thực sự nhìn thấy và tận dụng được những lợi ích của việc vay nợ để kinh doanh, đặc biệt là “tấm chắn thuế”.


2.4.2.6 Tình hình tiếp cận vốn Eximbank địa bàn TP.HCM của các DNNVV được khảo sát

Bảng 2.12 Tỷ lệ DNNVV đã từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM từ năm 2011 đến nay



Số doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

Đã từng hoặc đang vay

68

40.7

Chưa từng được vay

99

59.3

Tổng

167

100.00

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát

Theo bảng 2.11, thì có 68 trong 167 doanh nghiệp đã từng ít nhất một lần vay được vốn Eximbank trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay chiếm tỷ lệ 40.7% trong tổng số DNNVV được khảo sát. Trong khi đó có đến 99 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 59.3%) chưa từng được vay vốn tại Eximbank (đây đều là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Eximbank (đã từng làm hồ sơ vay vốn) nhưng không vay được, mà không xét đến các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM).

Như vậy kết quả khảo sát cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM của các DNNVV còn khiêm tốn, chỉ một phần doanh nghiệp được tài trợ vốn ngân hàng, trong khi một phần lớn doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu nhưng vẫn không được Eximbank địa bàn TP.HCM cho vay dù chỉ một lần trong suốt ba năm qua.

Khi được hỏi về các khó khăn, trở ngại khi tiếp cận vốn của Eximbank địa bàn TP.HCM , các doanh nghiệp đều trả khá đầy đủ và chi tiết. Cụ thể như sau:

Bảng 2.13 Những khó khăn trở ngại khi DNNVV tiếp cận vốn của Eximbank địa bàn TP.HCM


Những khó khăn trở ngại

Số doanh nghiệp

Tỷ lệ

Lãi suất cao

132

19.04


Không có tài sản đảm bảo/Tài sản đảm bảo không đủ

153

91.62

Thủ tục phức tạp

66

39.52

Không có sổ sách kế toán theo quy định

67

40.12

Quy mô công ty nhỏ

142

85.03

Doanh thu, lợi nhuận thấp

57

34.13

Không có giao dịch với Eximbank

102

61.08

Nguồn: Kết quả thống kê từ số liệu khảo sát

Từ bảng 2.12 cho thấy theo đánh giá của các DNNVV được khảo sát thì các yếu tố chính gây ra những khó khăn trở tại khi tiếp cận vốn Eximbank chính là lãi suất cao, Không có tài sản đảm bảo/Tài sản đảm bảo không đủ, quy mô công ty nhỏ và không có giao dịch với Eximbank. Đây đều là những khó khăn chung của các DNNVV khi tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng.

2.4.3 Nghiên cứu định lượng

2.4.3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp về DNNVV được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện có chọn lọc (phi xác suất). Phương pháp này có điểm thuận tiện là gặp bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể chọn làm phần tử mẫu. Mỗi doanh nghiệp được phỏng vấn bằng một phiếu điều tra lập sẵn bao gồm một số thông tin chung về doanh nghiệp, về người quản lý doanh nghiệp, thông tin về số liệu tài chính và tình hình giao dịch, vay vốn của doanh nghiệp tại Eximbank.

Số liệu thứ cấp: Để việc phân tích được thấu đáo hơn, luận văn còn sử dụng số liệu thứ cấp và thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, Cục thống kê TP.HCM, Văn phòng khu vực TP.HCM của Eximbank.


Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Luận văn sử dụng mô hình Logit để đo lường khả năng vay vốn EximBank địa bàn TP.HCM của các DNNVV với dữ liệu là toàn bộ các DNNVV được khảo sát bao gồm tất cả các doanh nghiệp có vay và không có vay vốn Eximbank.

Doanh nghiệp có vay vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM là doanh nghiệp có vay được vốn tại Eximbank từ năm 2011 đến nay.

Một số doanh nghiệp không có vay vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM do không có nhu cầu vay, trong khi một số khác có nhu cầu nhưng không vay được bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong mô hình này, các doanh nghiệp không vay vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM chỉ bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Eximbank (đã từng làm hồ sơ vay vốn) nhưng không vay được, mà không xét đến các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn tại Eximbank địa bàn TP.HCM.

Dựa vào cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính nêu trên, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại EximBank địa bàn TP.HCM được đề xuất như sau:

Ln (Pi/(1-Pi)) = β0 + β1TUOI + β2NGANH + β3TRINHDO + β4TONGTS + β5TSLN + β6TYSONO + β7 QUANHE + ui

Pi = E(Y=1 Xi)

= Với biến phụ thuộc là Y 1 nếu DN vay được vốn Y 0 nếu DN không vay được 1

Với biến phụ thuộc là: Y = 1 nếu DN vay được vốn

Y = 0 nếu DN không vay được vốn

Với các biến độc lập là: Tuổi của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, trình độ học vấn của người quản lý, quy mô của doanh nghiệp, tài sản thế chấp, tỷ suất sinh lợi và mối quan hệ nghiệp vụ với Ngân hàng.

Diễn giải các biến độc lập kỳ vọng của mô hình


Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu khả năng vay vốn Eximbank địa bàn TP.HCM của DNNVV, khả năng vay vốn có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ở những mức độ khác nhau

Tuổi của doanh nghiệp (TUOI) được đo lường bằng số năm hoạt động của doanh nghiệp, được tính từ khi doanh nghiệp được cấp phép thành lập hoặc cấp phép đăng ký kinh doanh lần đầu. Tuổi của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng vay vốn. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thường tích lũy và quản lý nhiều tài nguyên hơn, có nhiều uy tín và kinh nghiệm kinh doanh hơn, do đó khả năng thất bại trong kinh doanh ít hơn. Vì vậy việc vay vốn Ngân hàng của các doanh nghiệp này nhìn chung sẽ dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập.

Ngành nghề kinh doanh (NGANH) là biến giả. Do mỗi doanh nghiệp trong mỗi lĩnh vực có nhu cầu về nguồn vốn hoạt động khác nhau, rủi ro khác nhau, khả năng sinh lời cũng khác nhau nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng là khác nhau. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng biến giả để phân biệt sự khác nhau này. Căn cứ vào sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và việc phân chia lĩnh vực kinh doanh trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Eximbank, đề tài chia các doanh nghiệp được khảo sát thành hai nhóm lĩnh vực là sản xuất – kinh doanh và thương mại – dịch vụ. Biến NGANH có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và có giá trị là 0 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Trình độ học vấn (TRINHDO) là biến giả thể hiện trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp. Biến TRINHDO sẽ mang giá trị 1 nếu người quản lý doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên (cao đẳng, đại học và trên đại học), và mang giá trị 0 trong các trường hợp còn lại (trung cấp, THPT và trình độ khác). Học vấn của người quản lý được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng vay vốn. Người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn càng cao thì khả năng quản lý, khả năng tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt hơn và am hiểu quy trình, thủ tục vay vốn của ngân hàng hơn. Đồng


thời, Người quản lý càng có trình độ cao thì càng tạo ra được uy tín với ngân hàng. Từ đó, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.

Tổng tài sản (TONGTS) là biến độc lập thể hiện bằng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Biến độc lập này bao gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… Tổng giá trị tài sản càng lớn thể hiện quy mô doanh nghiệp càng lớn. Biến TONGTS được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng vay vốn. Doanh nghiệp có tài sản lớn thường có nhiều cơ hội đầu tư hơn nên khả năng chi trả vốn vay sẽ cao, các doanh nghiệp này có nhu cầu cao về tín dụng và có thể dễ dàng tiếp cận cũng như được chấp thuận cho vay từ phía ngân hàng dễ dàng hơn.

Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận và doanh thu thuần của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi được kỳ vọng sẽ có mối tương quan thuận với khả năng vay vốn. Lợi nhuận càng cao thì nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng sẽ nhiều hơn, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Tỷ số nợ (TYSONO) là tỷ số giữa tổng số nợ phải trả so với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tàu sản của doanh nghiệp được kỳ vọng mang dấu âm vì khi nợ phải trả của doanh nghiệp càng nhiều thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, và do đó ngân hàng sẽ do dự hơn khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp .

Mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank (QUANHE) là biến giả thể hiện mối quan hệ nghiệp vụ giữa doanh nghiệp và Eximbank. Biến QUANHE sẽ nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp đã có phát sinh quan hệ nghiệp vụ với Eximbank khi đề nghị vay vốn. Theo quy định của Eximbank, khách hàng được tính là có mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank khi khách hàng thuộc một trong các trường hợp sau: Khách hàng có tỷ trọng doanh số chuyển qua Eximbank hàng năm chiếm từ 31% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp trở lên, đã từng vay vốn tại Eximbank và quá trình thanh toán gốc và lãi đúng hạn trong vòng ba năm trở lại hoặc khách hàng có sử dụng các dịch vụ của Eximbank như


thanh toán tiền lương, thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C… với doanh số trung bình một năm từ 3 tỷ đồng trở lên. Biến QUANHE kỳ vọng mang giá trị dương vì khi doanh nghiệp có mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do doanh nghiệp đã phần nào thiết lập được uy tín với ngân hàng.

Qua việc giải thích các biến độc lập được sử dụng trong mô hình, kỳ vọng về dấu các biến giải thích được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.14 Diễn giải các biến trong mô hình thực nghiệm


Tên Biến

Đơn vị tính

Dấu kỳ vọng

TUOI (tuổi của DN)

Số năm

+


NGANH (Ngành nghề của DN)

Biến giả, NGANH =1 nếu là sản xuất kinh doanh, =0 nếu là thương mại dịch vụ


+


TRINHDO (trình độ của người quản lý)

Biến giả, TRINHDO = 1 nếu có trình độ từ cao đẳng trở lên, = 0 nếu trường hợp khác


+

TONGTS (Tổng tài sản của DN)

Triệu đồng

+

TSLN (tỷ suất lợi nhuận của DN)

Thập phân

+

TYSONO (tỷ số nợ)

Thập phân

-


QUANHE (mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank)

Biến giả, QUANHE = 1 nếu có mối quan hệ nghiệp vụ trước với Eximbank,

= 0 nếu không có


+

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024