Một Số Kiến Nghị Đối Với Khả Năng Vay Vốn Của Các Dnnvv Tại Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm


Vay được vốn


6


225


97.4

Overall Percentage


95.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 10

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra, ước lượng mô hình bằng SPSS 16 Qua bảng 4.9 cho thấy, trong 149 DNNVV không vay được vốn thì mô hình dự

báo chính xác 139 doanh nghiệp, tỷ lệ đúng là 93,3%. Còn với 231 DNNVV vay được

vốn, mô hình dự báo chính xác 225 doanh nghiệp, tỷ lệ đúng là 97,4%. Như vậy tỷ lệ dự báo đúng của toàn mô hình là 95,8%.

Từ những kết quả trên chứng tỏ rằng mô hình tổng quát của bài nghiên cứu phù hợp trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM.

Kết luận chương 4‌

Trong chương 4, tác giả trình bày tổng quát về mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM. Sau đó, tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Tiếp theo, ước lượng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM cũng được trình bày trong chương này. Kết quả ước lượng cho thấy rằng ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn của người điều hảnh trực tiếp doanh nghiệp, phương án kinh doanh, mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Một số nhân tố khác như số năm hoạt động của doanh nghiệp, tổng tài sản, doanh thu thuần, khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ‌‌

5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN :

Với mẫu gồm 380 DNNNV nộp đơn xin vay vốn tại Eximbank khu vực TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logit tác giả đã phát hiện được ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn của người điều hảnh trực tiếp doanh nghiệp, phương án kinh doanh, mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Một số nhân tố khác như số năm hoạt động của doanh nghiệp, tổng tài sản, doanh thu thuần, khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Cũng giống như một số bài nghiên cứu khác đã được thực hiện trước đó, một số nhân tố được phát hiện trong bài nghiên cứu này như nhân tố ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn của người điều hành trực tiếp doanh nghiệp và mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank đều đã được một số tác giả như Nguyễn Minh Phục (2011), Tống Văn Thắng (2008), Nguyễn Quốc Nghi (2010), Hạ Thị Thiều Dao và các cộng sự (2012), Trương Quang Thông (2009) phát hiện trong các bài nghiên cứu có liên quan.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của bài nghiên cứu này so với các bài nghiên cứu trước đây của các tác giả vừa kể trên là bài nghiên cứu đã phát hiện thêm được hai nhân tố mới phương án kinh doanh của doanh nghiệp và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Hai nhân tố mới này trước đây chưa từng được các tác giả trên đề cập đến trong các nghiên cứu trước. Đây cũng chính là điểm đóng góp mới của đề tài.

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Qua những phân tích kết quả hồi quy ta nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM. Nhằm


góp phần giúp cho các DNNVV ở TP.HCM có thể khắc phục được những khó khăn, trở ngại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại Eximbank, trong phần này tác giả đưa ra các kiến nghị như sau

5.2.1 Đối với các DNNVV‌‌

5.2.1.1 Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp :

Kết quả hồi quy cho thấy ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp tại Eximbank. Do đó, việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ tất nhiên ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được của doanh nghiệp. Mặc dù, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh nào để khởi nghiệp là tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn, thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên nếu được thì doanh nghiệp nên chọn những ngành nghề liên quan đến sản xuất kinh doanh nhiều hơn là ngành thương mại dịch vụ nhằm tăng khả năng vay được vốn ngân hàng. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng đã phát hiện được rằng số năm hoạt động của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp, do đó khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ cần lưu ý đến việc lựa chọn những ngành nghề liên quan đến sản xuất kinh doanh mà không cần quan tâm đến liệu doanh nghiệp mới thành lập thì có được ngân hàng chấp thuận đơn xin vay vốn hay không.

5.2.1.2 Về trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc theo hướng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh trong nền kinh tế đã tăng lên rất nhiều so với trước đây, môi trường kinh doanh cũng biến đổi nhanh hơn và khó dự báo hơn. Để thành công trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thiết có một người quản lý doanh nghiệp có năng lực, có tầm nhìn dài hạn và đa năng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trình độ học vấn của người quản lý điều hành doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vay vốn Eximbank của DNNVV. Vì vậy,


việc nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV tại TP.HCM là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới và trong tương lai gần là thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, điều này mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng có nhiều thách thức cho người quản lý điều hành doanh nghiệp. Để có thể hội nhập được trong điều kiện này đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải có một trình độ học vấn và chuyên môn nhất định, đồng thời phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học tập thực tế thông qua báo đài, Internet, ... qua đó nắm bắt được thông tin về tình hình hoạt động của ngành nghề trong nước cũng như thế giới để có thể điều hành doanh nghiệp được tốt hơn.

Để nâng cao trình độ học vấn cho người quản lý điều hành DNNVV, cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Người quản lý DNNVV cần tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngành nghề do các chuyên gia huấn luyện; tham gia các tổ chức, hiệp hội liên quan để học tập thêm kinh nghiệm, các DNNVV cũng có thể liên kết với những tổ chức đào tạo như: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM, các khoa chuyên ngành của các trường đại học... để đăng ký học các khóa học phù hợp nhằm nâng cao trình độ học vấn cũng như gia tăng kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

5.2.1.3 Về mối quan hệ với Eximbank‌

Như đã phân tích, mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank là một nhân tố quan trọng tác động cùng chiều đến khả năng vay vốn Eximbank của các DNNVV. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, để tăng mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank thì doanh nghiệp cần chuyển mọi hoạt động thanh toán qua ngân hàng, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (như chi hộ lương, thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, nộp thuế điện tử qua Eximbank...), luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với ngân hàng trong quá trình vay vốn, tránh tình trạng thanh toán lãi vốn không đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. Bên cạnh đó, các DNNVV cần tận dụng công nghệ thông tin để quảng bá hình ảnh


của mình, lập trang web riêng tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp.

5.2.1.4 Về phương án kinh doanh của doanh nghiệp‌

Thông thường các Ngân hàng thường đánh giá các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo các mặt sau : Xem xét đánh giá sơ bộ về mục tiêu, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra, phương án tiêu thụ sản phẩm, qui mô, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh, thời gian thực hiện dự án; đánh giá tổng quan về sản phẩm như : giới thiệu về sản phẩm, nhu cầu trên thị trường, mức tiêu thụ gia tăng hàng năm; khả năng cung cấp của doanh nghiệp; thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao gồm : thị trường nội địa, thị trường nước ngoài; phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối bao gồm: phương thức phân phối, mạng lưới phân phối, chi phí thiết lập mạng lưới phân phối, phương thức bán hàng đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, dự phòng rủi ro; đánh giá phương diện tổ chức thực hiện như: trình độ kinh nghiệm đội ngũ bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, tay nghề đội ngũ lao động…

Do đó, các DNNVV cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể; từng DN cần lựa chọn những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành công. Dựa trên tiềm lực nội tại, thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp, ngành hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương và nhất là quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương về ngành nghề, loại hình, lao động, nguồn nguyên liệu sẵn có... để có chiến lược phát triển phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải tăng cường trình độ đội ngũ quản lý, hoạt động dịch vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc xây dựng các dự án, các phương án vay vốn khả thi, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.

Ngoài ra, DNNVV nên tham gia ít nhất vào một hiệp hội doanh nghiệp để có được sợ hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội, chẳng hạn như Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và


vừa, Hiệp hội ngành nghề. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng nhưng không đủ tài sản đảm bảo khoản vay thì Hiệp hội có thể dùng uy tín của mình đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra, việc tham gia vào các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm lập phương án kinh doanh từ các doanh nghiệp lớn.

5.2.1.5 Về tài sản đảm bảo của doanh nghiệp‌

Hiện nay có một thực trạng đáng suy nghĩ là có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có phương án kinh doanh khả thi nhưng lại không vay được vốn ngân hàng do không có hoặc không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay. Theo chia sẻ của một số ngân hàng thì do báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không được minh bạch, sổ sách kế toán không được thực hiện bài bản nên nhiều ngân hàng cho rằng, cho vay đối với khu vực này thường chịu chi phí và rủi ro cao. Điều này khiến ngân hàng buộc DNNVV phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về tài sản đảm bảo. Do đó, để giải quyết vấn đề này thì bản thân doanh nghiệp phải tăng cường tìm kiếm các đối tác đầu ra là các tập đoàn, công ty có quy mô lớn tại Việt Nam nhằm nâng cao vị thế doanh nghiệp trong mắt các ngân hàng. Bên cạnh hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản ( bất động sản, động sản) thì các ngân hàng hiện nay đều có các chính sách cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện. Một hình thức cho vay tín chấp mà các ngân hàng hiện nay thường áp dụng đó là yêu cầu doanh nghiệp thế chấp các khoản phải thu, một dạng tín chấp bằng dòng tiền. Muốn vậy, các đối tác đầu ra của doanh nghiệp phải là các tập đoàn, công ty có quy mô tầm cỡ tại Việt Nam như Vinamilk, EVN, HAGL, Vincom Group… nhằm đảm bảo ngân hàng thẩm định được khả năng thanh toán của đối tác đầu ra của doanh nghiệp. Lúc đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có cơ hội hy vọng ngân hàng tài trợ vốn cho mình mà không cần yêu cầu bổ sung thêm tài sản đảm bảo.

5.2.1.6 Về lịch sử trả nợ của doanh nghiệp


Kết quả hồi quy cho thấy, lịch sử trả nợ của doanh nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Thông thường, các chính sách cho vay hiện nay của hầu hết các ngân hàng là khi xét duyệt một hồ sơ vay vốn do doanh nghiệp cung cấp thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp đó không được phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên trong vòng 12 đến 24 tháng tính từ thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn trở về trước. Theo ý kiến của các ngân hàng, lịch sử trả nợ của doanh nghiệp phần nào phản ánh uy tín trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ quá hạn thì rất có thể điều đó sẽ được lặp lại trong tương lai, đặc biệt trong một môi trường mà người vay ở Việt Nam có tâm lý xù nợ rất cao ( Vũ Đức Long, 2015). Do đó, việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn gốc, lãi của các khoản vay trước đó đối với các doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý chi phí hiệu quả nhằm tạo ra dòng tiền tốt đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Có như vậy, khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn thì khả năng được ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn sẽ cao hơn. Tránh tuyệt đối trường hợp doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và tài sản đảm bảo tốt nhưng lại bị ngân hàng từ chối cho vay chỉ vì lý do là doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ quá hạn trong quá khứ.‌

5.2.2 Đối với Eximbank‌‌

5.2.2.1 Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng

Kết quả khảo sát cho thấy, rào cản lớn nhất làm cho các DNNVV tại TP.HCM khó tiếp cận vốn vay của Eximbank chính là do điều kiện tài sản thế chấp. Với quy mô còn hạn chế, các DNNVV không có hoặc có rất ít tài sản đảm bảo để vay vốn, về hình thức tín chấp thì hầu như không thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định,... Vì vậy, việc đổi mới cơ chế về thế chấp, tín chấp để vay vốn ngân hàng cho phù hợp với điều kiện của DNNVV là thật sự cần thiết để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của Eximbank. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước dẫn đến nhiều


doanh nghiệp không thanh toán được nợ cho ngân hàng trong thời gian gần đây thì việc cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều không hề dễ dàng. Việc cho vay tín chấp chỉ có thể thực hiện với những doanh nghiệp có doanh thu đều đặn, có một số khoản phải thu phát sinh từ các doanh nghiệp, đối tác lớn. Ngoài ra, các DNNNV còn phải cam kết chuyển toàn bộ doanh thu qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, đa phần các DNNVV hiện nay doanh thu bấp bênh, khó kiểm soát nguồn tiền mà phương án kinh doanh lại không rõ ràng mà muốn áp dụng cho vay tín chấp thì gần như là đánh đố ngân hàng.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Eximbank không thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay theo hình thức tín chấp. Trong quá trình nghiên cứu các sản phẩm, chính sách cho DNNVVV vay tín chấp hoàn toàn thì Eximbank có thể thực hiện cho vay thế chấp kết hợp với cho vay tín chấp một phần. Ví dụ có thể kết hợp theo tỷ lệ 70 – 30 ( 70% dư nợ của DNNNV được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao và 30% dư nợ còn lại của DNNNV là tín chấp bằng khoản phải thu hoặc được đảm bảo bằng các tài sản có tính thanh khoản thấp và khó quản lý hơn như hàng hóa tồn kho, máy móc, dây chuyền thiết bị…). Để làm được điều này, Eximbank cần phải thẩm định kỹ phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường nắm bắt thông tin, theo dõi giám sát hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên hơn, kiểm tra định kỳ/đột xuất hiện trạng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Eximbank cũng có thể liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín dụng, Quỹ phát triển DNNNV và các tổ chức tài chính tín dụng khác như Hội doanh nhân trẻ TP.HCM, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM trong việc cho vay các DNNVV chưa đủ điều kiện vay theo quy chế ngân hàng. Các Hội, Hiệp hội và tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNNVV, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn Eximbank đối với DNNVV.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí