Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 11


5.2.2.2 Về trình độ của đội ngũ CBNV trực tiếp thực hiện thẩm định DNNVV‌


Các DNNVV hiện nay đang hoạt động trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Do đó, để có thể hiểu hết được đặc thù riêng và các chính sách liên quan của cơ quan nhà nước dành riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mà các DNNNV đang tham gia là điều không hề dễ dàng đối với các cán bộ tín dụng thực hiện công tác thẩm định trực tiếp khoản vay của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến việc xem xét liệu phương án kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không. Tuy nhiên, có một thực tế là cán bộ tín dụng thường đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp đa phần dựa trên ý kiến chủ quan của mình mà không có thông tin về việc ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có được khuyến khích phát triển trong trung và dài hạn hay không, mức độ đón nhận sản phẩm của doanh nghiệp của thị trường trong hiện tại và tương lai như thế nào là câu hỏi không dễ có câu trả lời nếu chúng ta không có những nghiên cứu định lượng cụ thể. Khi đó, rất có thể dẫn tới những quyết định sai lầm như tài trợ vốn cho những phương án chưa mang tính khả thi cao trong thực tế và ngược lại không tài trợ vốn cho những phương án kinh doanh khả thi. Do đó, việc thành lập một bộ phận kinh doanh của ngân hàng chuyên trách phục vụ khu vực DNNVV để có điều kiện đi sâu nghiên cứu hiểu rõ các ngành nghề, lĩnh vực các doanh nghiệp đang hoạt động và có chính sách tín dụng phù hợp với các DNNVV là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, phối hợp với bộ phận chuyên trách này sẽ là các phòng ban Hội sở có liên quan. Các phòng ban tại Hội sở sẽ tiến hành nghiên cứu các chính sách, định hướng ngành của Nhà nước cũng như thực hiện các nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ cạnh tranh của thị trường đối với một số hàng hóa, sản phẩm mà các DNNVV đang tham gia sản xuất, phân phối. Sự phối hợp này sẽ giúp cho bộ phân chuyên trách đánh giá phương án kinh doanh của các DNNNV được nhanh chóng và chính xác hơn, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ, nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNNV.


5.2.3 Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền‌

5.2.3.1 Thành lập tổ chức tài chính chuyên doanh cho DNNVV‌

Các nghiên cứu và khảo sát gần đây tại nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù ở các mức độ phát triển kinh tế khác nhau, với sự khác nhau về phát triển hạ tầng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhưng đều thực thi các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm mục đích phát triển dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Các giải pháp này được thực hiện thông qua các thể chế chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho các DNNVV. Trước hết, đó là việc thành lập các thể chế, các ngân hàng chuyên phục vụ cho các DNNVV hoặc có thể là một bộ phận chuyên trách của các ngân hàng. Các thể chế này có thể là các ngân hàng, các quỹ hoặc dưới các hình thức khác. Mặc dù, trong thời gian qua NHNN đã khuyến khích các ngân hàng thương mại dành một tỉ lệ nhất định nguồn tài chính để phục vụ cho các DNNVV, tuy nhiên, bản thân các ngân hàng cũng là các doanh nghiệp nên việc xem xét tính hiệu quả của chiến lược trên sẽ tùy thuộc vào việc đánh giá và nhận định của mỗi ngân hàng và như vậy thì không có gì đảm bảo rằng một phần nguồn tài chính như đã định trước của các ngân hàng sẽ được dành cho các DNNVV. Chính vì lẽ đó luôn luôn cần có các thể chế (có thể có sự tham gia của Nhà nước - toàn bộ hoặc một phần) để chuyên phục vụ cho các DNNVV.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các mối liên kết giữa các DNNVV với các bên liên quan như các tổ chức hỗ trợ, các hiệp hội ngành nghề, các đối tác-bạn hàng, hợp tác công - tư, hợp tác trong nước - nước ngoài… cũng là một nhiệm vụ được các ngân hàng này đặt lên hàng đầu nhằm mục đích hỗ trợ các DNNVV phát triển. Các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ các DNNVV có thể kéo dài trước và sau khi phê duyệt các khoản vay. Các hỗ trợ và dịch vụ trước khi phê duyệt khoản vay bao gồm : hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động chung; đào tạo lập phương án kinh doanh; giới thiệu các qui trình tiếp cận vay vốn và dịch vụ ngân hàng. Các hỗ trợ và dịch vụ sau khi phê duyệt khoản vay bao gồm : dịch vụ tư vấn kinh doanh; dịch vụ phân tích hoạt động của doanh nghiệp; dịch vụ tiếp thị; các dịch vụ liên quan khác: đào tạo về sở hữu trí tuệ, thuế, quản


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

lý tài chính, hệ thống kế toán, phát triển sản phẩm, phân phối…


Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 11

5.2.3.2 Nhanh chóng đưa quỹ hỗ trợ DNNVV sớm đi vào hoạt động


Tính đến tháng 06/2015, khoảng 97% trong tổng số trên 800.000 doanh nghiệp trên cả nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), riêng TP. Hồ Chí Minh có gần

152.000 doanh nghiệp. Bên cạnh các ngân hàng tham gia tích cực vào việc hỗ trợ vốn cho các DNNN, chính phủ cũng đã thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước như quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, qua đó góp phần giải quyết bài toán về vốn cho doanh nghiệp.

Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tp.HCM đã ký 121 hợp đồng bảo lãnh DN với tổng giá trị 871,27 tỉ đồng, số dư bảo lãnh tính đến tháng 06/2015 là 241,82 tỉ đồng (bằng 1,04 lần vốn điều lệ), tạo điều kiện cho DN tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng với tổng hạn mức là 1.457,54 tỉ đồng, trong đó có 59 hợp đồng ký mới và 62 hợp đồng ký tiếp với khách hàng cũ.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số mà quỹ bảo lãnh tín dụng DNNNV đưa ra thì chừng đó hạn mức bảo lãnh là khá nhỏ bé so với hàng trăm nghìn DNNVV đang hoạt động tại Tp.HCM. Do đó, quỹ hỗ trợ DNNVV nhiều lần được nhắc đến với mong muốn sớm kiện toàn bộ máy, khung pháp lý, các văn bản điều hành để đưa quỹ sớm đi vào hoạt động. Tháng 10 năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Theo đó, vốn điều lệ sẽ do ngân sách Nhà nước cấp 2.000 tỷ đồng. Quỹ hoạt động theo mô hình tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Do đó, việc sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009- NĐ-CP tạo nguồn vốn đề ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các DNNVV hiện nay là rất cần thiết, quỹ sẽ cùng với quỹ phát triển DNNNV và quỹ bảo lãnh DNNNV mang đến nhiều lợi ích thiết thực hơn cho các DNNNV.


5.2.3.3 Hỗ trợ về thông tin, công tác đào tạo cho các DNNNV‌

Thông qua cổng thông tin điện tử của TP.HCM cần cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình giúp đỡ phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phối hợp cùng với các Ban, ngành Đoàn thể tại địa phương và các quỹ, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong việc lập phương án kinh doanh vay vốn Ngân hàng. Phổ biến, tập huấn cho các doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn thách thức trong việc gia nhập WTO và TPP để các doanh nghiệp hiểu và chủ động ứng phó, cũng như nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh.


5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI‌


Đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV tại khu vực TP.HCM của một ngân hàng cụ thể, do vậy kết quả nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chính sách và quy trình tín dụng của Ngân hàng này là rất lớn. Ngoài ra, do bài nghiên cứu chỉ được thực hiện tại Tp.HCM nên kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch nếu nghiên cứu được thực hiện trên quy mô toàn hệ thống của Eximbank.

Bên cạnh đó, bài viết chưa sử dụng các biến thuộc yếu tố khách quan như môi trường kinh doanh và pháp lý, tình hình nền kinh tế… trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV.

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO‌

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kiến nghị một số hướng nghiên cứu trong tương lai như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng cho toàn hệ thống Eximbank, qua đó có những đề xuất phù hợp cho tương lai.


Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm các biến thuộc yếu tố môi trường kinh doanh, chính sách vĩ mô của chính phủ và pháp lý đặc thù của doanh nghiệp để xác định mức độ tác động đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.

Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời so sánh kết quả tại các ngân hàng Việt Nam qua đó xác định những điểm cần cải tiến của các ngân hàng Việt Nam.

Kết luận chương 5

Trong chương này, luận văn đã điểm lại kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu đồng thời so sánh kết quả với một vài nghiên cứu trước đó đã được thực hiện tại Việt Nam nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các nghiên cứu. Ngoài ra, trong chương này luận văn còn đưa ra các giải pháp đối với các DNNVV, giải pháp đối với Eximbank địa bàn TP.HCM, đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM.


KẾT LUẬN‌

Trong thời gian qua quan hệ tín dụng giữa các DNNVV với các ngân hàng thương mại nói chung và Eximbank nói riêng đã có những bước phát triển. Tuy nhiên tốc độ còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trong bài nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về DNNVV, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và đi sâu nghiên cứu vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM. Trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính kết hợp phân tích định lượng, bài nghiên cứu đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV, qua đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM chịu ảnh hưởng của các yếu tố như ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo, trình độ học vấn của người quản lý, phương án kinh doanh, mối quan hệ nghiệp vụ với Eximbank và lịch sử trả nợ của doanh nghiệp. Một số nhân tố khác như số năm hoạt động của doanh nghiệp, tổng tài sản, doanh thu thuần, khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra các giải pháp đối với các DNNVV, giải pháp đối với Eximbank địa bàn TP.HCM, đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM. Tác giả cũng hy vọng luận văn này sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV tại Eximbank nói riêng và các NHTM tại TP.HCM nói chung.


Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô cùng các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Apec, 1998. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Hồ Sỹ Hùng, 2007. Mô hình một cửa - Giải pháp cải cách hành chính hiệu quả cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tạp chí Thông tin và Dự báo, số 22, trang 38-41.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp.HCM : NXB Hồng Đức.

4. K.Balasingam, 2015. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015

<http://ndh.vn/70-doanh-nghiep-vua-va-nho-kho-tiep-can-von-ngan-hang-20141118031217191p4c149.news> .[ Ngày truy cập : 12 tháng 07 năm 2015].

5. Lê Xuân Bá, 2007. DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.

6. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

7. Lưu Đình Chinh, 2015. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập

<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=32429&print=true>. [ Ngày truy cập : 12 tháng 07 năm 2015 ].

8. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013, 2014.

9. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

10. Nguyễn Minh Phục, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí