Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - 10


xuống thì khả năng đánh giá khách hàng thấp hơn. Kết quả này được lý giải là do đối với những cán bộ mới thì đòi hỏi sự chặt chẽ, nghiêm khắc và thận trọng trong quá trình thẩm định hơn bên cạnh đó cán bộ mới được phân công quản lý khách hàng không nhiều so với cán bộ thẩm định cũ.

5.2 Kiến nghị:

Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Vietinbank, luận văn đưa ra một số kiến nghị dựa trên mô hình nhằm hạn chế khả năng trả nợ không đúng hạn của KHCN:

Đối với yếu tố kích cỡ khoản vay, cần thận trọng đối với các khoản vay lớn hoặc các khoản vay tăng hạn mức cho khách hàng thông qua xem xét nguồn trả nợ, mục đích vay của khách hàng một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, tại một số chi nhánh do áp lực chỉ tiêu ngày càng cao nên thường cấp nhiều hơn hạn mức của khách hàng đề nghị cấp hoặc cho vay sai mục đích sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần tư vấn kỹ và lựa chọn gói sản phẩm phù hợp cho khách hàng để tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho khách hàng.

Đối với các khoản vay trả gốc và lãi định kỳ thì thời hạn trả nợ càng dài thì khả năng trả nợ của khách hàng cao. Do đó, cán bộ thẩm định cần phải phân tích, lập lịch trả nợ sao cho thời hạn vay phù hợp với thu nhập của khách hàng. Đồng thời, cần đánh giá, giám sát thêm thông tin về công việc của khách hàng, mức độ ổn định của thu nhập nhằm khi phát hiện thu nhập của khách hàng giảm hay định kỳ trả nợ cho khách hàng không phù hợp thì có thể cơ cấu lại khoản vay cho hợp lý. Đồng thời, hiện nay tại Vietinbank đang áp dụng mức phí trả nợ trước hạn cho khách hàng khá cao và phí thu hồi lãi suất ưu đãi trong trường hợp khách hàng trả trước hạn. Điều này làm cho các khách hàng đắn đo với các kỳ hạn vay dài, bởi vì tâm lý của khách hàng vay không muốn bị áp lực trả nợ nên thường cố gắng trả sớm tuy nhiên việc trả sớm khiến cho khách hàng bị phạt phí cao và không còn được hưởng lãi suất ưu đãi. Do đó, ngân hàng cần cân nhắc xem xét phí phạt và mức thu hồi ưu đãi lãi suất một cách cạnh tranh để hỗ trợ khách hàng cũ đồng thời thu hút được khách hàng mới.


Đối với yếu tố lãi suất, một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Như đã trình bày, phát triển dịch vụ bán lẻ được Ngân hàng đặc biệt chú trọng và xem xét, để tìm kiếm và thu hút được khách hàng mới, các Ngân hàng đều đưa ra những chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng. Tuy nhiên, việc ưu đãi chỉ cho phép trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó thả nổi theo lãi suất thị trường. Điều này, dẫn đến tăng khoản nợ trả định kỳ của khách hàng nếu lãi suất thị trường tăng cao. Và trong thực tế việc tăng lãi suất khách hàng không biết rò nên khi thanh toán dễ dẫn đến rủi ro trả nợ không đúng hạn. Hiện nay, hệ thống SMS Banking – nhắc nợ khách hàng vay đều được ngân hàng đăng ký cho khách hàng khi vay vốn. Để thuận tiện cho khách hàng trong việc trả nợ và hạn chế công việc cho cán bộ quản lý khoản vay, khi có sự thay đổi lãi suất, các ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ SMS Banking để thông báo cho khách hàng, giúp cho khách hàng có sự chuẩn bị về mặt tài chính.

Về yếu tố tài sản thế chấp, với mục tiêu hướng tới an toàn, bền vững và hiệu quả. Định hướng của Vietinbank trong năm 2016 của Ban lãnh đạo Vietinbank là tăng cường tỷ lệ cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản thanh khoản tốt để hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ theo phương pháp định tính và tăng cường khả năng thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra do đó các khoản vay thế chấp được ngân hàng chú trọng tuy nhiên trong quá trình thẩm định tài sản, việc thẩm định dựa trên đánh giá chủ quan của cán bộ cho vay do đó hàm chứa nhiều rủi ro vì xét cho cùng, tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ cuối cùng cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Hiện nay, tại một số ngân hàng cổ phần có một bộ phận nhân viên thẩm định tài sản riêng được sắp xếp tại chi nhánh nhằm hỗ trợ trong quá trình thẩm định giá tài sản do đó đảm bảo sự khách quan trong quá trình thẩm định cho vay đồng thời các nhân viên được đào tạo kỹ càng về thẩm định giá, tình trạng pháp lý của tài sản,… do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể xem xét tăng cường các khoản vay không có tài sản đảm bảo với cán bộ công nhân viên của Vietinbank và các khoản vay tín chấp bởi vì khả năng trả nợ trễ hạn của các khoản vay khá thấp do các khoản vay tín chấp đã được bảo lãnh của các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

đoàn thể chính trị-xã hội bên cạnh đó việc trích nợ tự động từ tài khoản ATM đối với các khoản vay trên sẽ giúp cho Ngân hàng quản lý cũng như hạn chế rủi ro trả nợ không đúng hạn của khách hàng.

Về rủi ro tác nghiệp từ phía Ngân hàng, cụ thể là từ phía cán bộ thẩm định khách hàng. Hiện nay, thực tế tại các phòng giao dịch của Vietinbank do số lượng nhân viên còn hạn chế nên vị trí cán bộ thẩm định khách hàng kiêm nhiệm vị trí cán bộ quan hệ khách hàng nên dễ dẫn đến rủi ro trong quá trình thẩm định do áp lực chỉ tiêu vừa phải tìm kiếm khách hàng mới và tăng dư nợ của khách hàng nhưng cũng phải kiểm soát rủi ro trả nợ trễ hạn của khách hàng. Vì vậy, cần tách biệt hai vị trí trên để đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong quá trình thẩm định.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - 10

Bên cạnh đó, tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo. Mặc dù chất lượng đầu vào tuyển dụng của Vietinbank khá cao do chính sách đãi ngộ khá tốt cùng với thương hiệu mạnh nên thu hút được các nhân sự giỏi, có thâm niên nhiều năm tại các ngân hàng khác. Tuy nhiên, công tác đào tạo của Vietinbank còn mang nhiều lý thuyết, chủ yếu đào tạo từ xa, chưa có tính ứng dụng cao, công tác tái đào tạo nhân viên cũ không được chú trọng dẫn đến trình độ, kiến thức của nhân viên không được cập nhật và nâng cao.

Về rủi ro đạo đức của người vay, mặc dù nghiên cứu không tìm thấy sự tác động của biến lịch sự nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ tuy nhiên việc tra cứu thông tin quan hệ của khách hàng là điều kiện bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Tuy nhiên, quá trình trả nợ vay của khách hàng xảy ra trong thời gian dài do đó không đảm bảo đánh giá được toàn bộ sự uy tín của khách hàng. Mặc dù theo thông tư 02/2013 về phân loại nợ, việc tra cứu CIC đã giúp cho các ngân hàng phát hiện sớm rủi ro tín dụng tuy nhiên chỉ phát hiện khi khoản nợ đã thành nợ xấu do đó đối với KHCN vay vốn trong quá trình trả nợ gốc hoặc lãi, nếu có dấu hiệu đóng chậm hoặc trễ hạn thường xuyên từ 2 lần trở lên nhân viên tín dụng cần tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng hiện tại và thẩm định lại tình hình khoản vay của khách hàng nhằm phát hiện và xử lý ngay khoản vay có dấu hiệu rủi ro.


Cũng giống như biến rủi ro trong lịch sự nợ quá hạn của khách hàng, biến độ tuổi cũng là một yếu tố không tìm thấy sự tác động trong nghiên cứu tuy nhiên tại các ngân hàng, khi xét cho vay cũng hạn chế với độ tuổi quá lớn vì thu nhập của họ giảm và sử dụng vốn vay của họ hiệu quả không cao do đó khả năng trả nợ của khách hàng độ tuổi càng lớn thấp hơn so với các độ tuổi khác. Tương tự như biến độ tuổi, biến tình trạng hôn nhân cũng không tìm thấy sự tác động, tuy nhiên khi xem xét cho vay các khoản vay không có người đồng trả nợ thì rủi ro tín dụng dễ xảy ra cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay mất khả năng trả nợ do đó nghiên cứu đề xuất kiến nghị bắt buộc mua bảo hiểm phát an tín dụng đi kèm để giảm rủi ro khi khách hàng không trả được nợ vay và ngân hàng cũng không mất nhiều thời gian xử lý rủi ro bên cạnh đó việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm giúp ngân hàng tăng doanh thu phí bảo hiểm.

Mặc dù, nghiên cứu không tìm thấy tác động của biến tình trạng công việc đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Tuy nhiên, khi xem xét yếu tố này, cán bộ thẩm định cũng nên cân nhắc nguồn thu nhập của khách hàng khá ổn định và ý thức trách nhiệm của họ cũng khá cao do đó việc trả nợ trễ hạn có thể vì một vài yếu tố khách quan. Bên cạnh đó, đối với trình độ học vấn của các đối tượng khách hàng này, ngân hàng cũng có thể xem xét đến việc bán chéo nhiều sản phẩm khác như thẻ tín dụng, bảo hiểm, internet banking, thẻ ATM, visa,…nhằm tăng doanh thu phí và sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho ngân hàng.

Trên đây là những kiến nghị dựa trên kết quả phân tích với mục tiêu nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN, nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ cho vay. Đồng thời kiến nghị xây dựng chính sách tín dụng và những ứng xử, đánh giá phù hợp với đối tượng KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

5.3 Hạn chế của đề tài:

Trong nghiên cứu cũng còn những hạn chế như sau:


Số liệu được thu thập từ một số chi nhánh (CN Bình Dương, CN KCN Bình Dương, CN 5, CN Phú Yên, CN Tây Tiền Giang) chưa đảm bảo được sự chính xác mẫu chọn đại diện cho cả hệ thống Vietinbank.

Phần mềm clos của core banking và phầm mềm chấm điểm tín dụng của ngân hàng vẫn chưa phản ánh chính xác thông tin của khách hàng trong quá trình vay vì khả năng thu thập thông tin chủ yếu từ phía khách hàng cung cấp như về số lượng thành viên trong gia đình, trình độ học vấn,…

Biến tình trạng công việc chưa có sự phân tách rò rệt, chưa thực sự thuyết phục vì rất khó để xếp loại và đánh giá công việc đòi hỏi chất xám cao. Do đó cần có sự tách biệt rò ràng hơn.

5.4 Hướng nghiên cứu đề xuất:

Dựa trên hạn chế của đề tài, luận văn đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Dựa trên mô hình nghiên cứu, thu thập số liệu mẫu nghiên cứu trên quy mô rộng hơn để có cái nhìn tổng thể hơn. Nếu sử dụng phương pháp phỏng vấn khảo sát khách hàng vay để làm dữ liệu thì sẽ chọn lựa chính xác được các nhân tố đưa vào mô hình.

Cần phân loại biến tình trạng công việc rò ràng hơn để không bỏ qua các khách hàng tốt cho ngân hàng. Các nghiên cứu nước ngoài thường chuyên sâu nghiên cứu về một đối tượng nghề nghiệp nhất định như nông dân, ngư dân, hộ gia đình,… do đó kết quả phân tích sẽ chính xác cho từng ngành nghề.


KẾT LUẬN


Để xây dựng chính xác một mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHCN là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bằng việc ứng dụng mô hình binary logistic để đo lường khả năng trả nợ của KHCN tại Vietinbank, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố giới tính, thu nhập, kích cỡ khoản vay, thời gian vay, mục đích vay, hình thức thế chấp và trình độ, kinh nghiêm của cán bộ thẩm định có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN tại Vietinbank. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình thẩm định tại Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế như đã đề cập do đó vẫn cần nghiên cứu sâu hơn, mở rộng quy mô mẫu tổng thể hơn để xem xét việc ứng dụng mô hình trong thực tế.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương 2011, Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. HCM

Đinh Thị Thanh Vân 2012, So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế, Công nghệ Ngân hàng, số 19, tháng 10/2012

Đoàn Thị Xuân Duyên 2013, Ứng dụng mô hình logit để đo lường khả năng trả nợ của KHDN tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn thạc sỹ,Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM

Đường Thị Thanh Hải 2014, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam, Tạp chí tài chính 19/05/2014, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/thi- truong-tai-chinh/vang-tien-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-tin-dung-ca- nhan-o-viet-nam-49282.html(ngày truy cập 20/07/2016)

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, tập 2

Luật các tổ chức tín dụng 2010, truy cập tại http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=258 14(ngày truy cập 20/07/2016)

Nghiên cứu định lượng 2014, Xếp hạng tín dụng mô hình binary logistics, truy cập tại http://www.slideshare.net/Kungfu88vn/xep-hang-tin-dung-mh-binary-logistic (truy cập ngày 21/2/2016).

Nguyễn Châu Trinh 2015, Hồi quy với biến nhị phân trong nghiên cứu xác suất, truy cập tại http://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/hoi-quy-voi-bien-nhi-phan-trong- nghien-cuu-xac-suat.html (truy cập ngày 21/02/2016)


Nguyễn Minh Kiều 2011, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Lao động xã hội, TP.HCM

Nguyễn Quốc Nghi 2012, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ gia đình ở khu vực nông thôn ở tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng số 120 tháng 5/2012

Nguyễn Thị Nga 2016, Vận dụng phương pháp thống kê trong phân tích rủi ro phá sản tại doanh nghiệp, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao- doi-binh-luan/van-dung-phuong-phap-thong-ke-trong-phan-tich-rui-ro-pha-san-tai- doanh-nghiep-92330.html(truy cập ngày 28/09/2016)

Nguyễn Xuân Đại 2015, Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Chi nhánh 5, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM.

Phạm Lê Hồng Nhung 2010, Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản, truy cập tại http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:IIgmfnvEzikJ:lms.ctu.edu.vn/dokeos/courses/KT321/document/Bai_giang_Nghien_Cuu_Marketing_2010/HUONG_DAN_THUC_HANH_SPSS_ThS_Pham_Le_Hong_Nhung.doc+&cd=7&hl=en&ct=clnk(truy cập ngày 09/02/2016)

Quỳnh Vũ 2016, Cẩn trọng với việc trả nợ trễ hạn, Thời báo ngân hàng, 15/06/2016, truy cập tại http://tccn.vietstock.com.vn/PrintView.aspx?ArticleID=219100 (truy cập ngày 24/07/2016)

Thời báo ngân hàng 2015, Nợ xấu ngân hàng đã giảm về 2.72%, truy cập tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2015-12-24/no-xau-ngan- hang-da-giam-ve-272-27301.aspx (truy cập ngày 28/09/2016)

Tôn Nữ Quỳnh Chi 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022