Quyền Con Người Của Người Chưa Thành Niên - Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên


tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện” [31, tr.100].

2.1.2.3. Quyền con người của người chưa thành niên - Quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

* Quyền con người của người chưa thành niên

Nếu trong thời kỳ phong kiến trước đó, NCTN chưa được thừa nhận như một chủ thể bình đẳng phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ thậm chí là một dạng “tài sản” của họ thì với sự xuất hiện của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948 nêu rõ: "Mọi trẻ em… đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước". Ngoài ra, tinh thần này cũng được thể hiện trong hai Công ước về quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế xã hội 1966, theo đó, thừa nhận trẻ em là một chủ thể bình đẳng với người lớn trong việc hưởng các quyền tự do cơ bản. Không dừng lại ở đó, các văn kiện quốc tế về quyền con người còn có bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em bằng việc xác định trẻ em là đối tượng cần bảo vệ đặc biệt bởi đối tượng này có những quyền con người đặc thù.

Năm 1959, Liên hợp quốc đã thông qua một văn kiện riêng về quyền trẻ em gọi là Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đây là tiền đề quan trọng để Liên hợp quốc xây dựng và thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Công ước này không chỉ đưa ra định nghĩa trẻ em mà còn nêu lên các nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ quyền của nhóm đối tượng này; đó là việc khẳng định trẻ em là chủ thể của quyền chứ không phải là sự ban phát hay thương hại của lòng từ thiện thuần túy; trẻ em là nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất, có những nhu cầu đặc biệt… do đó, có quyền hưởng sự chăm sóc, đối xử và bảo vệ đặc biệt. Có thể nói CƯQTE năm 1989 đã bao

quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em, là điều ước quốc tế đa

phương phản ánh tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng như


sự quan tâm của các quốc gia đối với thế hệ trẻ. Lần đầu tiên, Công ước về quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của trẻ em và mối quan hệ giữa quyền trẻ em và Quyền con người, đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Ngay trong phần Lời nói đầu CUQTE đã nhắc lại khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mà Liên hợp quốc, rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt… và tin tưởng rằng gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em cầm có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng… và để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. Lý do để bảo vệ các quyền trẻ em là vì “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Với khẳng định trong phần Lời nói đầu, các quốc gia thành viên tiếp tục

khẳng định một cách cụ thể, chi tiết hơn các quyền của trẻ em, gồm các

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 7

quyền cụ thể như: Quyền về không phân biệt đối xử; Quyền được có họ tên

và quốc tịch ngay từ khi ra đời; Quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt,

trước cũng như sau khi ra đời; Quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ; Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Quyền được học hành; Quyền được sống trong

môi trường lành mạnh

và tự

nhiên;

Quyền được vui chơi, giải trí;

Quyền

được thông tin phù hợp với lứa tuổi của các em; Quyền được tự do kết giao

và tập hợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở

thích;

Quyền được

nhận sự chăm sóc đặc biệt; Quyền được tự do bày tỏ ý kiến; Quyền được

bảo vệ chống lại sự ngược đãi; Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục; Quyền được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp; Cấm mọi hành vi mua bán trẻ em. Quyền được bảo vệ chống mọi hình thức tra tấn và


đối xử tàn tệ; Quyền có các quyền đặc thù khi có hành vi vi phạm pháp luật; Quyền được bảo vệ trước nạn ma tuý.

* Quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

Cho đến hiện nay, thuật ngữ "Quyền và lợi ích hợp pháp" chưa có khái niệm chính thống. Bởi, đây là một cách gọi khác của Quyền con người được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán quốc gia…; được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các thể chế khác nhau. Do đó, khi nói đến "quyền và lợi ích hợp pháp", chỉ có thể hiểu trên phạm vi Quốc gia mà thôi và trong phạm vi Luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến phạm vi Việt Nam.

Tại Việt Nam, do khái niệm Trẻ em và NCTN chưa đồng nhất, nên "Quyền và lợi ích hợp pháp của Trẻ em" đương nhiên thuộc "Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN", nhưng nếu hiểu ngược lại thì không hoàn toàn đúng, bởi luôn tồn tại một "khoảng trống" quy định với các đối tượng thuộc nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, hiện nay tại Việt Nam, "quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN" cơ bản là "quyền và lợi ích hợp pháp của Trẻ em".

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1à một đường lối, chính sách

xuyên suốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiến

pháp 1959, đạo luật cơ bản thứ hai ra đời, tại thời điểm chính quyền cách mạng Việt Nam vừa trải qua một bước ngoặt vĩ đại, giành độc lập miền Bắc và chuyển miền Bắc sang thời kỳ quá độ lên CNXH. Đây chính là một minh chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề trẻ em của Đảng ta. Đến năm 1960, thực hiện Chỉ thị số 197 của Ban bí thư Trung ương, toàn dân đã có phong trào chăm lo và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng diễn ra rộng khắp các địa phương trong cả nước. Năm 1975, giành độc lập tại miền Nam và thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Vẫn nhất quán với tư tưởng về con người, về trẻ em, Đảng ta


tại có thêm những điều kiện mới để chăm lo, giáo dục trẻ em. Năm 1979, chính sách, đường lối của Đảng về trẻ em được cụ thể hoá trong “Pháp lệnh Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em”. Có thể coi pháp lệnh này là một trong những nền tảng pháp lý đầu tiên cho công tác Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục (BVCSGD) trẻ em. Cho đến nửa cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới Nhà nước về nhiều phương diện. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em (BVQTE) cũng 1à một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới này. Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về công việc đối với trẻ em được tiến hành theo cả chiều sâu và chiều rộng. Đường lối của Đảng

về BVCSGD trẻ

em được cụ thể

hoá trong pháp luật. Và chúng ta đã đạt

được những thành tựu đáng kể trong suốt một thời gian dài kể từ khi đổi mới cho đến nay. Đầu tiên về thành tựu lập pháp, hàng loạt các văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã ra đời nhằm thể chế hoá đường 1ối, chính sách của Đảng về trẻ em vào trong hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức và thực hiện nhiều Chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, dinh dưỡng.

Tiếp theo là sự ra đời của Chỉ thị số 38-CTlTW của Ban bí thư Trung

ương Đảng khóa VII ngày 30/5/1994, việc thực hiện Luật BVCSGD trẻ em,

Công

ước quốc tế

về QTE, Chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em

1991-2000 đã đạt được nhiều kết quả tốt. Nhất là trong giai đoạn hiện nay,

chúng ta đang bước vào thế kỷ

XXI, công tác BVCSGD trẻ

em đặt trước

những thách thức mới. Đảng ta ban hành những văn bản quan trọng giúp định hướng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Điển hình là Chỉ thị số 55 - CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác BVCSGD trẻ em ngày 28-6-2000.

Gần đây nhất, trên cơ

sở tổng kết

10 năm thực hiện Chỉ thị

số 55-

CT/TW, ngày 28/6/2000 cuả Bộ Chính trị khóa VIII, Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 20/CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác


chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Đặc biệt, Chỉ thị đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa hoàn thiện và yêu cầu: Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em… Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về biện pháp giáo dục, xử lý và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nhà nước Việt Nam đã cố gắng tới mức cao nhất để nội luật hóa những nguyên tắc của Công ước quyền trẻ em vào hệ thống pháp luật quốc gia.Việt Nam là quốc gia đầu tiên và thứ hai trên thế giới gia nhập và phê chuẩn CUQTE. Đồng thời những tư tưởng, quan điểm, nội dung tiến bộ và nhân đạo của công ước này đã được từng bước cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia, từ Hiến pháp, các đạo luật đến các văn bản dưới luật. Chúng ta có thể khái quát như sau:

i) Trong Hiến pháp

Ngay tại bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 đã quy định tại Điều 14 “...Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với trẻ em. Đến Hiến pháp năm 1959, Điều 24 quy định “ Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”. Trong Hiến pháp năm 1980, vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng dần được hoàn thiện tại Điều 41: “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”, và Điều 65 quy định “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm”. Hiến pháp


gần đây nhất là Hiến pháp năm 1992 không những chỉ kế thừa các quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em của các Hiến pháp trước mà phát triển với những nội dung mới thể hiện sự coi trọng công tác bảo vệ, giáo dục NCTN. Trong Hiến pháp 1992, quyền trẻ em trở thành một chế định hoàn chỉnh chứ không còn là những quy định riêng lẻ như các Hiến pháp trước. Quy định về quyền trẻ em Quyền trẻ em được quy định trong 10 điều với nội dung bao quát toàn diện, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung của cả xã hội, phù hợp với công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, xuất phát

từ những góc nhìn, bình diện khác nhau trên phương diện rộng, thể hiện

nhân sinh quan, một nhận thức mới đối với vấn đề quyền trẻ em. Hiến pháp đặc biệt nhấn mạnh rằng: nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ là của gia đình, Nhà nước và xã hội.

ii) Trong các bộ luật

- Luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, đây là 10 nhóm hành vi mang tính đặc thù với việc chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em [Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11); Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng (Điều 12); Quyền được sống chung với cha mẹ (Điều 13); Quyền được tôn trọng và bảo vệ cuộc sống của họ, cơ thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14); Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15); Quyền được học tập (Điều 16); Quyền tham gia vui chơi giải trí, vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các hoạt động du lịch (Điều 17); Quyền phát triển năng khiếu (Điều 18); Quyền có tài sản (Điều 19); Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội (Điều 20)]. Một số nhóm hành vi mới phát sinh trong những năm gần đây như tình trạng bỏ rơi trẻ em, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi, lạm dụng lao động trẻ em, cản trở việc học tập của trẻ em. Một số nhóm hành vi có xu hướng gia tăng như tình trạng bắt trẻ em mua bán, vận chuyển ma tuý, văn hoá phẩm độc hại, tình trạng xâm hại tình dục trẻ


em, buôn bán trẻ em, xâm phạm tính mạng, thân thể trẻ em. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh. Bên cạnh đó Luật cũng quy định trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, nhà nước, xã hội. Ngoài ra luật này còn chú trọng đến đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó trẻ em vi phạm pháp luật và phạm tội.

- Trong luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em với tư cách là một cá nhân, nên quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ em.

- Luật Hành chính coi trẻ em là một đối tượng đặc biệt nên khi quy định trách nhiệm hành chính đối với trẻ em, Luật Hành chính đều có quy định riêng áp dụng đối với trẻ em vi phạm hành chính. Luật Hành chính còn tạo ra một cơ chế quản lý đối với trẻ em vi phạm hành chính bao gồm các biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng và các tổ chức, cơ sở nhằm giáo dục trẻ em, đưa trẻ em trở lại cuộc sống bình thường.

- Pháp luật Hình sự Việt nam có chính sách hình sự riêng đối với người chưa thành niên nhằm bảo vệ người chưa thành niên khi họ là đối tượng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định trách nhiệm hình sự nhưng theo hướng giảm nhẹ đối với người chưa thành niên khi họ chính là người thực hiện tội phạm. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện thống nhất trong những quy định cụ thể của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự, về nguyên tắc xử lý, về hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Ngoài ra, luật Tố tụng Hình sự-ngành luật hình thức quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quy định của luật Hình sự -cũng bảo vệ quyền của người chưa thành niên theo tính chất đặc thù riêng của mình.

* Khái niệm


Từ những phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm "Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN", theo đó:

Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN là những quyền con người đặc

thù chỉ dành cho người chưa thanh niên, là người chưa phát triển đầy đủ về

thể chất và tâm thần, dễ bị tổn thương, mà Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật quốc gia; được Nhà Nước bảo đảm thực hiện và bảo vệ khi bị xâm hại.

2.1.3. Khái niệm Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

2.1.3.1. Khái quát về cơ chế bảo vệ quyền con người

Cơ chế bảo vệ quyền con người là khái niệm có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện:

Cơ chế “được hiểu là tổng thể các đảm bảo vật chất, chính trị, tư tưởng, pháp lý, tổ chức nghiệp vụ cho việc thực hiện một quyền nào đó hoặc một việc nào đó” [95, tr.25]. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa: cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình thực hiện.

Bảo vệ,

theo Từ

điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ

định nghĩa:

"chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn"

Như vậy, nói đến cơ chế là nói đến cơ cấu tổ chức, quá trình vận hành của một hệ thống nào đó. Dưới góc độ pháp lý, quyền con người là tổng thể các quy định của Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo vệ nó và ở trong trạng thái tĩnh. Quá trình vật chất hóa, đưa các quy định đó vào trong thực tiễn bằng các cách thức, các bảo đảm khác nhau như vật chất, chính trị, tư tưởng, pháp lý, tổ chức chính là cơ chế bảo vệ quyền con người. Trên lĩnh vực quyền con

người, cụm từ

“cơ

chế

của Liên hợp quốc về

quyền con người” (United

Nations human rights mechanism) hay được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022