Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 2

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhưng rất ít bài viết, đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHCN trong lĩnh vực Hải quan như đề tài “Hoàn thiện các giải pháp thực thi SHCN đối với hàng hoá XNK ở Việt Nam của Vũ Ngọc Anh (2001), đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Hải quan năm 2001. Tuy nhiên, đề tài trên nghiên cứu theo quy định của Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản dưới luật về SHTT trước đây đã hết hiệu lực thi hành. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đề cập tại đề tài đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Một số bài viết liên quan được đăng tải rải rác trên báo, tạp chí. Nhưng đối tượng nghiên cứu của đề tài, các bài viết trên là toàn bộ các đối tượng của quyền SHCN, không đi sâu nghiên cứu một đối tượng quyền SHTT nào cụ thể.

Mặc dù, hàng hoá XNK có vi phạm quyền SHTT chủ yếu là vi phạm đối với nhãn hiệu. Nhưng hiện nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các vi phạm về SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Vì vậy, đề tài ““Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan” là vấn đề tương đối mới mẻ và có nhiều khía cạnh để khai thác.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới; pháp luật và kinh nghiệm thực thi pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới để từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.

Đồng thời, Luận văn còn nghiên cứu sâu thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam thông qua hoạt động thực tiễn của cơ quan Hải quan để làm sáng tỏ các quy định pháp luật Việt Nam.

Thông qua việc phân tích, luận giải và đánh giá về pháp luật và thực tiễn áp dụng của Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng vào thực tế các quy định pháp luật Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là vấn đề bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trên thế giới. Hoạt động thực tiễn của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới để có đánh giá một cách tổng thể, toàn diện về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp vấn đề thực thi quyền SHTT tại biên giới, các tài liệu nghiên cứu, tài liệu nghiệp vụ của WTO, WCO và các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật và kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trên thế giới liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới của cơ quan Hải quan.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 2

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sưu tầm và sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tại kho dữ liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra

chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Cục SHTT, các bài báo, tạp chí liên quan và các tài liệu thu thập qua mạng Internet.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế, cải cách hành chính và hiện đại hoá ngành Hải quan. Tác giả đã dựa trên các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử, kết hợp với các phương pháp đối chiếu so sánh, thống kê, quy nạp để rút ra bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận văn

Về khoa học, Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, việc tuân thủ các điều ước quốc tế của pháp luật Việt Nam. Thực trạng tình hình của Việt Nam về công tác này nhằm làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định pháp lý và nâng cao năng lực của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới.

Về thực tiễn, việc “bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan” là công trình khoa học đầu tiên trong lĩnh vực này. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện về các khía cạnh pháp lý của công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Trên cơ sở kinh nghiệm thực thi pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới, các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan cũng như thực tiễn công tác này tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tế thực thi

pháp luật của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác này của Hải quan Việt Nam trên thực tế.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, Luận văn bao gồm 03 chương với cấu trúc như sau:

Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới.

Chương 2: Các quy định về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới Việt Nam.

Chương 1‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI

1.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hoá đã có từ thời cổ đại, thậm chí từ lúc con người còn tự cung cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ những người thợ thủ công. Thời đó, có những thương gia sáng tạo đã biết bán hàng hoá ra bên ngoài vùng sinh sống của họ và thậm chí có khi tới những vùng rất xa xôi. Cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hoá mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồ gốm La Mã khác nhau đã được sử dụng, kể cả nhãn hiệu FORTIS mà sau này đã trở nên nổi tiếng đến nỗi bị sao chép và làm giả. Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung cổ mà việc sử dụng các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các thương gia và các nhà sản xuất đã khá phát triển. Tuy vậy, tầm quan trọng về mặt kinh tế của chúng vẫn còn hạn chế. [29, tr.65]

Công nghiệp hoá và sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hoá cùng chủng loại. Thường nếu không có sự khác biệt rõ ràng đối với người tiêu dùng, chúng thường chỉ khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa chọn và đi đến quyết định lựa chọn cho riêng mình trong số các hàng hoá cạnh tranh. Do vậy, hàng hoá cần phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hoá trên thị trường chính là nhãn hiệu hàng hoá.[29, tr.66]

Bằng việc giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn giữa những hàng hoá đa dạng được chào bán trên thị trường, nhãn hiệu hàng hoá khuyến khích chủ sở

hữu các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó, để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thị thường đối với các sản phẩm do mình sản xuất ra. Bởi vậy, nhãn hiệu hàng hoá “thưởng công” cho những người sản xuất hàng hoá chất lượng cao có nguồn thu nhập một cách ổn định và kết cục là nhãn hiệu hàng hoá kích thích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. [29, tr.66]

Theo cách tiếp cận được lựa chọn tại Mục 1(1) của Luật Mẫu WIPO về nhãn hiệu thì một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh [10].

Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Trong số này, có thể kể đến một số điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia như Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN, Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Madrid, Hiệp định TRIPs. Tuy nhiên Công ước Paris, Hệ thống Madrid chưa đưa ra được khái niệm về nhãn hiệu. Riêng Hiệp định TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu như sau:

“Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu” [35, 15].

Châu Âu bao gồm nhiều các quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau trong luật về nhãn hiệu của các quốc gia thành viên. Do sự khác nhau này và sự ảnh hưởng của nó đến thị trường chung Châu Âu nên cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hoà ở cấp độ cộng đồng. Định nghĩa về nhãn hiệu được quy định ở Điều 2 Chỉ thị 89/104 và Điều 4 Quy định 40/94 của Cộng đồng chung Châu Âu (EC) như sau:

“Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác”.

Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với Việt Nam và Châu Âu, Lanham Act định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau:

“Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:

(1) được sử dụng bởi một người, hoặc

(2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó.”[57].

Việt Nam là một thành viên của nhiều điều ước quốc tế về nhãn hiệu bao gồm Công ước Pari về SHCN và Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid), Hiệp định TRIPs. Trước khi có Luật SHTT, quyền SHTT ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thậm chí bởi rất nhiều các quyết định của Cục SHTT. Luật SHTT năm 2005 là một đạo luật chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp luật về SHTT đã được ban hành trước đó. Luật SHTT 2005 của Việt Nam không có điều khoản cụ thể nào về định nghĩa nhãn hiệu mà khái niệm

nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ. Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” [13, 4]. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Luật SHTT như sau:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”[13, 72].

Nếu theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT 2005, đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì được hiểu rằng dấu hiệu chỉ cần đáp ứng chức năng phân biệt là đủ để được đăng ký nhãn hiệu, trong khi Luật SHTT Việt Nam chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được.

Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.

Nói tóm lại, “khả năng phân biệt” luôn luôn là đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu. Cả luật Việt Nam, luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ đều không có điều khoản định nghĩa nhãn hiệu. Khái niệm nhãn hiệu được hiểu qua các điều khoản khác, chẳng hạn như quy định ở phần giải thích thuật ngữ (Việt Nam, Hoa Kỳ), hay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023