Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HỨA THỊ HỒNG


BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HỨA THỊ HỒNG


BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN


Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. GVC NGUYỄN LAN NGUYÊN

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 7

TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI

1.1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa 7

1.2 Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới 12

1.3 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu 18 hàng hóa tại biên giới

1.4 Vai trò của việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng 22 hóa tại biên giới

1.5 Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu 26 hàng hóa tại biên giới

1.5.1 Điều ước quốc tế 26

1.5.2 Pháp luật quốc gia 28

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ 30 TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


2.1

Pháp luật quốc tế


30

2.1.1

Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN


30

2.1.2

Hiệp định TRIPs


32

2.1.3

Luật mẫu về bảo vệ quyền SHTT của WCO


37

2.1.4

Các điều ước quốc tế trong khuôn khổ ASEAN


42

2.1.4.1

Hiệp định khung ASEAN về hợp tác SHTT


42

2.1.4.2

Kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN


43

2.1.4.3

Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản


44

2.1.4.4

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Zi Lân


45

2.1.5

Các điều ước quốc tế song phương


47

2.1.5.1

Hiệp định thương mại Việt – Mỹ


47

2.1.5.2

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản


49

2.1.5.3

Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ SHTT và

hợp tác

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 1



trong lĩnh vực SHTT



2.2

Pháp luật một số quốc gia điển hình trên thế giới


52

2.2.1

Pháp luật của Mỹ


53

2.2.2

Pháp luật của Nhật


56

2.2.3

Pháp luật của Hàn Quốc


61

2.2.4

Pháp luật của Trung Quốc


65

2.2.5.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


70

2.3.5.1

Về quy định pháp luật


70

2.3.5.2

Về thực tiễn áp dụng


73

2.3.

Pháp luật Việt Nam


74

2.3.1

Phạm vi kiểm soát biên giới


74

2.3.2

Thẩm quyền của cơ quan Hải quan


75

2.3.3

Xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với hàng hóa tại biên giới

nhãn hiệu

78

2.3.4

Các quy trình nghiệp vụ của Hải quan về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới

80

2.3.4.1

Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát và đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan

80

2.3.4.2

Quy trình nghiệp vụ bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới của cơ quan Hải quan

83

Chương

3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ

89

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam 89

3.1.1 Xây dựng pháp luật 89

3.1.2 Đăng ký kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến 91 SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới

3.1.3 Cơ quan Hải quan phối hợp với các cơ quan thực thi khác và chủ 92 thể quyền, hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn

hiệu hàng hoá tại biên giới

3.1.4 Thực trạng xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá 96 tại biên giới và thực tiễn đấu tranh của cơ quan Hải quan

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 100

3.2.1. Các quy định pháp luật còn nhiều bất cập 100

3.2.2. Kết quả bắt giữ và xử lý vi phạm chưa tương xứng với nguồn lực và năng lực thực tế của cơ quan Hải quan

3.2.3. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan chưa thường xuyên và sâu rộng, hiệu quả còn thấp

3.2.4. Công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các chủ thể quyền SHTT còn hạn chế, chưa thật sự thiết thực

3.2.5. Nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới còn hạn chế

3.3. Dự báo tình hình xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới Việt Nam

3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới Việt Nam

105


107


108


110


111


116

3.4.1. Hoàn thiện khung pháp lý 116

3.4.2. Nâng cao năng lực thực thi của cơ quan Hải quan 122

3.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký giám sát Hải quan về SHTT

3.4.4. Củng cố tổ chức bộ máy chuyên trách bảo vệ quyền SHTT tại cơ quan Hải quan

3.4.5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan thực thi

3.4.6. Hợp tác với chủ thể quyền trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá

127


129


131


132

3.4.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng 134

3.4.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới quốc gia

136

KẾT LUẬN 138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC 147

Phụ lục 1: Bộ máy bảo vệ quyền SHTT của Hải quan Việt Nam 147

Phụ lục 2: Số lượng đơn đăng ký giám sát nhãn hiệu tại cơ quan Hải quan (giai đoạn 2007 – 2011)

Phụ lục 3: Số liệu bắt giữ vi phạm quyền SHTT về nhãn hiệu của cơ quan Hải quan (giai đoạn 2007 – 2011)

148

149

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á RMB: Nhân dân tệ

SHCN: Sở hữu công nghiệp SHTT: Sở hữu trí tuệ

TRIPs: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ.

USD: Đô la Mỹ


WCO: Tổ chức Hải quan thế giới WTO: Tổ chức Thương mại thế giới XK, NK: Xuất khẩu, Nhập khẩu XNK: Xuất nhập khẩu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, SHTT là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thực tế cho thấy, nhiều công ty, doanh nghiệp đã rất thành công nhờ khai thác có hiệu quả quyền SHTT. Xu thế này đã khẳng định tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm tới vấn đề SHTT cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn cho mỗi quốc gia nếu muốn hội nhập thành công.

Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế (song phương và đa phương) về bảo vệ quyền SHTT. Hiện nay, chúng ta đã là thành viên của các Điều ước quốc tế quan trọng như Công ước Paris về bảo hộ SHCN, Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT), Công ước Benre về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật… đặc biệt là Hiệp định TRIPs khi nước ta gia nhập WTO năm 2005 là những cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thương mại quốc tế.

Là một trong những đối tượng quan trọng của quyền SHTT, nhãn hiệu hàng hoá đóng một vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, XK, NK của các doanh nghiệp. Thông qua nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp có thể được người tiêu dùng biết đến và sử dụng các sản phẩm do mình sản xuất ra, từ đó đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường hàng hoá ra khu vực và thế giới.

Trong hoạt động XNK hàng hoá, cơ quan Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới. Với chức năng là cơ quan “gác cửa nền kinh tế đất nước”, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát về Hải quan đối với hàng hoá XK, NK, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam. Trên phương diện khách quan và chủ quan, Hải quan Việt Nam là cơ quan có đủ năng lực và điều kiện nhất để thực thi

có hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Tuy nhiên thực tế hiện nay, cơ quan Hải quan các cấp còn gặp nhiều vướng mắc cần làm rõ cả về lý luận và thực tiễn.

Bảo vệ quyền SHTT tại biên giới do cơ quan Hải quan thực hiện đang là vấn đề mới được triển khai thực hiện. Do đó, cần phải nghiên cứu một cách chuyên sâu về lý luận khoa học đối với các vấn đề liên quan, giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà làm luật và các cơ quan thực thi có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Việc xâm phạm các đối tượng quyền SHTT diễn ra phổ biến và nhiều nhất là nhãn hiệu hàng hoá ở tất các các khâu trong dây chuyền cung ứng thương mại. Do vậy, việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá đang là một vấn đề cấp bách được cộng đồng các doanh nghiệp cũng như các cơ quan thực thi pháp luật đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là khi lưu lượng hàng hoá XNK ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan Hải quan phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Cơ quan Hải quan là cơ quan chủ quản được giao nhiệm vụ thực thi quyền SHTT tại biên giới bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế, thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể thực trạng bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác này trên thực tế.

Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023