Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


VŨ THỊ PHƯƠNG GIANG


BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh


HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


VŨ THỊ PHƯƠNG GIANG


BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU2

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG

NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ8

1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và bảo vệ quyền

sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu8

1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 8

1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 13

1.2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 14

1.2.1. Biện pháp hành chính 15

1.2.2. Biện pháp hình sự 16

1.2.3. Biện pháp dân sự 18

1.2.4. Biện pháp kiểm soát biên giới 19

1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

hiệu bằng biện pháp dân sự21

1.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân

sự theo các điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia22

1.4.1. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

theo các điều ước quốc tế 23

1.4.2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

theo pháp luật một số quốc gia 30

1.5. Khái quát sự hình thành và phát triển của những quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng

biện pháp dân sự35

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 42

2.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu42

2.1.1. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 42

2.1.2. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

hiệu 46

2.2. Quyền tự bảo vệ 48

2.3. Thẩm quyền và trình tự xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự 50

2.4. Các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 52

2.5. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự 54

2.6. Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền sở 58

hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

2.7. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 63

2.7.1. Quyền yêu cầu 64

2.7.2. Điều kiện áp dụng 65

2.7.3. Nghĩa vụ của bên yêu cầu 65

2.7.4. Thẩm quyền áp dụng 66

2.7.5. Thủ tục áp dụng 66

2.7.6. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng 67

2.7.7. Hủy bỏ việc áp dụng 68

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT70

3.1. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 70

3.1.1. Thực trạng về việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua việc

đăng ký bảo hộ70

3.1.2. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 75

3.1.3. Thực tiễn xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng

biện pháp dân sự79

3.2. Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự 86

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự 92

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong khi thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nhằm tiếp tục chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Việc bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Nó tạo ra một hành lang pháp lý an toàn bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường. Mặt khác, nó còn thúc đẩy những hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế muốn nâng cao uy tín và chất lượng của tổ chức mình cần có một chiến lược xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu một cách vững chắc, chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh tế khác. Ngoài ra, việc bảo hộ này còn tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Không những thế việc bảo hộ tốt nhãn hiệu còn góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đặc biệt khi Việt Nam mới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng một loạt các sự kiện kinh tế đánh dấu mốc cho bước ngoặt mở cửa hội nhập vừa diễn ra.

Nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có nhãn hiệu, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Nhà nước ta đã xác định: "Cần tạo môi trường thuận lợi cho các tổ

chức khoa học, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động theo luật định. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh bảo hộ sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa…" [1]. Điều này cho thấy sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Xét đến cùng, quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với một loại tài sản (dù là tài sản đặc biệt - không hữu hình) và vì thế nó được đối xử như các quyền của các loại tài sản khác. Do vậy, để bảo vệ các đối tượng quyền của quyền sở hữu trí tuệ có nhiều biện pháp khác nhau, nhưng việc bảo vệ được thực hiện bằng biện pháp dân sự có vai trò quan trọng.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự trên, tác giả chọn đề tài "Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu vấn đề

Trước khi Bộ Luật Dân sự ra đời năm 1995, Nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung chưa thật sự được biết đến ở Việt Nam. Vì vậy, hầu như rất ít các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí về vấn đề này được công bố. Vài năm trở lại đây, mặc dù sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu vẫn là vấn đề mới song cũng đã được đề cập tới ngày một nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu, các sách, báo, tạp chí... Có thể kể ra một số ví dụ: "Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự" của tác giả Đinh Văn Thanh và Đinh Thị Hằng; "Nâng cao vai trò của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ" của tác giả Nguyễn Thị Quế Anh; "Các phương pháp xác định tài sản vô hình" của tác giả Đoàn Văn Trường; "Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ" của tác giả Phùng Trung Tập; "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ", Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Xuân Thảo; "bảo hộ quyền ở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Luật;

"Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh; "Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự", Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Tình… Ngoài ra, còn một số bài báo và tạp chí chuyên ngành viết về vấn đề này như: "Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa - nhận thức và thách thức" của Hoài Nam, bản tin Sở hữu công nghiệp, số 20, tháng 3 năm 2003; "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - một chế định quan trọng trong Luật Sở hữu trí tuệ 2006" của tác giả Hương Lan, tạp chí Công nghệ, tháng 11 năm 2006; "Hậu WTO và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ", Báo Vietnamnet... Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu đến các biện pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chính vì thế trong luận văn này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về việc bảo vệ nhãn hiệu bằng các biện pháp dân sự dưới góc độ quy định pháp luật và thực tiễn.

3. Mục đích của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề tổng quan liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, luận văn muốn làm rõ khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, phân tích các quy định pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam. Thông qua đó, luận văn đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ nhãn hiệu bằng các biện pháp dân sự ở Việt Nam hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự ở Việt Nam giai đoạn hiện nay đặt trong tương quan của quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đồng thời có sự liên hệ, phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định tương tự trong pháp luật một số quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế đa phương và song

phương. Từ những phân tích về mặt pháp luật, luận văn cũng nêu ra thực trạng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự ở nước ta với những mặt tích cực, những hạn chế nhất định. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó, luận văn được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học pháp lý cũng như phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu này, luận văn đã có được những thông tin và kết luận chính xác về các vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin mang tính lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua các biện pháp dân sự ở Việt Nam.

Về mặt lý luận: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả muốn đề xuất những kiến nghị góp phần trong việc xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác lập pháp khi đề ra những hạn chế hiện nay của các quy định về xác định thiệt hại cũng như cách tính mức bồi thường thiệt hại, đề ra phương án xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại phù hợp hơn với điều kiện hiện tại, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm.

Với những quan điểm cá nhân được đề cập trong luận văn đã bổ sung vào công tác nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng, tạo ra sự đa dạng về các luận điểm nghiên cứu. Từ đó, có thể phân tích để tìm ra những luận điểm mang tính khoa học và lý luận cao có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa cung cấp những luận điểm xác đáng và chi tiết về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể làm nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy về lĩnh vực này.

Về mặt thực tiễn: Theo thông lệ quốc tế cũng như hoạt động thực thi pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia mạnh về sở hữu trí tuệ thì biện pháp dân sự được áp dụng phổ biến để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, điều này còn phù hợp với bản chất của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền dân sự. Tuy nhiên tại Việt Nam, biện pháp này vẫn chưa phát huy được vai trò chủ đạo. Mặc dù pháp luật hiện hành đề cập đến bốn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng trong đó biện pháp dân sự được quy định khá đầy đủ nhưng trên thực tế biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ít được chủ thể quyền sử dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra tính ưu việt khi biện pháp này được áp dụng trong thực tế và mang những ý nghĩa thực tiễn nhất định.

Thứ nhất, ý nghĩa về mặt xã hội, phân tích của luận văn đã cung cấp cho người dân nói chung cũng như chủ thể quyền những hiểu biết sâu hơn về biện pháp dân sự và ưu điểm khi áp dụng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình bằng biện pháp dân sự.

Thứ hai, ý nghĩa đối với công tác thực thi pháp luật. Luận văn đã chỉ ra một số hạn chế của cơ quan thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự trong thực tiễn thi hành, từ đó đề ra kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023