Thực Trạng Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Tiêm Phòng Vaccin Ở Việt Nam Hiện Nay


Vì thế mà pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin trước hết phải bao gồm những quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một lĩnh vực luật dùng để điều chỉnh các quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực chất là một hệ thống các nguyên tắc để can thiệp vào các hành vi cạnh tranh cũng như các giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là nguồn quy phạm quan trọng hàng đầu trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta hiện nay.

Nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 bao gồm các nội dung chính như: (1) quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng,

(2) nghĩa vụ và trách nhiệm của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, (3) kiểm soát các điều khoản giao dịch không công bằng, (4) giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng, (5) các hành vi bị cấm và chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, nội dung quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng phải được các chủ thể khác tôn trọng và bảo đảm thực thi bằng pháp luật. Các yếu thế của người tiêu dùng nói chung đã được nhà nước quan tâm và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ trong các quy định về xử phạt hành vi vi phạm khi người cung cấp hàng hóa vi phạm.

Bên cạnh việc người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, do tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin là lĩnh vực đặc thù, người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin còn được bảo vệ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, nhất là các văn bản về y dược như Luật Dược năm 2005 (và từ ngày


01/01/2017 là Luật Dược năm 2016), Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009…

Như vậy, có thể thấy, cấu trúc của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin gồm các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung và các quy định về y dược kiểm soát hành vi của y, bác sỹ và cơ sở cung ứng dịch vụ tiêm phòng vaccin, các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ngành y nhằm bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin.

Đi vào chi tiết, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin có thể bao gồm các quy định sau:

- Các quy định về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Các quy định về nghĩa vụ (trách nhiệm) của nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc cơ sở trực tiếp cung ứng dịch vụ tiêm phòng vaccin cho người tiêu dùng.

- Các quy định về nghĩa vụ (trách nhiệm) của các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn y và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời quy định trách nhiệm của các tổ chức xã hội.

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccine theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin.

- Các quy định về biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm.

- Các quy định khác có liên quan trong việc bảo đảm sự an toàn và chất lượng của vaccin.

Trong các quy định trên thì cần nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các chủ thể cung cấp để đảm bảo nguồn cung vaccin chất lượng. Từ đó việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin được nâng


cao, hạn chế rủi ro và những yếu thế mà người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin gặp phải.

Kết luận chương 1

Việc mua bán hàng hóa giữa người cung cấp và người tiêu dùng trên thị trường, về nguyên tắc, là quan hệ pháp lý giữa hai chủ thể bình đẳng. Nhưng người tiêu dùng luôn gặp những bất lợi (yếu thế) so với vị thế của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Có nhiều trường hợp người cung cấp đã lợi dụng những yếu thế này để đưa những hàng hóa kém chất lượng, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ra đời hướng đến việc bảo vệ người tiêu dùng trước hành vi lạm dụng những yếu thế mà người tiêu dùng gặp phải. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là một lĩnh vực pháp luật không nhất thiết chỉ có một đạo luật đề cập đến tất cả mọi vấn đề liên quan. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không phải là một ngoại lệ. Đạo luật này luôn được thực thi thông qua sự hỗ trợ của những đạo luật khác, những văn bản hướng dẫn khác do nhà nước ban hành. Đây cũng là điểm thuận lợi dành cho người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin nói riêng khi không chỉ có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 mà còn có những quy phạm pháp luật thuộc các chuyên ngành khác bảo vệ.


Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRONG TIÊM PHÒNG VACCIN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin

Người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin, về nguyên tắc cũng được hưởng đầy đủ những quyền cơ bản của người tiêu dùng. Theo thông lệ quốc tế và trên cơ sở quy định Điều 8, 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, người tiêu dùng có các quyền cơ bản sau:

Một là, quyền được an toàn: đây là quyền được có những sản phẩm, hàng hóa an toàn đối với tính mạng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng.

Hai là, quyền được thông tin: người tiêu dùng được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá cả, thành phần, số lượng,… của hàng hóa mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Ba là, quyền được lựa chọn: dựa trên những điều kiện của mình, người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa, sản phẩm, nhà cung cấp; đồng thời có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào quá trình giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với nhà cung cấp.

Bốn là, quyền được lắng nghe: người tiêu dùng có quyền góp ý, đưa ra ý kiến với nhà cung cấp về giá cả, chất lượng hàng hóa, thái độ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán,… khi tham gia giao dịch.

Năm là, quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản: đây là quyền được lựa chọn, tiếp cận với những hàng hóa có chất lượng, đảm bảo an toàn với giá cả


hợp lý để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở, nước sạch, điện, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,…

Sáu là, quyền được bồi thường: Đây là quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy cách, không đảm bảo chất lượng, tính năng, công dụng,… mà nhà cung cấp đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Người tiêu dùng có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị các tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Bảy là, quyền được giáo dục: Người tiêu dùng được cung cấp những kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể chủ động lựa chọn những hàng hóa phù hợp. Họ có thể được nhà cung cấp tư vấn, hướng dẫn về cách thức sử dụng hàng hóa sao cho hiệu quả nhất.

Tám là, quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững: Đây là một trong những quyền cơ bản của quyền con người, người tiêu dùng trước hết cũng là con người nên họ cần có một môi trường lành mạnh, an toàn, không bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng để có thể tồn tại và phát triển.

Trong các quyền cơ bản kể trên thì quyền được an toàn có ý nghĩa quan trọng hơn đối với người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin. Bởi vaccin là sản phẩm hàng hóa đặc biệt với hàm lượng tri thức khoa học cao, việc tiêm phòng vaccin còn là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật trong cộng đồng. Tuy nhiên việc tiêm phòng vaccin cũng có thể xảy ra các phản ứng sau tiêm, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người được tiêm phòng (như di chứng, tử vong,…). Chính vì thế mà quyền được an toàn của người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin cần được đặc biệt quan tâm từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các chủ thể cung cấp vaccin nhằm giảm thiểu nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người tiêm phòng.

Song song với những quyền cơ bản trên, người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin cũng có một số nghĩa vụ như:


Thứ nhất, nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không gây ảnh hưởng đến môi trường, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mình và người khác; thực hiện theo đúng những tư vấn, hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp.

Thứ hai, nghĩa vụ thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra hàng hóa trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng hay xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin cũng phải đề cao và thực hiện trách nhiệm của mình vì chính bản thân mình, không nên chỉ dựa vào trách nhiệm của các chủ thể cung cấp. Nên người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin cũng cần lưu giữ các bằng chứng giao dịch để có thể được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bằng chứng giao dịch không chỉ để xác nhận giao dịch giữa người tiêu dùng với chủ thể cung cấp mà đây còn là chứng cứ quan trọng để người tiêu dùng có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp quyền lợi của mình bị xâm phạm [1, tr.119] . Bằng chứng giao dịch trong tiêm phòng vaccin có thể là biên lai thu tiền, hóa đơn tài chính, hợp đồng hay bất kỳ tài liệu, chứng từ khác có liên quan để ghi nhận giao dịch tiêm phòng vaccin đã xác lập. Hình thức loại giao dịch này cũng dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, tuy nhiên có nhiều trường hợp sau khi xác lập giao dịch mới dẫn đến việc phát sinh tranh chấp. Vì thế bằng chứng giao dịch là chứng cứ quan trọng giúp người tiêu dùng chứng minh được giao dịch đó đã được xác lập, người tiêu dùng cũng có thể dùng để thương lượng giải quyết vụ việc hoặc khởi kiện tại tòa án.


Ngoài ra, với tư cách là lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc thù, người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin còn có một số trách nhiệm/ nghĩa vụ khác như: Điều 26 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ phải đăng ký tiêm chủng cho trẻ sau khi sinh hoặc khi đi tiêm chủng lần đầu và đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định; các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng hoặc các đối tượng khác cần chủ động đăng ký tiêm chủng với các cơ sở y tế địa phương và đi tiêm chủng đầy đủ, cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của trẻ cho cơ sở giáo dục khi có yêu cầu; phối hợp, tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi thực hiện tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng; khai báo đầy đủ, trung thực các thông tin về tình trạng sức khỏe trong thời gian tiêm chủng và sau khi tiêm chủng; phải thực hiện tiêm chủng trong trường hợp có chỉ định về chuyên môn; lưu giữ, bảo quản sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân.

2.1.2 Trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ tiêm phòng vaccin

Chủ thể cung cấp dịch vụ tiêm phòng vaccin (như nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, phân phối và các cơ sở y tế) có đầy đủ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định. Trách nhiệm của chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ nói chung và cung cấp dịch vụ tiêm phòng vaccin nói riêng gồm các trách nhiệm liên quan đến việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, trách nhiệm bảo đảm chất lượng hàng hóa, trách nhiệm về thu hồi hàng hóa có khuyết tật và bồi thường thiệt hại khi có sự cố,… kể cả trách nhiệm cung cấp thông tin của bên thứ ba thay mặt chủ thể cung cấp hàng hóa nếu việc cung cấp thông tin của bên thứ ba sai lệch so với thực tế gây ra hậu quả, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Trong giao dịch giữa người tiêu dùng và chủ thể cung cấp thì đây là mối quan hệ dựa trên sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí. Tuy nhiên mối quan hệ


này thường mất đi sự cân bằng do người tiêu dùng luôn yếu thế hơn về nhiều mặt như thông tin bất cân xứng, khả năng gánh chịu rủi ro, khả năng đàm phán, thương lượng,… so với chủ thể cung cấp. Chính vì vậy mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật (không chỉ quy định chi tiết trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn có trong các quy phạm pháp luật chuyên ngành) nhằm quy định trách nhiệm của chủ thể cung cấp đối với người tiêu dùng.

Nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ thể cung cấp trong việc cung cấp các bằng chứng giao dịch cho người tiêu dùng, Điều 20 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định các chủ thể cung cấp phải cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người tiêu dùng. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì chủ thể cung cấp phải tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng có thể tiếp cận, truy cập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu giao dịch.

Để đảm bảo cho người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin có thể đưa ra quyết định hay lựa chọn vaccin và dịch vụ tiêm phòng vaccin thì điều quan trọng nhất đối với họ là về thông tin cơ bản về hàng hóa đó, như thông tin về nguồn gốc xuất xứ, giá cả, chất lượng, thành phần, tính năng, phương thức thanh toán, cách sử dụng,… Ngoài ra những thông tin liên quan đến chủ thể cung cấp như thương hiệu, uy tín, năng lực, địa điểm kinh doanh, quá trình tư vấn, chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ,… cũng được người tiêu dùng quan tâm.

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bao gồm: ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí