Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Với Tư Cách Là Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo, Người Bị Kết Án.


Bộ luật hình sự năm 1999 là sự tiếp nối của Bộ luật hình sự năm 1985 đồng thời khắc phục những thiếu sót và dành riêng Chương X quy định về người chưa thành niên.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng đã dành phần thứ Bảy - Thủ tục đặc biệt tại chương XXXI quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Theo đó, chế độ bắt, tạm giữ, tạm giam được chia ra: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” và “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” (Điều 273). Và chế độ giam giữ đối với họ cũng được áp dụng theo một chế độ riêng biệt. “Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không được giam chung người chưa thành niên với người thành niên”( Điều 278).

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khắc phục những nhược điểm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đồng thời có những bổ sung phù hợp với công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới. Tại Phần thứ bẩy quy định thủ tục đặc biệt dành cho người chưa thành niên.


Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu khái niệm về người chưa thành niên và lược sử hình thành, phát triển các quy định về người chưa thành niên cho thấy:

Thứ nhất, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong tư pháp hình sự là một vấn đề quan tâm đặc biệt của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ các quy định của Hiến pháp, pháp luật nước ta đã


thể chế hoá quyền của trẻ em trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tạo thành một hệ thống văn bản thống nhất; trong đó có quyền của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành. Trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có người chưa thành niên tham gia, Đảng và Nhà nước ta có chính sách hình sự cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng có cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp c ủa nhân chứng, bị hại là người chưa thành niên và của người chưa thành niên phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Thứ hai, luận văn xin mạnh dạn đưa ra các khái niệm về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người bị hại (nạn nhân), nhân chứng là người chưa thành niên, khái niệm bảo vệ quyền cho người chưa thành niên khi tham gia tố tụng với các tư cách khác nhau nhằm mục đích thống nhất các thuật ngữ sử dụng trong tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên và đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng đắn và đầy đủ.

Thứ ba, việc tổng kết lịch sử các chế định về bảo vệ quyền của người chưa thành niên nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong các quy định trước đây. Các chế định về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên mặc dù chưa được tập hợp thống nhất trong một văn bản pháp luật nhưng cũng đã phần nào thể hiện được chính sách nhân đạo của nhà nước đối với đối tượng là trẻ em còn “non nớt” cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau các lần pháp điển hoá, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự ra đời đã ghi nhận và thể hiện quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người chưa thành niên là người bị hại (nạn nhân), nhân chứng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án là người chưa thành niên - coi họ là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 5


Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG


2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN


2.1.1. Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án.

Người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt bởi họ còn non nớt về lý trí và tình cảm, chưa có năng lực hành vi đầy đủ nên khi xử lý họ phải tuân theo những quy định riêng.

Pháp luật hình sự nước ta từ trước tới nay luôn thể hiện rõ việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên phù hợp với các quy định chung của Công ước quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quốc gia nhằm thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập xã hội của người chưa thành niên.

2.1.1.1. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

“Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội là tổng hợp các quy phạm của pháp luật hình sự thực định thể hiện tính nhân đạo của chính sách hình sự của Nhà nước để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn so với mức độ trách nhiệm hình sự của người thành niên”[32- tr20]

Khoản 1 Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định về việc đối xử với người chưa thành niên phạm tội phải “Theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về nhân cách, phẩm giá, tăng cường lòng tự trọng của trẻ em đối với các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người khác. Cách thức đối xử cũng phải tính đến độ phát triển của trẻ em và mong


muốn thúc đẩy sự tái hoà nhập và đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội của trẻ em”.

Để phù hợp với tinh thần công ước và Quy tắc Bắc Kinh, pháp luật hình sự Việt Nam cũng xây dựng những nguyên tắc xử lý nhằm mục đích giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh. Điều 69 Bộ luật hiìh sự quy định các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

* Nguyên tắc 1:

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Mục đích của việc xử lý người chưa chưa thành niên có hành vi phạm tội là nhằm giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là nguyên tắc bao trùm, mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên, các cơ quan có thẩm quyền đều phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này của Công ước quốc tế về quyền trẻ em và quy tắc Bắc Kinh. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 cũng đã thể chế được nguyên tắc này tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự. Để thực hiện được nguyên tắc này, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của họ, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm để xác định rõ ý thức phạm tội của họ, trên cơ sở đó:

- Xem xét trách nhiệm pháp lý của người chưa thành niên đã thực hiện hành vi phạm tội,


- Xác định cơ sở cho việc áp dụng hình thức và biện pháp áp dụng để giáo dục và xử lý thích hợp,

- Có những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan tư pháp còn phải xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thông qua việc đánh giá mức độ thiệt hại.

Khi xử lý người chưa thành niên phạm tội, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thông qua việc đánh giá mức độ thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Có như vậy mới giúp họ nhận thức ra lỗi lầm và sửa chữa để trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.

Tính bền vững của ý thức phạm tội trong những trường hợp người chưa thành niên phạm tội rất khác nhau, nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn các biện pháp xử lý áp dụng đối với họ. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền còn cần làm rõ nguyên nhân và điều kiện mà người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội - có thể xuất phát từ chính môi trường xã hội hoặc từ chính bản thân người thực hiện, từ đó có biện pháp cụ thể đấu tranh ngăn ngừa hiện tượng phạm tội của người chưa thành niên. Trách nhiệm này không những của cơ quan tư pháp mà còn là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, như: Cơ quan giám định có trách nhiệm giúp cơ quan tư pháp xác định về tình trạng tâm thần của người chưa thành niên phạm tội. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá về ý thức chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, nhà trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá về ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, nhà trường có trách nhiệm


trong việc đánh giá về ý thức, năng lực học tập của học sinh, khả năng trí tuệ của người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội.

Thể hiện chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa, pháp luật hình sự của nhà nước ta chỉ áp dụng các biện pháp trừng trị đối với những người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao và người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xử lý người chưa thành niên phạm tội, các nguyên tắc khác chỉ nhằm để bổ trợ và khẳng định nguyên tắc này.

* Nguyên tắc 2:

Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng do lỗi vô ý, gây thiệt hại không lớn cho xã hội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Đây là nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Về nguyên tắc, người chưa thành niên phạm tội mà có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 phải chịu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, những người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi vẫn chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và nhân cách nên pháp luật hình sự không coi những người này có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ giống như người đã thành niên khi cùng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, ngoài những điều kiện chung được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999, người chưa


thành niên phạm tội còn được miễn trách nhiệm hình sự khi đã thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

- Chưa gây ra thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn.

- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không nhất thiết phải là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

- Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự đã mở rộng để người chưa thành niên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình ngay trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội bình thường dưới sự giúp đỡ và giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc gia đình.

* Nguyên tắc 3:

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong những trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội và những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa sâu sắc trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra trong những trường hợp sau đây:

- Trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, tính cần thiết thể hiện ở chỗ: Xác định được người chưa thành

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí