Đối Tượng Chứng Minh Trong Vụ Án Có Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên.


Về phía uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người chưa thành niên phạm tội cư trú và tổ chức xã hội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục có trách nhiệm:

Phân công, giới thiệu người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.

Tạo điều kiện giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm ổn định cuộc sống.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người chưa thành niên phạm tội trong việc giáo dục và cảm hoá người chưa thành niên phạm tội để họ sửa chữa lỗi lầm.

Yêu cầu người chưa thành niên phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý khi cần thiết.

Kịp thời biểu dương khi ngưòi chưa thành niên phạm tội có tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công.

Xem xét giải quyết cho người chưa thành niên phạm tội vắng mặt tại nơi cư trú.

Đề nghị hoặc theo đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Toà án cấp huyện nơi người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này khi người đó chấp hành được một phần hai thời hạn và có tiến bộ.

Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được áp dụng khi môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội có những điều kiện tốt cho việc giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội thông qua các hoạt động học tập,


Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 8

lao động, sinh hoạt của họ. Trong trường hợp môi trường xã hội của người chưa thành niên không đáp ứng được đầy đủ các đìều kiện về giáo dục và cải tạo thì phải áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Đây là biện pháp tư pháp đối với nguời chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy cần thiết phải có kỷ luật chặt chẽ và cần phải cách ly họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội với thời hạn từ một năm đến hai năm.

Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được nhà nước thành lập để giáo dục, cảo tạo người chưa thành niên phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. Đây là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này được áp dụng khi xét thấy cần thiết phải cách ly người chưa thành niên khỏi môi trường mà họ đang sống để giáo dục, cải tạo họ vì môi trường mà họ đang sống không có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên. Chẳng hạn: Bố mẹ, anh chị em, bạn bè của họ là người có tiền án hoặc thường xuyên vi phạm pháp luật, có nhân thân không tốt, có ảnh hưỏng xấu đến họ.

Biện pháp này bắt buộc người chưa thành niên phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải cách ly khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hoá và nghề nghiệp. Tại trường giáo dưỡng, họ được rèn luyện và cải tạo lối sống và ý thức pháp luật. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp áp dụng hình phạt tù và nếu có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường khi đã chấp hành xong được một nửa thời hạn, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.

2.1.1.4. Đối tượng chứng minh trong vụ án có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên.


Đối tượng chứng minh theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

“1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội.

3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”

Tuy nhiên, đối với những vụ án hình sự mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì ngoài những vấn đề cần phải chứng minh như vụ án thông thường khác thì còn phải chứng minh những tình tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử cần phải làm rõ: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần; mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Sở dĩ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như vậy là do những đặc điểm riêng liên quan đến yêu cầu giải quyết vụ án mà có những nguời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, cụ thể như sau:

Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Việc xác định tuổi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên không những cần thiết cho việc xem xét về khả năng truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc xác định tuổi còn cần thiết cho việc


áp dụng hình phạt, các biện pháp tư pháp thích hợp và đảm bảo chế độ thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử khi có các căn cứ kết luận rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Do vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc xác định tuổi của những đối tượng này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Song, trên thực tế, không phải mọi trường hợp người chưa thành niên đều có đầy đủ giấy khai sinh hoặc giấy tờ tuỳ thân khác, như: Chứng minh thư nhân dân, giấy xác nhận là con nuôi…hoặc có những giấy tờ đó nhưng ngày, tháng, năm sinh lại khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án. Theo Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 1986 hướng dẫn cách tính tuổi tròn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tính đủ ngày, đủ tháng, đủ năm cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong trường hợp không xác định được tuổi cụ thể của họ. Tuy nhiên, Nghị quyết số 02 cũng chưa có những giải thích đầy đủ và chặt chẽ về cách tính tuổi cho người chưa thành niên nên cũng dẫn đến những vấn đề lầm lẫn trong hoạt động tố tụng. Để giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng, Toà án nhân dân Tối cao đã có công văn số 81 ngày 10/6/2002 giải đáp những vướng mắc về nghiệp vụ trong đó có hướng dẫn về cách tính tuổi cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên như sau: Nếu xác định được tháng nhưng không xác định được ngày nào trong tháng ấy thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh. Nếu xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý thì lấy ngày cuối cùng của quý đó là ngày sinh. Nếu xác định


được nửa năm hay cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào thì lấy ngày 30/6 hoặc ngày 31/12 của năm đó làm ngày tháng năm sinh. Nếu không xác định được ngày, tháng, quý nào thì ngày 31/12 của năm đó được coi là ngày tháng năm sinh của người chưa thành niên phạm tội. Hướng giải quyết như vậy sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng dễ giải quyết hơn trong những việc xác định về độ tuổi đối với người chưa thành niên phạm tội. Hơn nữa, công văn này còn thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của nước ta áp dụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Bên cạnh việc xác định độ tuổi, Bộ luật tố tụng hình sự cũng đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người bị tạm giữ bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá chứng cứ và quy mức độ trách nhiệm hình sự đối với họ. Sự phát triển thể chất không bình thường ở người chưa thành niên là những tác nhân quan trọng gây nên sự rối loạn về nhân cách, đẩy người chưa thành niên vào con đường phạm tội. Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cần phải làm rõ sự không bình thường về thể chất có ảnh hưởng như thế nào tới việc thực hiện hành vi phạm tội đó.

Mức độ phát triển về tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi phạm tội (ví dụ như người thiểu năng về trí tuệ). Thông thường những vấn đề này được xác định qua lời khai của cha mẹ, giáo viên, đoàn thanh niên, tài liệu y tế, kết luận giám định của cơ quan chuyên môn khi có những nghi ngờ về khả năng nhận thức hoặc khai báo đúng đắn của họ.

Ngoài việc xác định tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, các cơ quan tiến hành tố tụng còn cần phải làm rõ mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Bởi ở độ tuổi đó khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi họ


còn bị tác động mạnh của những điều kiện bên ngoài hoặc có người thành niên xúi giục, từ đó dẫn đến hành vi phạm tội. Đây là điều hết sức lưu ý để xử lý đúng đắn vụ án hình sự loại này cũng như xử lý với những trường hợp người thành niên đã có hành vi xúi giục người chưa thành niên và đưa họ vào con đường phạm tội.


Điều kiện sống và giáo dục

Việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của họ, làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội, làm cơ sở cho việc áp dụng những biện pháp xử lý, giáo dục, cải tạo có hiệu quả. Đặc biệt, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ điều kiện sống và thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái, nói cách khác là phải xem sự giáo dục từ phía gia đình đối với người chưa thành niên phạm tội. ảnh hưởng từ gia đình có tác động đến việc hình thành nhân cách và xử sự của con người. Sống trong những gia đình khuyết thiếu như: Cha mẹ ly hôn, bố hoặc mẹ mất, người chưa thành niên thiếu quan tâm từ phía gia đình, cha mẹ đánh đập thô bạo con cái...dẫn đến người chưa thành niên có những hành vi, cách xử sự lệch chuẩn. Với điều kiện sống và giáo dục như thế, người chưa thành niên thường có thói quen sống dựa vào người khác, ích kỷ, bỏ nhà đi lang thang là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội.

Nếu gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục, định hình nhân cách thì môi trường giáo dục góp phần đào tạo nhân cách của các em. Nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi trau dồi, bồi dưỡng nhân cách của học sinh. Môi trường xung quanh trường học cũng có tác động không nhỏ đến việc các em thực hiện hành vi phạm tội.


Việc xác dịnh điều kiện sống và giáo dục người chưa thành niên cả ở gia đình lẫn trường học giúp cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Điều kiện sinh sống và giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của người chưa thành niên và đồng thời nó cũng liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Do đó, khi giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì các cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải xác định những tình tiết này.

Việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục

Để cho việc điều tra, truy tố, xét xử một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; đồng thời phát hiện cả những đồng phạm trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cần phải xác định có hay không có người đã thành niên xúi giục, bởi người chưa thành niên là những người nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống nên rất dễ bị lợi dụng, rủ rê, lôi kéo, kích động...dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Trong thực tế, các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc bất mãn với bố mẹ, thầy cô là những đối tượng dễ bị lôi kéo nhất. Những người thành niên thường lợi dụng tâm lý các em thích vật chất tâm thường và dạy các em những chiêu thức của những kẻ phạm tội chuyên nghiệp.

Việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định trường hợp phạm tội do bị người khác đe dọa, cưỡng bức là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự). Ngoài ra, có phát hiện được người xúi giục mới có tác dụng phòng ngừa đươc việc phạm tội của người chưa thành niên. Vì thế, pháp luật tố tụng hình sự đồi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phỉa làm rõ có hay không có yếu tố “xúi giục” của người chưa thành niên trong những vụ án có người chưa thành niên phạm tội.


Nguyên nhân và điều kiện phạm tội

Trong những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên việc xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Muốn xác định nguyên nhân phạm tội trước hết phải xem xét ở các nguyên nhân xã hội.

Người chưa thành niên trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình chịu ảnh hưởng môi trường gia đình mà trước hết phải kể đến vai trò của mẹ và những người thân khác như ông bà, anh chị em…Sự buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến con đường phạm tội. Do bị cuốn vào vòng làm ăn kinh tế nên nhiều bậc phụ huynh lơ là việc uốn nắn, chỉnh những hành vi sai trái của con em mình; hay như mâu thuẫn gia đình làm rạn nứt quan hệ truyền thống.

Nhà trường cũng được xem là một yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triền nhân cách của các em. Bởi phần lớn trong quá trình hình thành nhân cách của con người các em sinh hoạt ở trường học.

Tuy nhiên, từ thực tiễn điều tra cho thấy, Cơ quan điều tra chưa có sự chú ý đúng mức đến việc chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên mà chỉ tập trung vào việc xác định các tình tiết để chứng minh bị can có hành vi phạm tội hay không, thời gian, địa điểm phạm tội. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ quan điều tra chưa có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xác minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên. Việc làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội tạo cơ sở cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Bên cạnh việc chưa chú ý đúng mức việc xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên trong quá trình điều tra, truy tố và

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí