Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THANH


BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ : 60 38 40


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Quang Tiệp


HÀ NỘI - 2008


MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


Trang


1.1.


1.1.1

1.1.2.


1.1.3.


1.2.


1.2.1.


1.2.2.


1.2.3.


1.2.4.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự việt nam

Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự

Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự

Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự

Cơ sở để nhà làm luật quy định quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự

Lược sử hình thành và phát triển những quy định pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ phong kiến (X-XIX)

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ Pháp thuộc Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1945 đến 1985

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa


2.1.


2.1.1.


2.1.1.1

2.1.1.2.


2.1.1.3.


2.1.1.4.


2.1.1.5.


2.1.1.6.


2.1.1.7.


2.1.1.8.

2.1.2.

thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1985 đến nay

Chương 2: Những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

Những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội thông qua chế định hình phạt

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội thông qua các biện pháp tư pháp

Đối tượng chứng minh trong vụ án có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong những vụ án có người chưa thành niên phạm tội

Người tham gia tố tụng trong những vụ án có người chưa thành niên phạm tội

áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội

Thủ tục tố tụng trong vụ án có người chưa thành niên tham gia

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách người bị hại, người làm chứng

2.2.


2.2.1.

2.2.2.


2.2.3.


2.2.4.


2.2.5.

2.2.6


2.2.6.1.

2.2.6.2.

2.2.6.3.

Thực tiễn áp dụng những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Tình hình người chưa thành niên phạm tội gia tăng Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện

Thực tiễn điều tra về điều kiện sống, giáo dục và việc xác định có hay không ngưòi thành niên xúi giục

Thực tiễn áp dụng quy phạm về quyền bào chữa của người chưa thành niên

áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên là người bị hại, người làm chứng.

Hoạt động lấy lời khai Hoạt động đối chất Hoạt động nhận dạng

Chương 3: các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam

3.1. Hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

3.2.1

3.2.2

3.2.3.

3.2.4.

3.2.5.


3.2.6.

3.2.7.

3.2.8.

3.2.9.


3.3.

3.3.1.

3.3.1.1.

3.3.1.2.

3.3.2.


3.3.3

Về phạm vi áp dụng của Bộ luật tố tụng hình sự Về điều tra, truy tố, xét xử

Về bắt, tạm giữ, tạm giam

Về giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội

Về xét xử

Về chấp hành hình phạt tù Về xoá án tích

Hoàn thiện các quy định khác trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật khác

Các giải pháp đảm bảo

Thành lập Toà án cho người chưa thành niên

Lý do thành lập Toà án dnàh cho người chưa thành niên

Về cơ cấu tổ chức

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp, đội ngũ bổ trợ tư pháp

Nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên và cho nhân dân

3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Vấn đề tội phạm và những chính sách, pháp luật tương ứng với nó là hết sức quan trọng đối với mỗi xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng mà ở đó cơ hội và các quyền tự do là tối đa đối với mỗi cá nhân. Tầm quan trọng được nhấn mạnh hơn đối với nhóm tội phạm là người chưa thành niên - nhóm được xem như nền tảng tương lai của mỗi xã hội nhưng lại mang trong mình những đặc trưng hết sức non nớt và cần sự quan tâm giáo dưỡng nhiều hơn cả. Thực tiễn cho thấy điều đó khi Liên hợp quốc tổ chức hội nghị toàn thế giới để bàn cách đấu tranh phòng chống tội phạm là người chưa thành niên cùng với nhiều chương trình, nội dung quan tâm tới nhóm xã hội đặc thù này.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và với vấn đề phạm tội ở người chưa thành niên nói riêng - vấn đề đang ngày càng được xã hội quan tâm, Việt Nam chúng ta cũng đã có những bước đi hết sức kịp thời và phù hợp với các thông lệ cũng như chuẩn mực pháp lý quốc tế.

Có thể nhận thấy những năm gần đây ở nước ta, số lượng người chưa thành niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, tính chất liều lĩnh của hành vi phạm tội. Do người chưa thành niên có những đặc điểm khác so với người thành niên nên trong quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam có những quy định đặc thù áp dụng đối với họ. Bộ luật hình sự năm 1999 dành chương thứ X và Bộ luật tố tụng hình sự trong Phần thứ bảy chương XXXII cũng quy định thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho người chưa thành niên nhằm bảo đảm những quyền lợi của họ.

Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định của tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế cần có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó đội ngũ


cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết về khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu cũng đã cộng thêm những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi tính ưu việt của các quy phạm tư pháp hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận các quy định của pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đưa ra được những căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tư pháp hình sự là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” được xây dựng như một nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc, khách quan khoa học nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn đó.

2. Tình hình nghiên cứu.

Các quy định về người chưa thành niên được quy định trong Chương X Bộ luật hình sự 1999 và trong chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự. Trong khoa học pháp lý hình sự, chế định về người chưa thành niên đã được một số tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, trong đó phải kể đến cuốn: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp năm 1999; hay cuốn Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam, Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp năm 2000; "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội", Luận văn cử nhân Luật của tác giả Nguyễn Trần Bích Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Đỗ Thị Phượng: "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003..., và một số bài viết được đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân của đồng tác giả Lê Cảm và Đỗ Thị Phượng


Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” các số 20,21,22 năm 2004. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các quy định của pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên, thủ tục tố tụng đối với những vụ án có người chưa thành niên tham gia nhưng chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa để từng bước hoàn thiện quy định tư pháp hình sự Việt Nam để bảo vệ quyền cho người chưa thành niên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm đó trong thực tiễn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý lụân chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.

- Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí