Khái Niệm Và Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Các Biện Pháp Tha Miễn Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam

Quyền con người và bảo vệ quyền con người là hai lĩnh vực không thể tách rời. Chúng tồn tại song hành và biện chứng trong nhau. “Quyền con người là quyền và lợi ích của tất cả mọi người. Mức độ bảo đảm quyền con người là một trong những thước đo sự phát triển của xã hội. Bảo đảm quyền con người không chỉ là việc thực hiện các cam kết quốc tế,mà chính là động lực của sự phát triển, là bản chất tốt đẹp của xã hội ta” [36, tr.5]. Trong thực tế, quyền con người muốn được thực thi đúng đắn và nghiêm chỉnh phải đi liền với việc bảo vệ quyền con người. Bảo vệ quyền con người tốt và nghiêm minh là động lực để bảo đảm quyền con người và quyền con người chỉ được bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt nhất thông qua pháp luật. Bởi vậy, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật đồng nghĩa với việc được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế cao nhất - sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Bên cạnh đó pháp luật cũng là tiền đề, là nền tảng để công dân cũng như các cơ quan Nhà nước đấu tranh chống lại mọi biểu hiện, hành vi vi phạm quyền con người.

Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người cũng khẳng định việc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người có thể phải chịu những giới hạn nhất định, những giới hạn đó quy định trong pháp luật, với mục đích bảo đảm sự thừa nhận các quyền và tự do của người khác, hoặc để bảo đảm các yêu cầu về đạo đức, trật tự công cộng và sự thịnh vượng nói chung trong một xã hội dân chủ. Đồng thời, các quyền được ghi nhận trong các công ước có thể hạn chế bởi pháp luật của quốc gia nhưng chỉ trong một chừng mực tương thích với bản chất những quyền đó và chỉ để nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong xã hội dân chủ, công bằng. “Tuy nhiên, có một số quyền nhất định trong các công ước không bao giờ bị hạn chế hoặc tạm dừng việc thực hiện, thậm chí trong những trường hợp khẩn cấp, đó là quyền: sống, tự

do không bị tra tấn, tự do không bị nô lệ hoặc nô dịch thừa nhận tư cách con người trước pháp luật và tự do tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo” [6, tr.40].

Ngày nay, “nhân quyền trở nên có nhiều ý nghĩa hơn chỉ khi chúng có được những nội dung chính trị. Nhân quyền không chỉ là quyền lợi của mỗi người trong tự nhiên mà còn bao hàm quyền lợi của họ trong xã hội. Chúng được bảo vệ bởi Luật pháp và hiến pháp” [36, tr.42]. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung lần thứ 2 năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) đã dành một chương riêng để quy định về quyền con người… Bên cạnh những nghĩa vụ con người còn có một số quyền cơ bản: quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định của pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền bải vệ danh dự, uy tín của mình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức trao đổi thông tin khác; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền khiếu nại, quyền tố cáo; không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế; quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền sống trong môi trường trong lành.

“Các quy định về quyền con người trong Chương II của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện những điểm mới như:

Khẳng định Nhà nước ta công nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã phân định rõ hơn giữa quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

Quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm việc thực hiện quyền con người…

Tập trung quy định các quyền cơ bản trong các quyền con người…

Quy định về các cơ chế bảo đảm quyền con người và quyền công dân để tạo cơ sở cho việc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và quan trọng hơn là việc thực hiện các quyền đó;

Các quy định tại Hiến pháp không quá chi tiết, chỉ có tính chất nguyên tắc, định hướng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng được nguyên tắc chung trong việc giao quyền và hạn chế quyền con người và quyền công dân. Theo đó việc hạn chế các quyền phải do Hiến pháp, văn bản luật quy định và chỉ trong bốn trường hợp cần thiết là: Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; vì trật tự, an toàn xã hội; vì đạo đức xã hội và vì sức khỏe cộng đồng;

Quyền không đồng thời là nghĩa vụ mà mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ đã được đặt trong một mối quan hệ xã hội cụ thể;

Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 3

Các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” [1, tr. 50]

- Quyền con người gắn liền với nhân thân và được thừa nhận rộng rãi:

Quyền con người khác quyền công dân, quyền công dân gắn với quốc tịch của con người đó và được nhà nước có quốc tịch bảo hộ, còn quyền con người gắn liền với cá nhân người đó (cả người có quốc tịch và không có quốc tịch), khi sinh ra và tồn tại trong một xã hội nhất định họ đã có sẵn những quyền ấy và những quyền ấy vĩnh viễn gắn liền với nhân thân người đó -

người đó còn tồn tại là còn quyền. Quyền con người đã “trở thành một công cụ thiết yếu để ngăn ngừa xung đột, quyền con người còn là cơ sở chủ đạo trong quản lý nhà nước và dân chủ” [30, tr.69]. Tùy từng hệ thống pháp luật quốc gia mà quyền con người sẽ được thừa nhận và bảo vệ ở các mức độ khác nhau. Việt Nam là thành viên hoặc ra nhập nhiều Công ước khác nhau về vấn đề bảo vệ quyền con người nên vấn đề quyền con người ở nước ta được thừa nhận rộng rãi, coi trọng và thực hiện tương đối tốt.

Để cụ thể hóa vấn đề này ở nước ta, ngay sau đại hội VII năm 1991, ngày 12/7/1991 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chỉ thị số 12-CT/TW - một văn bản quan trọng về vấn đề quyền con người, ghi nhận những quan điểm quan trọng, đó là:

Thứ nhất: Quyền con người là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài trong tự nhiên và trong xã hội qia các thời đại, trở thành giá trị chung của nhân loại.

Thứ hai: Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc.

Thứ ba: Chỉ dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thi quyền con người mới có điều kiện bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất.

Thứ tư: Quyền con người của cá nhân gắn với việc bảo đảm lợi ích của tập thể, của cộng đồng xã hội.

Thứ năm: Quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Thứ sáu: Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia.

Thứ bảy: Quyền con người luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Do vậy,

không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc cá tiêu chuẩn, mô thúc của nước này cho nước khác.

Đến Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta nêu rõ chủ trương bồi dưỡng và phát huy nguồn lực quyền con người và khẳng định: chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân.

Bước sang Thế kỷ XXI với những sự kiện lịch sử trọng đại, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ IX, xác định: Chăm lo cho con người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nội dung đề cập trên thể hiện tính hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng về quyền con người, đây cũng là cơ sở cho việc ghi nhận quyền con người luôn gắn liền với nhân thân và thừa nhận quyền con người một cách hệ thống, rộng rãi, toàn diện trong xã hội [21].

- Quyền con người có tính đặc thù:

Mặc dù các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và thực hiện việc bảo vệ quyền con người nhưng do hoàn cảnh xã hội, kinh tế mà quyền của con người ở những nhà nước khác nhau được thừa nhận và bảo vệ khác nhau. Ở những quốc gia có nền kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, chế độ an sinh xã hội được thực hiện tốt thì con người sẽ được hưởng thụ các giá trị văn hóa, vật chất tốt hơn các quốc gia khác không có điều kiện như vậy.

Trong mỗi quốc gia cụ thể, để giải quyết các vấn đề cụ thể về quyền con người phải kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù. Thừa nhận tính phổ biến của quyền con người với những giá trị chung của nhân loại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhấn mạnh khi giải quyết vấn đề nhân quyền phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ngoài những giá trị phổ biến, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tuỳ theo chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá dân tộc, tôn giáo

có những giá trị riêng không ai có thể xâm phạm được (nếu nó không đi ngược lại những giá trị chung của nền văn minh nhân loại). Nhà nước ta tôn trọng những giá trị đã được quốc tế thừa nhận, như: Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau; trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hoá và tôn giáo. Đảng ta đã chỉ đạo: Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, từng bước thể chế hoá nội dung các quyền con người phù hợp với điều kiện cụ thể nước ta và với tiêu chuẩn tiến bộ về quyền con người đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Tính đặc thù của quyền con người chỉ có thể được bảo đảm chắc chắn khi tính đến những đặc thù khác nhau ở mỗi khu vực, trong những điều kiện cụ thể về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, chế độ chính trị, chế độ kinh tế.

Như ở nước Việt Nam “từ khi Đảng ta bắt đầu công cuộc Đổi mới xây dựng kinh tế đất nước, và cho đến nay chúng ta đã hội nhập rộng rãi vào thế giới thì các tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố rộng rãi, đời sống của nhân dân được nâng cao. Tất cả mọi công dân đều có quyền đóng góp ý kiến với tính chất xây dựng, nghiêm túc, có trách nhiệm vào tất cả các chủ trương, chính sách hoặc các vấn đề quan trọng của quốc gia. Người dân đã tự giác, hăng hái tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp để hội tụ những tấm lòng nhân ái và đóng góp rất to lớn vào việc thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo” [36, tr.7]

- Quyền con người ở Việt Nam được thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của công dân:

“Nói đến quyền con người là nói tới quyền và tự do của cá nhân, là nói tới trách nhiệm của Nhà nước và công dân. Hồ Chí Minh cho rằng, quyền và tự do của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm. Với Người, xã hội xã hội

chủ nghĩa không đối lập với lợi ích cá nhân, Người nói: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”” [36, tr.12].

Quyền con người thống nhất với quyền dân tộc cơ bản, nhân quyền không được cao hơn chủ quyền. Đây là nguyên tắc bất di, bất dịch, xuyên suốt. Đảng ta cho rằng, sự nghiệp giải phóng con người, đưa lại các quyền tự do cá nhân gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cải tạo xã hội cũ. Bài học “nước mất - nhà tan” đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam được đúc rút qua lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Qua kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, Đảng ta khẳng định rằng, chỉ ở một nước độc lập thực sự, chỉ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người mới được thực thi đầy đủ và có điều kiện để bảo đảm một cách chắc chắn. Đấu tranh chống các thế lực thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc cũng là nhằm giành quyền tự do cho cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chủ quyền quốc gia hay quyền dân tộc tự quyết và quyền con người tuy là những phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau. Thực thi quyền con người phải dựa trên cơ sở ưu tiên bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, chủ quyền quốc gia. Nếu dân tộc không được độc lập, chủ quyền quốc gia không được xác lập thì không có quyền con người.

Quyền con người ở Việt Nam được thể hiện trong quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện quyền con người gắn liền với quá trình thực hiện dân chủ hoá xã hội. Cương lĩnh của Đảng chỉ rõ, dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thể hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân cử

ra và bằng hình thức dân chủ trực tiếp; dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Quyền con người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ công dân, giữa quyền, lợi ích cá nhân với quyền và lợi ích cộng đồng. Các quyền và lợi ích của công dân nước ta luôn được gắn với nhau, được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Công dân Việt Nam được thực hiện các quyền tự do cá nhân mà pháp luật không cấm, nhưng quyền tự do cá nhân không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và cộng đồng, không được thực hiện các hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự luật pháp xã hội chủ nghĩa.

1.2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.2.1. Khái niệm các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam “Trong bất kỳ một nhà nước pháp quyền đích thực nào, các quy định

của pháp luật hình sự đều có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng là nhằm bảo vệ các quyền tự do của con người và của công dân với tư cách là những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận của của nền văn minh nhân loại tránh khỏi không chỉ sự xâm hại có tính chất tội phạm của công dân khác, mà còn tránh khỏi sự tùy tiện của một số quan chức trong bộ máy công quyền…” [11, tr.7]. Tuy Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành chưa chính thức ghi nhận thuật ngữ biện pháp tha miễn nhưng theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì biện pháp tha miễn là những biện pháp nhân đạo của pháp luật áp dụng với người phạm tội gồm 12 chế định: 1) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự); 2) Thời hiệu thi hành bản án (không phải chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản án); 3) Miễn trách nhiệm hình sự; 4) Miễn hình phạt; 5) Miễn chấp hành hình phạt; 6) Giảm mức hình phạt đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023