b) Độc quyền phân phối hoặc cho phép người khác phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
c) Độc quyền định hình hoặc cho phép người khác định hình chương trình phát sóng của mình;
d) Độc quyền sao chép hoặc cho phép người khác sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Hoạt động của các tổ chức phát sóng là việc sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn của người khác để truyền tải đến công chúng, nên khi sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn để phát sóng, tổ chức phát sóng phải đảm bảo các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm hoặc của người biểu diễn và chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Vì vậy, tổ chức phát sóng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu sử dụng tác phẩm chưa công bố để thực hiện chương trình phát sóng [25, điểm đ khoản 1 Điều 20]. Thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm, các bên thỏa thuận nhuận bút. Nếu sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng thì tổ chức này không phải xin phép tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm nhưng phải trả thù lao, nêu tên tác giả và phải đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm [25, khoản 1 Điều 26].
b) Nếu sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào thì tổ chức phát sóng phải trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình đó [25, khoản 1 Điều 33].
c) Nếu thực hiện chương trình phát sóng trực tiếp cuộc biểu diễn với mục đích thương mại thì tổ chức phát sóng phải xin phép chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn (đây là độc quyền của chủ sở hữu cuộc biểu
diễn theo điểm c khoản 3 Điều 29, Luật SHTT) trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng, tổ chức phát sóng phải nêu tên người biểu diễn, trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và phải đảm bảo sự vẹn toàn hình tượng của người biểu diễn. Nếu sử dụng tác phẩm cải biên, chuyển thể để thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, ngoài nghĩa vụ nêu tên tác giả của tác phẩm, đảm bảo tính toàn vẹn nội dung tác phẩm, trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm cải biên, chuyển thể thì tổ chức này còn phải trả thù lao cho tác giả của tác phẩm gốc điều này là phù hợp với qui định tại khoản 3 Điều 20 Luật SHTT.
Thực trạng vi phạm quyền liên quan của tổ chức phát sóng vẫn còn nhiều bức xúc, mặc dù các qui định của pháp luật bảo hộ tương đối đầy đủ, như vụ việc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) bị xâm phạm bản quyền truyền hình cuộc thi Miss World năm 2006 tại Trung Quốc. Tại cuộc thi Miss World 2006 diễn ra tại Trung Quốc, VTV từng thông báo rộng rãi Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC đã có hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng khi tự ý thu sóng từ kênh Star World và phát chương trình Miss World 2006 trên kênh VTC1 vào trưa ngày 1/10, trong khi VTV đã phải bỏ tiền mua bản quyền phát sóng độc quyền chương trình và dự kiến tường thuật vòng Chung kết cuộc thi này vào tối ngày 1/10. Sự việc trên cho thấy quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà pháp luật bảo hộ độc quyền cho VTV đã bị VTC vi phạm.
Cũng liên quan đến quyền của tổ chức phát sóng là VTV, một sự việc đáng tiếc xảy ra làm thiệt hại không nhỏ không những đối với tổ chức phát sóng mà còn cả đối với cộng đồng, đó là vụ việc VTV đã bị mất quyền phát sóng chương trình truyền hình trực tiếp cuộc thi Hoa hậu thế giới năm 2008 vì một số các Website tại Việt Nam đã tự ý thu lại tín hiệu các phần thi của cuộc thi Hoa hậu thế giới 2008 từ VTV3 để phát trực tuyến trên Wesite của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 6
- Nội Dung Quyền Của Người Biểu Diễn
- Nội Dung Quyền Của Nhà Sản Xuất Bản Ghi Âm, Ghi Hình
- Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Liên Quan
- Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 11
- Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Có Website, thậm chí còn thu lại chương trình để lưu trữ trên Web và tiến hành phát lại. Với việc các phần thi của cuộc thi Hoa hậu thế giới 2008 bị đưa lên mạng, tất cả mọi nơi trên thế giới dù kể cả không có được bản quyền cuộc thi này cũng vẫn có thể xem được chương trình. Bất kể vì mục đích nào, việc làm trên có thể nói đã vi phạm nghiêm trọng bản quyền truyền hình cuộc thi Hoa hậu thế giới 2008. RAAS (là công ty được Tổ chức Miss World trao quyền cung cấp bản quyền chương trình này miễn phí, thông qua RAAS để phát sóng miễn phí trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam) đã phản ứng khá gay gắt trước hiện tượng này và kết cục là đi tới quyết định ngừng cung cấp bản quyền phát sóng đêm chung kết Hoa hậu thế giới 2008 cho VTV. Như vậy, VTV đã bị thiệt, khán giả Việt Nam đã bị thiệt bởi một nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của VTV. Việc RAAS ngừng cung cấp bản quyền truyền hình đêm chung kết Hoa hậu thế giới 2008 cho VTV là một sự cố đáng tiếc. Sự cố ấy đã lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình tại Việt Nam. Không được tường thuật trực tiếp đêm chung kết Miss World 2008, Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị đầu tiên bị thiệt hại về uy tín (dù cho đó là xuất phát từ nguyên nhân khách quan). Sau VTV, các khán giả xem truyền hình tại Việt Nam là người chịu thiệt khi không thể trực tiếp chứng kiến đêm chung kết Hoa hậu thế giới 2008 – một sự kiện văn hoá lớn được chờ đợi từ rất lâu. Số tiền quảng cáo mà VTV dự kiến thu được từ chương trình tường thuật trực tiếp đêm chung kết để chuyển đến quỹ “Nối vòng tay lớn” giúp đỡ người nghèo, do sự cố trên cũng đã tiêu tan. Và cho đến lúc này, những người nghèo tại Việt Nam là đối tượng tiếp theo bị ảnh hưởng từ sự cố. Thiện ý của tổ chức Hoa hậu thế giới, của RAAS, của VTV đối với những người nghèo, cuối cùng lại bị hành động vi phạm bản quyền của một số Wesite phá hỏng. Cuối cùng, từ sự cố trên, hình ảnh của Việt Nam trong vấn đề bản quyền lại một lần
nữa bị làm tổn hại. Câu hỏi được đặt ra đến bao giờ tại Việt Nam, những sự việc vi phạm đáng tiếc như trên mới ngừng xảy ra?
2.4 Giới hạn quyền liên quan
Giới hạn quyền liên quan là việc pháp luật qui định các trường hợp sử dụng, khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền liên quan mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan. Theo qui định Điều 32 Luật SHTT, các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân. Các qui định về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan nói riêng đều có qui định đối với việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ vào mục đích nghiên cứu khoa học thì không phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao. Khoa học là sự kế thừa giữa các thế hệ với những nghiên cứu và sáng tạo mới trên nền tảng các thành tựu khoa học đã có. Do vậy, qui định trên cũng là một trong các điều kiện thúc đẩy khoa học phát triển.
b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy ;
c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin. Theo qui định tại khoản 1 điều 24 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006, Trích dẫn hợp lý là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần tuý đưa tin, phải phù hợp với các điều kiện sau: Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin; Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để
trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Bản sao tạm thời là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện, thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ chính thức. Qui định này trong phạm vi hẹp chỉ đối với tổ chức phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng, và mục đích sử dụng cũng chỉ được nhằm mục đích phát sóng.
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao [26, Điều 33]. Tỉ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác do các chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thoả thuận.
Các chủ sở hữu quyền liên quan có thể ủy thác cho tổ chức đại diện tập thể quyền liên quan thực hiện việc thu và phân phối tiền, thù lao và các quyền lợi vật chất khác khi tác phẩm quyền liên quan được khai thác, sử dụng. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được ủy thác được hưởng một khoản phí nhất định theo thoả thuận.
Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ [26, khoản 1 Điều 35].
b) Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thoả thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật [26, khoản 2 Điều 35].
Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
2.5 Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan là khoảng thời gian nhất định do pháp luật qui định nhằm bảo hộ các quyền của chủ thể quyền liên quan. Theo qui định tại Điều 34 Luật SHTT quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình, bản ghi âm, ghi hình được công bố hoặc định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố, chương trình phát sóng
được thực hiện. và các thời hạn bảo hộ sẽ kết thúc vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm châm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền của người biểu diễn được bảo hộ theo qui định tại khoản 1 Điều 34 Luật SHTT “Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình”. Tuy nhiên, cả hai quyền này pháp luật hiện hành qui định thời hạn bảo hộ là cùng là năm mươi năm [25, khoản 1 Điều 34]. Vì Giả sử rằng khi người biểu diễn chỉ có quyền nhân than mà không có quyền tài sản thì cũng chỉ có thể áp dụng thời hạn bảo hộ qui định tại khoản 1 Điều 34.Thời hạn bảo hộ quyền liên quan không có sự phân biệt như trong các qui định về thời hạn bảo hộ của quyền tác giả. Đây là điểm khác so với quyền tác giả vì trong quyền tác giả thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là không chuyển dịch và vô thời hạn [25, khoản 1 Điều 27]. Việc qui định quyền nhân thân của người biểu diễn chỉ được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình chưa rõ mục đích của nhà làm luật là gì? Nhưng có thể thấy chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chỉ cần so sánh với quyền nhân thân trong quyền tác giả, cùng một quyền được nêu tên khi tác phẩm hay cuộc biểu diễn được sử dụng [25, khoản 2 Điều 19 và điểm a khoản 2 Điều 29], trong khi quyền tác giả lại bảo hộ vô thời hạn thì quyền liên quan của người biểu diễn lại bảo hộ là năm mươi năm. Cũng có quan điểm cho rằng việc xác định bảo hộ quyền nhân trong quyền liên quan có thời hạn 50 năm là do các quyền nhân thân đó chỉ được thực hiện và bảo đảm khi bản định hình cuộc biểu diễn còn tồn tại, trong khi do đặc tính kỹ thuật, các bản định hình cuộc biểu diễn chỉ có thể bảo quản được trong một thời hạn nhất định. Hơn nữa, với thời hạn bảo hộ năm mươi năm cũng đủ thời hạn cho người biểu diễn khai thác hết các giá trị kinh tế đối với cuộc biểu
diễn của mình, đồng thời cũng đảm bảo cho lợi ích cho các chủ thể khác trong xã hội khi sử dụng các tác phẩm có sự bảo hộ này [10].
Tuy nhiên, về bản chất quyền nhân thân trong quyền tác giả và quyền liên quan là tương đối giống nhau. Hơn nữa quyền liên quan luôn phát sinh trên cơ sở quyền tác giả và tồn tại song song với quyền tác giả. Vì vậy, việc qui định thời hạn bảo hộ là năm mươi năm là chưa phù hợp, ví dụ như các cuộc biểu diễn của ông vua nhạc Pop Micheal Jackson sau năm mươi năm nữa sẽ có thể bị người khác đổi thành tên khác khi được sử dụng, khai thác. Hay giả sử bản ghi âm, ghi hình có sử dụng cuộc biểu diễn của người biểu diễn, sau năm mươi năm nữa khi bản ghi âm, ghi hình được sử dụng, phát sóng thì có thể thay đổi tên của người biểu diễn đó được.