Pháp Luật Quốc Gia Khác Về Bảo Hộ Quyền Liên Quan.

thể như tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng các quốc gia ký kết thỏa thuận cho ra đời công ước liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh tại Brussels (Công ước Brussles) ngày 21/05/1974. Công ước Brussels ra đời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các quốc gia thành viên có tác phẩm trong các chương trình truyền qua vệ tinh, đánh dấu bước tiến trong việc nhận thức việc bảo hộ các quyền của các chủ thể liên quan đối với tín hiệu mang chương trình được mã hóa.

Nền kinh tế phát triển cao cùng với sự quốc tế hóa các hoạt động của mọi mặt đời sống xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là trong hoạt động thương mại, các hàng hóa trong giao lưu thương mại quốc tế ngày nay chiếm tỷ trọng hàm lượng trí tuệ rất cao, đòi hỏi bức thiết về quyền lợi của các chủ thể có liên quan đến hoạt động này. Với mong muốn giảm bớt các lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp, Các quốc gia ký kết cùng thỏa thuận cho ra đời Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Các qui định về quyền liên quan được thể hiện rõ trong Hiệp định tại Điều 14, đó là bảo hộ những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng.

Bảo hộ người biểu diễn chống lại việc ghi âm lần đầu buổi biểu diễn và sao chép bản ghi đó. Chống lại việc phát thanh qua phương tiện vô tuyến và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ; Bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi của họ; Bảo hộ cho các tổ chức phát thanh truyền hình (tổ chức phát sóng) chống

lại việc ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương tiện vô tuyến chương trình, cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình.

Cùng với sự phát triển về thương mại, công nghệ đã tác động nhiều đến cách thức sáng tạo, sử dụng và truyền thông. các tiến bộ khoa học và công nghệ đã tạo ra những cơ hội gần như là vô hạn trong việc truyền bá các tác phẩm trên phạm vi toàn thế giới. Khoa học, công nghệ đã bị lợi dụng trở thành một phương tiện để ăn cắp các tác phẩm của người khác chỉ bằng vài thủ thuật tin học. Nhận thức được điều này, từ cuối những năm 80 trên quốc tế đã đạt ra yêu cầu xây dựng các tổ chức mới nhằm đáp ứng với sự phát triển công nghệ đặc biệt là công nghệ số và Internet. Kết quả là Hiệp ước về bản quyền của WIPO (WCT) và Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm của WIPO (WPPT) đã được thông qua tại một Hội nghị ngoại giao ngày 20/12/1996, có hiệu lực năm 2002. Hiệp ước WPPT ra đời đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong nội dung của pháp luật quốc tế về vấn đề quyền liên quan.

Các qui định về quyền liên quan là công cụ pháp lý hữu hiệu để các nước phát triển vận dụng cho mục đích bảo hộ các tác phẩm dân gian với tư cách là các buổi biểu diễn của các nghệ sỹ, nghệ nhân văn hóa. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian, đồng thời khai thác các lợi ích về thương mại mà các giá trị văn hóa dân gian này mang lại.

1.3.2 Pháp luật quốc gia khác về bảo hộ quyền liên quan.

Để có được cái nhìn rõ nét hơn về quyền liên quan, trên cơ sở nghiên cứu các Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, còn có rất nhiều các nguồn luật khác qui định về vấn đề này. Đó là các đạo Luật của các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi của Đề tài cũng như thời gian có hạn nên không thể nghiên cứu được nhiều Luật của các quốc gia, mà tác giả chỉ nghiên cứu “đạo luật Liên bang về quyền tác giả, quyền liên quan” của Liên

bang Thụy Sỹ. Đây là một đạo luật chuyên ngành về quyền tác giả, quyền liên quan. Không giống như các quốc gia khác qui định về quyền tác giả quyền liên quan trong cùng một đạo luật chuyên ngành về SHTT hay trong cùng với Bộ luật Dân sự. Điều này cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của vấn đề bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan tại Thụy Sỹ. Mặt khác, Thụy sỹ trong những năm gần đây đã có rất nhiều sự giúp đỡ đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Qua đó chúng ta học hỏi được nhiều điều và trong các qui định của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Hệ thống pháp luật của Thụy Sĩ còn được biết tới là một trong những hệ thống pháp luật điển hình của hệ thống luật Civil Law.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 32 bis, Điều 64 và 64 bis của Hiến pháp liên bang Thụy Sỹ và trên cơ sở thông cáo của Hội đồng liên bang ngày 19 tháng 06 năm 1989 Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ đã quyết định ban hành “Đạo luật Liên bang về quyền tác giả và quyền liên quan”. Đạo luật được chia thành 6 phần, với 84 Điều, qui định về quyền tác giả và quyền liên quan. Trong đó, Phần 1 là Đối tượng; Phần 2 quyền tác giả; Phần 3 quyền liên quan; Phần 4 quản lý tập thể; Phần 5 bảo hộ pháp lý; Phần 6 điều khoản cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tại phần 3 qui định về “Quyền liên quan, với 6 điều từ Điều 33 tới Điều 39. Trong đó qui định về quyền của các chủ thể là người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng. Qui định về chuyển giao, thực thi và các giới hạn và ngoại lệ, thời hạn bảo hộ, biện pháp bảo hộ của quyền liên quan.

Theo qui định tại Điều 33 có đưa ra khái niệm người biểu diễn là “Người thể hiện tác phẩm hoặc tham gia sáng tạo vào việc thể hiện tác phẩm” [21]. Ở đây, người biểu diễn là người phải trực tiếp thể hiện tác phẩm hoặc tham gia sáng tạo đối với việc thể hiện tác phẩm. Có sự khác biệt so với

Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 4

Công ước Rome khi đưa ra khái niệm về người biểu diễn bằng cách liệt kê “người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác đóng vai diễn, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc thể hiện các tác phẩm văn học và nghệ thuật” [7].

Trong đó qui định các quyền của người biểu diễn bao gồm các quyền tinh thần (Điều 33a), các quyền tinh thần này được dẫn chiếu tới các qui định của Bộ luật Dân sự tại các Điều 28-28l. Các quyền tài sản của người biểu diễn được qui định tại khoản 2 Điều 33, Điều 35 đó là người biểu diễn được độc quyền đối với cuộc biểu diễn hoặc bản ghi âm cuộc biểu diễn như:

a)Trực tiếp hoặc thông qua bất kỳ phương tiện nào tại bất kỳ nơi nào, thu nhận mà người khác có thể truy cập tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào mà họ lựa chọn;

b) Phát sóng bằng sóng phát thanh, truyền hình hoặc phương tiện tương tự, kể cả mạng máy tính, cũng như tái phát sóng cuộc biểu diễn đã phát sóng với sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật không do tổ chức phát sóng gốc vận hành;

c) Định hình cuộc biểu diễn đó dưới hình thức ghi âm, ghi hình hoặc thiết bị lưu trữ dữ liệu và sao chép các bản ghi đó;

d) Chào hàng, bán hoặc phân phối dưới hình thức khác các bản sao tác phẩm;

e) Thu nhận khi cuộc biểu diễn được phát sóng hoặc tái phát sóng hoặc truy cập.

Ngoài ra, người biểu diễn còn được nhận thù lao cho việc sử dụng bản ghi âm và ghi hình của buổi biểu diễn. Điều này được thể hiện nếu bản ghi âm hoặc ghi hình phát hành ở qui mô thương mại được sử dụng vì mục đích phát sóng, tái phát sóng, công chúng thu nhận hoặc trình bày, người biểu diễn có quyền nhận thù lao. Trong trường hợp người biểu diễn là người nước ngoài

không thường trú tại Thụy Sỹ chỉ được nhận thù lao này khi quốc gia mà họ mang quốc tịch công nhận quyền tương ứng cho công dân Thụy Sỹ. Quyền đòi thù lao này chỉ có thể được thực hiện thông qua tổ chức quản lý tập thể được chấp thuận.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được qui định có độc quyền sau đối với bản ghi: (i) Sao chép và chào hàng, bán hoặc hình thức phân phối khác các bản sao; (ii) Cho phép người khác truy cập tới bản ghi thông qua bất kỳ phương tiện nào mà người truy cập có thể truy cập vào khoảng thời gian và địa điểm mà họ lưạ chọn. Nhà sản xuất bản ghi âm có bản ghi âm được sử dụng có quyền hưởng thù lao theo qui định.

Đối với tổ chức phát sóng được pháp luật bảo hộ với các độc quyền như:

(i) Tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; (ii) Thu nhận chương trình phát sóng của mình; (iii) Định hình dưới dạng bản ghi âm, ghi hình hoặc thiết bị lưu trữ dữ liệu chương trình phát sóng của mình và sao chép các bản ghi đó;

(iv) Chào hàng, bán hoặc hình thức phân phối khác đối với bản sao tác phẩm;

(v) Cho phép người khác truy cập vào chương trình phát sóng bằng bất kỳ phương tiện nào và vào bất kỳ thời gian và địa điểm mà người đó lựa chọn”.

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan theo Luật bản quyền Liên bang Thụy Sỹ qui định là 50 năm kể từ khi cuộc biểu diễn tác phẩm do người biểu diễn thực hiện, bản ghi âm, ghi hình được sản xuất hoặc truyền phát sóng. Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày 31 tháng 12 của năm mà sự kiện kể trên xảy ra.

1.4 Lịch sử hình thành, phát triển quyền liên quan tại Việt Nam

1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về quyền liên quan tại Việt Nam

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam có những điểm khác biệt không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ hoàn thiện.

Tại Việt Nam tư tưởng về quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, khoa học đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992. Tư tưởng này tiếp tục được ghi nhận và đồng thời khẳng định việc Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác giả, Điều 60 Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hạot động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [24]. Văn bản pháp lý đầu tiên qui định chi tiết về vấn đề quyền tác giả là Nghị định 142/CP ngày 14/11/1986. Do ra đời mà chưa có tiền lệ, và nhu cầu xã hội chưa thực sự bức thiết nên các qui định trong Nghị định này còn có phần sơ sài. Nghị định chỉ gồm có 8 điều qui định về Khái niệm tác giả, các tác phẩm được bảo hộ, các quyền cơ bản của tác giả, thời hạn bảo hộ, và sơ lược về quyền kế cận. Trong đó có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế lúc bấy giờ.

Đến những năm 90, do tình hình kinh tế có nhiều biên đổi đặc biệt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc mở rộng giao lưu quốc tế. Nghị định 142/CP lúc này không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. vì vậy, ngay từ 1990 Bộ Văn hóa thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã được giao soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả để thay thế. Trong quá trình soạn thảo, chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế từ việc thi hành Nghị định 142/CP và tham khảo một số văn bản pháp luật quốc tế, quốc gia khác về quyền tác giả, quyền liên quan. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp quốc tế khi WIPO cử chuyên gia pháp lý sang góp ý và soạn thảo một luật mẫu về quyền tác giả. Đến năm 1994, chúng ta đã hoàn thành xong việc soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả, và sau đó được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 2/12/1994. Pháp lệnh gồm 7 chương 47

điều qui định khá chi tiết về quyền tác giả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, Pháp lệnh qui định khá đầy đủ từ phạm vi các tác phẩm được bảo hộ, khái niệm tác giả, nội dung các quyền tinh thần và quyền tài sản, thời hạn bảo hộ, chuyển giao quyền tác giả đến các vấn đề như hợp đồng sử dụng tác phẩm, quyền liên quan đến quyền tác giả.

Pháp lệnh trên thi hành chưa được một năm, thì năm 1995 BLDS được ban hành, trong đó có dành riêng phần VI qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan trong BLDS 1995 là những bảo đảm có giá trị pháp lý cao, đồng thời khắc phục một số điểm hạn chế của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả trước đó. Nhìn chung các qui định tại BLDS đã kế thừa nhiều qui định của Pháp lệnh. Lý giải cho điều này là do BLDS được ban hành chỉ sau pháp lệnh khoảng gần một năm, đồng thời xây dựng Pháp lệnh đã tham khảo kinh nghiệm và tính đến xu thế chung trên thế giới đối với việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Sự kế thừa này có thể thấy rõ qua các qui định về khái niệm tác giả, thời điểm phát sinh quyền tác giả, loại hình tác phẩm được bảo hộ, các hình thức sử dụng tác phẩm miễn phí, thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Nhưng bên cạnh đó, BLDS đã bổ sung qui định về việc phân định tác giả-chủ sở hữu tác phẩm, các trường hợp xác định chủ sở hữu tác phẩm… Đồng thời, một số qui định không còn phù hợp đã bị loại bỏ (như các chương về Quản lý nhà nước, Giải quyết khiếu nại tố cáo). Tại BLDS 1995, các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan được tập trung tại phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”, Chương 1 “Quyền tác giả”, Mục 4 “Quyền, nghĩa vụ của ngừời biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình”. Nhìn chung, các qui định này bao quát khá toàn diện các vấn đề, từ định nghĩa tác giả chủ sở

quyền tác giả, người biểu diễn, tổ chức ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình, tới quyền và nghĩa vụ của họ, địa vị pháp lý của họ.

Bên cạnh BLDS 1995, các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan còn nằm rải rác trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan như: Bộ luật hình sự, Luật Báo chí, Luật xuất bản, Luật Hải quan, Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh quảng cáo.

Để hướng dẫn thi hành các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan tại BLDS, nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành, gồm:

- Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1997 về hướng dẫn thực hiện bảo hộ quyền tác giả.

- Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 của Bộ văn hóa thông tin về hướng dẫn nghị định số 76/CP và nghị định số 60/CP.

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BVHTT ngày 5/12/2001 về giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Tòa án.

Nhìn chung, BLDS qui định khá toàn diện, song thường chỉ dừng ở tầm khái quát mang tính nguyên tắc, thiếu sự cụ thể nên khó thực thi trong thực tế. Trên cơ sở BLDS, các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, qui định sơ sài, vụn vặt, rải rác, hiệu lực pháp lý thấp và cũng chưa thể hiện được sự hướng dẫn chi tiết và đầy đủ các vấn đề được qui định trong BLDS. Qua sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước kết hợp quá trình hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu bức thiết trong tình hình mới là cần phải có sự chỉnh sửa lại và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan nói riêng thông qua việc xây dựng một Luật chuyên ngành đủ mạnh để điều chỉnh riêng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí