Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Quốc Gia Về Bảo Hộ Quyền Liên Quan

truyền hình. Trong đó, qui định rõ các quyền mà các chủ thể của quyền liên quan được hưởng. Cụ thể:

a) Người biểu diễn có quyền ngăn cấm hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép như: Đối với việc ghi âm chương trình biểu diễn, Người biểu diễn được ngăn cấm các hành vi ghi âm lần đầu buổi biểu diễn và sao chép bản ghi đó; phát qua phương tiện vô tuyến và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ.

b) Những người sản xuất bản ghi âm có quyền cho phép hoặc cấm việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.

c) Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương tiện vô tuyến chương trình, cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình.

Theo qui định khoản 3 Điều 4 LSHTT Việt Nam: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (sau đây gọi tắt là chương trình phát sóng)” [25].

Như vậy, việc xác định và bảo vệ các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm, pháp luật của các quốc gia trên thế giới còn hướng đến việc bảo hộ (đảm bảo) các quyền của các chủ thể khác có liên quan đến tác phẩm như người biểu diễn sử dụng tác phẩm để biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình sử dụng tác phẩm trong các bản ghi, tổ chức phát sóng thực hiện phát sóng các chương trình phát sóng có tác phẩm. Để tác phẩm đến được với công chúng có thể chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là người trực tiếp thực hiện công việc chuyển tải tác phẩm của mình trước công chúng (tác giả của bản nhạc, ca khúc tự trình diễn). Hoạt động của các

cá nhân, tổ chức này là phương thức đưa tác phẩm tới công chúng nhanh hơn, công chúng dễ đón nhận hơn, theo đó quyền của họ được pháp luật bảo hộ. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải ghi nhận và bảo hộ quyền của các chủ thể này - quyền liên quan tới quyền tác giả. Quyền liên quan được bảo hộ theo hai phương diện:

Thứ nhất, dưới phương diện chủ quan đó là các quyền nhân thân, quyền tài sản của các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chuyển tải, truyền đạt tác phẩm tới công chúng thông qua việc biểu diễn tác phẩm, sản xuất bản ghi âm, ghi hình và phát sóng tác phẩm (việc phát sóng tác phẩm chỉ làm phát sinh quyền tài sản của tổ chức phát sóng nếu có).

Thứ hai, dưới phương diện khách quan đó là tổng hợp các qui định của pháp luật để xác định và bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn tác phẩm, cá nhân, tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phát sóng tác phẩm.

Nói tóm lại, theo quan điểm của tác giả, quyền liên quan là quyền của người biểu diễn, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng được pháp luật bảo hộ đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Trong đó quyền của người biểu diễn bao gồm toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn, quyền của chủ sở hữu quyền liên quan (chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng) bao gồm toàn bộ các quyền tài sản đối cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.2 Khái niệm bảo hộ quyền liên quan

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền liên quan nói riêng đã và đang trở nên phổ biến và tất yếu đối với mọi quốc gia trong quá

Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 3

trình hội nhập và phát triển. Cùng với xu hướng hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi mức độ đáp ứng ngày càng cao của hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng được các điều kiện tối thiểu mà các định chế về thương mại, kinh tế, chính trị trên thế giới đã thiết lập.

Khái niệm về “Bảo hộ” là giúp đỡ, che chở [29]. Bảo hộ quyền liên quan là việc giúp đỡ, che chở để bảo vệ cho quyền của chủ thể quyền liên quan, Tức là quyền lợi hợp pháp của Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng (các quyền nhân thân và quyền tài sản) trước sự xâm phạm của người khác, là bảo vệ quyền của các chủ thể nói trên đối với các thành quả lao động trí tuệ sáng tạo hoặc thành quả đầu tư của họ.

Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ quyền liên quan là hoạt động đảm bảo cho chủ thể quyền trên cơ sở các qui phạm pháp luật về xác lập quyền và thực thi quyền và các qui định về việc hình thành, tổ chức, hoạt động của các thiết chế được nhà nước đặt ra để bảo vệ quyền của các chủ thể quyền liên quan.

Bảo hộ quyền liên quan phải có một hệ thống các qui định pháp lý đầy đủ và hiệu lực từ văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp cho tới các đạo luật chuyên ngành, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành để tạo thành một hệ thống các qui định riêng trong lĩnh vực quyền liên quan. Tại Điều 60 của Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [24]. Trên cơ sở qui định của Hiến pháp, chúng ta thể chế hóa cụ thể qui định trên bằng các qui định trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, các đạo luật chuyên ngành có liên quan như luật xuất bản, luật Báo chí, luật Di sản, luật Điện ảnh, luật Hải quan… Tiếp đó là các Nghị

định, Thông tư hướng dẫn thi hành các đạo luật trên trong đó có lĩnh vực quyền liên quan.

Trong những năm qua, Việt Nam đã hoàn thiện các văn kiện nộp cho các tổ chức quốc tế và đã trở thành thành viên của năm (05) điều ước quốc tế đa phương và hai (02) điều ước quốc tế song phương về quyền tác giả, quyền liên quan, gồm: Công ước Bern bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1971), Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (1974), Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ (1971), Công ước Rome bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng (1961), Hiệp định TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA), Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Việt Nam đã đàm phán và ký kết các hiệp định đối tác về kinh tế, đầu tư, thương mại và dịch vụ trong đó có các điều khoản về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan nói riêng. Có thể kể đến “Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean (AFTA)”, “Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (BTA)”, “Hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc (ACFTA)”, “Hiệp định thương mại tự do Asean - Hàn Quốc (AKFTA)”, “Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) ASEAN – Ôxtrâylia - NewZeland”, “Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA)”, “Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản”, v.v... đã có hiệu lực và đang đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Để các qui định của pháp luật về quyền liên quan thực sự đi vào cuộc sống, Nhà nước một mặt xây dựng các qui định pháp lý, mặt khác lập ra các định chế, cơ quan để thay mặt Nhà nước quản lý, thực thi và bảo vệ cho các qui định pháp lý có hiệu lực. Các thiết chế, cơ quan này được tổ chức thành một hệ thống thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương. Đứng đầu là Chính phủ, thực hiện quản lý thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đó là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý về lĩnh vực quyền liên quan và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của mình. Các UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý trên phạm vi địa bàn tỉnh, với cơ quan giúp việc quản lý lĩnh vực quyền liên quan là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, dưới các Sở là các Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch được đặt tại các huyện, thị xã…ngoài ra, còn có sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành có liên quan trong việc đảm bảo thực thi có hiệu quả pháp luật về quyền liên quan.

Việc bảo hộ quyền liên quan còn thể hiện thông qua hoạt động xác lập quyền của các chủ thể quyền và bảo vệ quyền của các chủ thể này trước sự xâm phạm của người khác.

Quyền liên quan được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm quyền liên quan của chủ thể quyền liên quan, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Căn cứ phát sinh quyền liên quan kể từ khi đối tượng của quyền liên quan được định hình hoặc thực hiện. Như vậy, pháp luật về quyền liên quan không qui định bắt buộc đối với các chủ thể quyền liên quan nghĩa vụ đăng kí và nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Quyền của họ tự động phát sinh và được pháp luật thừa nhận bảo hộ. Việc đăng ký quyền liên quan không phải là căn cứ phát sinh quyền liên quan, mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp về quyền liên quan.

Bảo hộ quyền liên quan không thể thiếu việc bảo vệ quyền trước các hành vi xâm phạm của người khác. Có thể hiểu bảo vệ quyền liên quan dưới

hai góc độ sau: (i) Theo phương diện khách quan, bảo vệ quyền liên quan là tổng hợp các qui định của pháp luật công nhận các chủ thể quyền liên quan được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền liên quan được pháp luật thừa nhận; (ii) Theo phương diện chủ quan, bảo vệ quyền liên quan là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền liên quan tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Các qui định về bảo hộ quyền liên quan một mặt giúp cho các chủ thể quyền bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình, đồng thời cũng khuyến khích để các chủ thể quyền liên quan tích cực tham gia sáng tạo làm nên các tác phẩm để phục vụ cho công chúng. Bảo vệ quyền cho các chủ thể quyền liên quan cũng chính là tạo gia sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các thành phần trong xã hội. tính chất, mức độ bảo hộ của pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng tất cả đều phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu mà pháp luật quốc tế qui định (trong các Điều ước quốc tế về quyền liên quan).‌

1.3 Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo hộ quyền liên quan

1.3.1 Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền liên quan

Trong xu thế hội nhập phát triển và toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại và quan hệ ngày càng mật thiết với nhau. Các quốc gia có ảnh hưởng lớn lẫn nhau cả về chính trị và kinh tế. Nằm trong xu thế đó, vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cũng đang ngày càng trở nên cần thiết đối với mọi quốc gia và buộc họ phải có những cam kết chung cũng như các qui chế riêng trong việc bảo hộ đối với quyền của các tác giả là công dân của mình, hướng tới bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân của nước bảo hộ và trên hết là bảo hộ được nền khoa học, văn học, nghệ thuật của họ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại quốc gia bảo hộ.

Các quốc gia đã ý thức rất rõ vai trò to lớn của việc bảo hộ đối với các tài sản trí tuệ. Họ đã tham gia vào các tổ chức, hiệp hội có liên quan đến lĩnh

vực này, đồng thời họ ký kết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương cho việc ghi nhận sự bảo hộ đối với tài sản trí tuệ của công dân nước mình.

Hiện nay pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền liên quan được qui định trong một số các điều ước quốc tế: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1971); Công ước Rome (1961) về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát thanh; Công ước Geneva (1971) về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép; Công ước Brussel (1974) liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; Hiệp định (1994) về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp ước của WIPO (WPPT) về biểu diễn và bản ghi âm.

Với mong muốn bảo hộ một cách có hiệu quả và đồng bộ đến mức tối đa các quyền lợi của các tác giả đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của công dân các quốc gia thành viên. Công ước Berne ra đời, tạo thành một liên hiệp để bảo hộ các quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của công dân các quốc gia thành viên. Quyền liên quan trong các qui định của công ước Berne được đề cập với thuật ngữ “Quyền kề cận” nhằm để xác định quyền của các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng…

Lo ngại trước tình trạng tràn lan và tăng nhanh các bản sao không được phép của các bản ghi âm và thiệt hại của tình trạng đó gây ra đối với lợi ích của tác giả, người biểu diễn, và nhà sản xuất bản ghi âm. Nhận thấy rằng việc bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống các hành vi làm tràn lan và tăng nhanh các bản ghi âm còn đem lại lợi ích cho người biểu diễn có tiết mục biểu diễn và những tác giả có tác phẩm, được ghi nhận trong bản ghi âm đó. Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép đã được ra đời.

Công ước này ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền liên quan của các quốc gia thành viên.

Cũng với mong muốn bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, và các tổ chức phát sóng, các quốc gia thành viên đã tham gia ký kết cho ra đời công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, và các tổ chức phát sóng tại Rome ngày 26/10/1961. Các quốc gia thành viên cam kết thực hiện bảo hộ đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, các buổi phát sóng của công dân các nước thành viên khi đáp ứng được các tiêu chí bảo hộ của Công ước như quốc tịch, định hình, nơi công bố. Công ước nêu rõ mọi nước ký kết đều phải dành sự đối xử quốc gia cho những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng nếu bất kỳ một trong các điều kiện bảo hộ được qui định trong Công ước này được đáp ứng. Các điều kiện đó bao gồm: (i) Buổi biểu diễn được thực hiện trong một nước thành viên khác; Nhà sản xuất bản ghi âm là một công dân của một nước thành viên khác; Trụ sở của tổ chức phát sóng đặt trong lãnh thổ của một nước thành viên khác (tiêu chí về quốc tịch). (ii) Buổi biểu diễn được định hình vào một bản ghi âm, mà bản ghi âm đó được định hình âm lần đầu được thực hiện tại một nước thành viên khác (tiêu chí về định hình). (iii) Bản ghi âm được công bố lần đầu tại một nước thành viên khác (tiêu chí về nơi công bố).

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, việc sử dụng các vệ tinh để phân phối các tín hiệu mang chương trình ngày càng tăng nhanh cả về mật độ lẫn tầm bao phủ địa lý. Lo ngại vì hiện nay các nhà phân phối trước việc phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh không chủ định giành cho họ, và vì thiếu xót này dường như cản trở sử dụng các truyền thông vệ tinh, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022