Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần làm rò một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc, các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích làm rò một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về lĩnh vực này.

- Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện tại thành phố Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Về phạm vi nghiên cứu, bên cạnh các quy định của pháp luật hiện hành, luận văn có dẫn chiếu đến pháp luật của một số nước trên thế giới về lĩnh vực bảo hiểm xã hội để gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài như:

phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, thống kê…cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đặc biệt là các cơ quan bảo hiểm xã hội, các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất cứ ai có quan tâm đến các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia thành 3 chương như sau:

Chương 1 - Khái quát chung về pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương 2 - Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 3 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1. Quan niệm bảo hiểm xã hội

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại, BHXH đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trên thế giới, thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (the Atlantic Charter 1941)[39]. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - viết tắt của International Labour Organization) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây là mốc quan trọng ghi nhận giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Theo quan điểm của ILO, BHXH giữ vị trí trụ cột, đóng vai trò quyết định của hệ thống ASXH. BHXH được hiểu là “sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”[37].

Về quan niệm BHXH ở nước ta, trước khi Luật BHXH năm 2006 ra đời thì quan niệm về BHXH chưa được ghi nhận cụ thể ở một văn bản nào. Tuy

nhiên, BHXH đã được nghiên cứu và tiếp cận ở những góc độ khác nhau nên đã có những quan điểm về BHXH như: “Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm hay bị mất thu nhập theo lao động”[22, tr52]. Còn có tác giả lại cho rằng: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế, và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già, chết. Đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần bảo đảm an toàn xã hội” [1, tr15]. Cho đến nay, khái niệm BHXH đã được ghi nhận cụ thể tại khoản 1, Điều 3 Luật BHXH năm 2006, theo đó, BHXH được hiểu một cách chung nhất như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, qua các quan niệm trên, có thể hiểu BHXH là một hình thức bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ. Tuy nhiên, những bảo đảm này chỉ được thực hiện khi NLĐ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có

trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ mà mình thuê mướn. Và, tất cả các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.

1.1.2. Quan niệm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Dưới góc độ pháp lý thì “Bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm trợ cấp nhằm ổn định đời sống cho người lao động khi họ gặp những rủi ro, hiểm nghèo trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không còn khả năng lao động”[27, tr312,313].

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật BHXH trên thế giới cho thấy, BHXH bắt buộc là vấn đề của mỗi quốc gia. Từ cuối thế kỷ thứ XIX chính quyền nhiều bang ở Đức bắt tay với giới thợ thuyền lập quỹ ốm đau do chính những người thợ đóng góp bắt buộc để tương trợ cho những người bị ốm đau. Đây là lần đầu tiên đánh dấu sự ra đời của loại hình BHXH bắt buộc. Người có công đầu trong việc xây dựng và ban hành pháp luật BHXH thuộc về Tể tướng Đức Bismac (Bismarck). Chính ông đã đưa ra quan điểm: “Bảo hiểm xã hội là sự tương trợ của cộng đồng đối với người lao động, trên cơ sở gắn liền với nghĩa vụ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và trách nhiệm của xã hội (tức là của Nhà nước).”

Năm 1883, đạo luật đầu tiên về BHXH ở Đức ban hành, nhằm trợ cấp cho NLĐ bị ốm đau. Năm 1884 mở rộng thêm dạng trợ cấp rủi ro nghề nghiệp, sau này gọi là trợ cấp TNLĐ, BNN. Đến năm 1889 thì phát triển thêm dạng trợ cấp tuổi già và trợ cấp tàn tật. Pháp luật BHXH của Đức quy định việc tổ chức quản lý thực hiện BHXH gồm 3 bên, là đại diện NLĐ, đại diện NSDLĐ và Nhà nước. Cả 3 bên đều có trách nhiệm đóng góp một phần vào quỹ BHXH và cùng quản lý. Mọi người làm công ăn lương đều bắt buộc phải đóng góp BHXH, không phân biệt thợ lành nghề hay thợ phổ thông, thợ trẻ

hay thợ già, thợ là nam hay nữ. Từ đây, NLĐ được bảo hộ về mặt pháp lý từ phía Nhà nước mỗi khi họ gặp rủi ro hay già yếu.

Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã có pháp luật BHXH về BHXH bắt buộc. Mục đích của pháp luật BHXH bắt buộc ở các nước đều giống nhau là sự bảo vệ cho NLĐ khi gặp phải rủi ro, bất hạnh do bị ngừng hoặc giảm thu nhập thì được nhận trợ cấp để sinh sống. Phạm vi và đối tượng áp dụng của pháp luật BHXH bắt buộc được mở rộng dần. Thông thường, các nước thực hiện BHXH cho công chức Nhà nước và quân đội trước, rồi đến công nhân các xí nghiệp do Nhà nước quản lý, sau đó đến người làm công ăn lương do tư nhân thuê mướn và mở rộng đến những dạng lao động khác.

Các dạng trợ cấp cũng được bổ sung dần, nhằm che chắn toàn diện những “rủi ro” có thể xảy ra đối với NLĐ. Như trên đã nêu, đạo luật BHXH đầu tiên trên thế giới ở Đức mới chỉ thực hiện dạng trợ cấp ốm đau, sau đó các dạng trợ cấp TNLĐ, BNN, tàn tật (mất sức lao động), già yếu (hưu trí) mới lần lượt được quy định. Nước Nga là quốc gia đầu tiên quy định loại trợ cấp cho phụ nữ góa bụa và có con nhỏ (trợ cấp tiền tuất) khi công chức chết. Sau đó, ở các nước khác cũng thực hiện loại trợ cấp này. Đến năm 1911, Vương quốc Anh là nước đầu tiên có luật về bảo hiểm thất nghiệp. Rồi một số nước khác ở Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ cũng thực hiện trong thập kỷ 30….

Đứng trước yêu cầu phát triển và hoàn thiện pháp luật về BHXH của nhiều nước và trước sự thúc đẩy tiến bộ xã hội, ngày 28/6/1952, Tổ chức ILO đã thông qua Công ước số 102 về BHXH bao gồm 9 dạng trợ cấp. Trong Công ước quan trọng này đã định ra một cơ cấu thống nhất và có phối hợp về BHXH giữa các nước thành viên của ILO. Tuy nhiên, Công ước cũng giành một số các lựa chọn có tính chất ngoại lệ cho việc vận dụng đối với những nước chưa phát triển về kinh tế và y tế trong một thời gian thích hợp.

Như vậy, với quan niệm mở rộng dần các chế độ BHXH theo hướng tăng quyền lợi của NLĐ, các chế độ trợ cấp BHXH được phát triển dần từ một đến chín loại để khắc phục những rủi ro xảy ra đối với NLĐ. Cho đến năm 2006 trên thế giới đã có 172 nước có hệ thống pháp luật về BHXH [7,tr6].

Để thực hiện BHXH bắt buộc đối với số đông NLĐ, thì vấn đề mấu chốt là phải huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH và cần phải có kế hoạch cân đối việc thu và chi BHXH. Lịch sử phát triển của pháp luật BHXH trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước quy định ba nguồn đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc là NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước. Một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì quy định hai nguồn đóng góp là cơ quan, đơn vị và Nhà nước, còn NLĐ không phải đóng góp. Cá biệt có nước dùng tiền thu thuế để trợ cấp BHXH. Ngoài phần đóng góp của các chủ thể vào quỹ BHXH bắt buộc thì quỹ còn có khoản thu khác như lãi suất do dùng tiền BHXH để đầu tư.

Và trên hết, để thực hiện được mục đích của BHXH bắt buộc thì pháp luật của các nước đều quán triệt quan niệm phải tăng cường vai trò mọi mặt của Nhà nước đối với BHXH bắt buộc, mọi hoạt động liên quan đến BHXH bắt buộc do Nhà nước thống nhất quản lý. Vai trò của Nhà nước thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành các quy định về BHXH bắt buộc, trực tiếp tổ chức ra bộ máy thực hiện BHXH và kiểm tra việc thực hiện BHXH bắt buộc. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ phát triển của đất nước mà Nhà nước hoạch định chính sách quốc gia về BHXH bắt buộc. Với tư cách là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước có trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ quỹ BHXH bắt buộc. Trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước còn áp dụng những biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng giá trị của quỹ BHXH bắt buộc.

Qua nghiên cứu các quan niệm pháp luật về BHXH bắt buộc có thể thấy, mặc dù BHXH bắt buộc phụ thuộc vào điều kiện và quan niệm của mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung BHXH bắt buộc là một bộ phận quan trọng nhất của hệ thống BHXH. Nếu có một chính sách đúng đắn thì BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định tình hình chính trị của đất nước và sự phát triển nền kinh tế quốc dân, ngược lại, nếu không có định hướng đúng thì nó sẽ tác động tiêu cực tới tình hình chính trị, kinh tế, sự tiến bộ xã hội .

1.1.3. Vai trò pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Đối với người lao động

Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò rất lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản…Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Từ đó, các rủi ro trong lao động sản xuất (tai nạn, thất nghiệp…) và trong đời sống NLĐ (ốm đau, tuổi già…) được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết.

Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động…góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và cho gia đình. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già…NLĐ tham gia BHXH được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin trong cuộc sống. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những người tàn tật... cũng được đảm bảo an toàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022